Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường.
3.1.2 Một số thành tựu đạt được
Ngày 10/01/2007, Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật VN phối hợp với mạng truyền thông Thương hiệu Việt (www.thuonghieuviet.com) đã trao giải “Cúp Vàng Thương hiệu Việt Uy tín – Chất lượng” – 2007 cho ngân hàng Việt Á cùng 426 doanh nghiệp khác.
Ngày 05/05/2007 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong – Hà Nội), Ban Tổ chức bình chọn giải Cầu Vàng 2007 (do Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính và Hiệp Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phối hợp tổ chức) đã diễn ra lễ trao giải cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Giải thưởng được trao cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng tốt và có mức đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) đã vinh dự đón nhận giải thưởng trên cùng với một số ngân hàng khác như: Ngân hàng Công Thương VN (Incombank), NH Đông Á (EAB), NH Quốc Tế (VIB Bank),…
Ngày 28/9/2007, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đã có công văn số 1459/NHNN – HCM02 thông báo kết quả xếp loại đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Căn cứ các qui định của NHNN tại quyết định số 400/2004/QĐ – NHNN ngày 16/04/2004 và kết quả hoạt động năm 2006, Ngân hàng Việt Á đã được NHNN xếp loại A. Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại bao gồm: Vốn tự có ; chất lượng hoạt động ; công tác quản trị, kiểm soát, điều hành ; kết quả kinh doanh ; khả năng thanh khoản.
Ngày 06/01/2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế – Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi lễ trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services 2007” cho các đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu đã có nhiều thành tích, đóng góp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. “Top Trade Services 2007” là giải thưởng có ý nghĩa lớn được Bộ Công Thương phối hợp với báo Thương Mại, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức kỷ niệm một năm ngày Việt Nam gia nhập
WTO và tôn vinh các doanh nghiệp hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ. Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) đã vinh dự đón nhận giải thưởng “Top Trade Services 2007” do Bộ Công Thương trao tặng.
Ngày 23/02/2008, tại Hội trường thành ủy TP.HCM, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã chính thức công bố và vinh danh 43 doanh nghiệp được người tiêu dùng tín nhiệm “Dịch vụ hài lòng nhất”..Đây là giải thưởng được người tiêu dùng bình chọn dành cho danh hiệu hàng, dịch vụ Việt Nam chất lượng cao, lần đầu tiên báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Ngân hàng Việt Á (VAB) đã vinh dự được người tiêu dùng bình chọn “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất – năm 2008”. Với việc đạt được danh hiệu này đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín thương hiệu của Ngân hàng Việt Á đến với người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 1
- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 2
- Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ ( Documentary Credits)
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab Cần Thơ Bảng 4.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab
- Tình Hình Thực Hiện Phương Thức Nhờ Thu Đến (2006-2008)
- Thu Phí Thanh Toán Xuất Khẩu Theo Các Phương Thức Thanh Toán
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Ngày 17/01/2009, tại khách sạn New Word, TP.HCM, VAB đã vinh dự đựoc nhận giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008. Lễ trao giải được tổ chức cùng với chương trình “Xuân và doanh nhân” do Bộ Thông Tin và Truyền Thông phối hợp với Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VTC thực hiện. Với những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh và công tác xã hội - cộng đồng, VAB đã thể hiện vai trò và vị thế một doạnh nghiệp uy tín, vững mạnh từng bước vươn lên trong thời kỳ hội nhập.
Trụ sở chính đặt tại 119-121 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q1,TP.HCM
Tel (84)-08-8292497
Fax (84)-08-8230336
Website: www.vietabank.com.vn
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thành Phố Cần Thơ là một trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nên Thành Phố Cần Thơ được Nhà nước đầu tư rất nhiều như: cầu Cần Thơ ; nhà ga sân bay Trà Nóc – Cần Thơ ; cảng Trà Nóc, Cái Cui ; khu công nghiệp Trà Nóc I & II, Hưng Phú I & II, Thốt Nốt…cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ được
đào tạo từ các trường đại học cao đẳng trên địa bàn như Đại học Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ…
Dựa vào những điều kiện thuận lợi đó, Ngân hàng Việt Á đã thành lập chi nhánh tại Cần Thơ vào ngày 12/01/2005 với tổng tài sản là 75.240.461.013 đồng. Chi nhánh VAB Cần Thơ không ngừng phát triển và cho đến nay chi nhánh đã khai trương được 4 phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ gồm: phòng giao dịch An Nghiệp (khai trương 03/11/2005), phòng giao dịch Bình Thủy (09/11/2006), phòng giao dịch Phú An (28/11/2007), và phòng giao dịch Ninh Kiều (17/12/2008).
Địa chỉ: 04 Phan Văn Trị, Q.Ninh Kiều, TPCT Tel: (84-0710)-811196
Fax: (84-0710)-815417
Email: cncantho@vietabank.com.vn
Mặc dù chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và những thay đổi về lãi suất trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Với sự chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ban Giám Đốc và sự nỗ lực không ngừng của hơn 60 nhân viên, hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2008, ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đó cũng là những đóng góp của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Cần Thơ nói riêng.
3.2.2 Chức năng và vai trò hoạt động của chi nhánh VAB Cần Thơ
3.2.2.1 Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng:
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản của ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chức năng này được thể hiện qua việc
ngân hàng huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế, sau đó đem nguồn vốn này cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh…
- Chức năng làm trung gian thanh toán:
Chức năng này là sự kế thừa và phát huy chức năng thủ quỹ của các doanh nghiệp, tức là ngân hàng nhận tiền vào tài khoản và chi trả theo lệnh của chủ tài khoản. Hiện nay, ngân hàng được nối mạng trong toàn hệ thống nên việc thực hiện chức năng này được dễ dàng và nhanh chóng.
3.2.2.2 Vai trò
Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động tiền gửi của khách hàng và cho vay, hoạt động của ngân hàng bắt đầu bằng tín dụng và chủ yếu bằng tín dụng. Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và trở nên quen thuộc với người dân lao động và kinh doanh:
- Góp phần làm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của ngân hàng đó là việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban Giám Đốc rất quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạc cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng việc. Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học cho đội ngũ nhân viên. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên trình độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.
Phòng nghiệp vụ kinh
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng lưu trữ thông tin
Phòng tổ chức hành chính
Giám Đốc và các Phó Giám Đốc
Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VAB Cần Thơ
- Ban Giám Đốc
Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng trong giới hạn ủy quyền của hội đồng quản trị, hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. Có quyền quyết định các việc tổ chức hoặc miễn nhiệm, khen thưởng của cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
- Phòng kinh doanh – tín dụng
Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kì hàng tháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng cấp trên. Lưu trữ hồ sơ theo quy định, thực hiện chuyên sâu về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, tham mưu một số vấn đề chiến lược kinh doanh, huy động vốn và khai thác khách hàng.
- Phòng kế toán – ngân quỹ
Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban Giám Đốc phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài san trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ trực tiếp
trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gởi tài sản và các chứng từ có giá. Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách phải khớp đúng, hoặc điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo quy định.
- Phòng tổ chức hành chính
Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng cơ chế làm việc, tham mưu xây dựng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh.
Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên.
Phân công cán bộ trực cơ quan đầy đủ.
- Phòng kiểm soát nội bộ
Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành quy chế của các phòng ban, và các sự cố xảy ra giữa các phòng.
3.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh
Tuy là một ngân hàng mới thành lập nhưng các sản phẩm dịch vụ của VAB rất phong phú và đa dạng:
- Tiền gởi thanh toán: có hai loại hình
+ Đối với cá nhân: loại tiền mở tài khoản là VND, USD, EUR. Khách hàng được hưởng lãi suất do VAB công bố từng thòi kỳ. Cuối tháng, tiền lãi được tính và cộng dồn vào số dư tài khoản của khách hàng.
+ Đối với doanh nghiệp: có thể mở tài khoản VND hoặc tài khoản ngoại tệ. Lãi suất tiền gởi thanh toán là lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng quy định trong từng thời kỳ. lãi suất phù hợp với cơ chế lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Cho vay:
+ Đối với cá nhân: cho vay nhằm mục đích sau: mua hay sửa chữa nhà, cầm cố chứng từ có giá, mua ôtô, đi du học, hợp tác lao động, sản xuất kinh doanh…
+ Đối với doanh nghiệp: nhằm sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ bảo lãnh: chỉ áp dụng cho doanh nghiệp với các dịch vụ sau:
+ Bảo lãnh dự thầu (xây lắp, cung cấp trang thiết bị, hàng hóa,…)
+ Bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo Hợp đồng (chất lượng công trình, máy móc thiết bị, hàng hóa, dịch vụ cung cấp,…)
+ Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.
+ Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước.
+ Bảo lãnh thanh toán.
+ Bảo lãnh vay vốn (vay vốn của tổ chức tín dụng, mua hàng trả chậm, ủy thác xuất nhập khẩu, nhận tiền ứng trước phục vụ sản xuất kinh doanh, nhận hàng gia công, làm đại lý,…)
- Dịch vụ hối đoái: có các dịch vụ sau: chuyển tiền trong nước và quốc tế, nhận sec nhờ thu, thanh toán kiều hối công ty, chuyển tiền qua Western Union.
- Dịch vụ kinh doanh vàng: có các nghiệp vụ: hoán đổi, Swap,Option, giao ngay…
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: có dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, đại lý thu đổi ngoại tệ và giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
- Dịch vụ địa ốc: giới thiệu và quảng cáo về bất động sản, tư vấn trong mua bán bất động sản, tư vấn về giá cả bất động sản, tư vấn về việc mở tài khoản thanh toán các chi phí để hợp thức hóa nhà và đất ở, dịch vụ chi trả trong mua bán bất động sản.
- Chiết khấu chứng từ có giá: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị TP.HCM, công trái giáo dục, công trái xây dựng Tổ quốc.
- Dịch vụ chuyển ngân vàng: nhận chuyển giao vàng giữa các địa phương Hà Nội - Đà Nẵng – TP.HCM – Cần Thơ.
- Dịch vụ ngân quỹ:
+ Thu đổi ngoại tệ theo quy định của NHNN với tỷ giá hợp lý.
+ Dịch vụ chi trả hộ: gồm chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên, chi cổ tức cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
+ Dịch vụ kiểm đếm tiền mặt tại chỗ cho các tổ chức hoặc cá nhân.
+ Kiểm định và giữ hộ vàng.
+ Kiểm đếm và xác định ngoại tệ thật, giả.
- Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu (dành cho doanh nghiệp)
+ Thanh toán xuất khẩu: thông báo thư tín dụng, chuyển nhượng L/C, thanh toán L/C và thanh toán nhờ thu.
+ Thanh toán nhập khẩu: chuyển tiền thanh toán bằng điện (TRR), phát hành L/C và nhờ thu.
- Tiền gửi tiết kiệm (dành cho cá nhân): gồm có các loại có kỳ hạn, không kỳ hạn, rút vốn linh hoạt, dự thưởng các chương trình…
Đó là những sản phẩm và dịch vụ của VAB, thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của ngân hàng trong sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ khác trong lĩnh vực này.