Tình Hình Biến Động Về Số Lượng Lao Động Của Thái Dương Giai Đoạn 2008-2010.


Bảng 6: Tình hình biến động về số lượng lao động của Thái Dương giai đoạn 2008-2010.

ĐVT: Người


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2009/2008

2010/2009

Tổng số lao động

350

441

423

91

(18)

Số lao động tăng

114

134

76



Số lao động giảm

61

43

94



Lao động phổ thông

319

402

370

83

(32)

Lao động có tay nghề cao

31

39

53

8

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 8

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thái Dương năm 2008-2010

Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương, tổng số lao động trong năm 2009 và 2010 đã tăng lên so với năm 2008, chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đã tăng lên. Năm 2009 lượng lao động tăng lên 91 người so với năm 2008 điều này được giải thích là do năm 2008 cùng chung hoàn cảnh với nền kinh tế trong và ngoài nước, việc sản xuất của công ty trì trệ, công ty chưa sử dụng được hết công suất do đó số lượng lao động để duy trì sản xuất chỉ là 350 người. Đến năm 2009, sau thời kì khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tích cực, sức sản xuất của công ty đã tăng lên đáng kể, thể hiện ở đây là lượng lao động trực tiếp của công ty tăng lên đến 441 người. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng số lao động của công ty giảm nhẹ chỉ 18 người. Có một vài nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này là do, sự tăng trưởng của công ty không lớn, nhu cầu lao động không cao như trước nữa, hoặc do chính sách lao động kém cạnh tranh nên không thu hút được lao động.

Phân tích tiếp sự biến động tăng – giảm của lượng lao động qua các năm, ta có thể thấy được chỉ trong một năm mà số lượng lao động rời bỏ công ty cũng như số lượng lao động vào công ty làm việc là một con số tương đối lớn chiếm gần ¼ tổng số lao động của công ty. Điều này thể hiện sự bất cập trong chính sách lao động của công ty. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là số lượng lao động có tay nghề cao của công ty ngày một tăng, điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề của lao động và số lượng lao động mới vào công ty thì chủ yếu là lao động phổ thông thay thế số lao động phổ thông cũ đã rời bỏ công ty.


Để đánh giá sâu hơn về chất lượng lao động của doanh nghiệp, ta cần liên hệ với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Trước tiên, ta xem xét sự biến động năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp qua các năm dựa vào bảng sau:

Bảng 7: Biến động NSLĐ bình quân của Thái Dương giai đoạn 2008-2010.


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2009/2008

2010/2009

Tổng số lao động

350

441

423

91

(18)

Doanh thu thuần

120,306

146,708

150,050

26,402

3,342

NSLĐ bình quân

343.73

332.67

354.73

(11)

22

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Thái Dương

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, năng suất lao động bình quân năm 2009 giảm 11 triệu đồng so với năm 2008 do doanh nghiệp sử dụng quá nhiều lao động với trình độ tay nghề thấp do đó hiệu quả sử dụng lao động không cao. Năm 2010, năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên đáng kể 22 triệu đồng trên 1 lao động so với năm 2009, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là trong thời kỳ năm 2010, Thái Dương đã hết sức chú trọng đến việc nâng cao tay nghề của công nhân lao động, cho dù số lượng lao động có giảm nhẹ nhưng lại chủ yếu là giảm những lao động phổ thông còn lượng lao động cao tay nghề ngày càng tăng do đó đã cải thiện được hiệu quả lao động trong toàn doanh nghiệp.

Ta tiếp tục xem xét sự biến động quỹ lương cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động quỹ lương để thấy rõ hơn nữa khả năng quản lý chi phí tiền lương cũng như lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Bảng 8: Biến động số lao động và lương bình quân tại công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010.

Chỉ tiêu

Đơn vị

2008

2009

2010

Tổng số lao động (N)

Người

350

441

423

Lương bình quân (It)

Triệu đồng

1.961

2.347

2.600

CFTLt

Triệu đồng

8 238

12 420

13 200

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thái Dương


Dựa theo công thức CFTL=N*I, ta thấy quỹ lương của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ hai nhân tố đó là số lượng lao động và mức lương bình quân trên một lao động trong năm.

Năm 2009 so với năm 2008, ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động đến sự biến động của chi phí tiền lương là:

CFTLN = N2009*I2008 – N2008*I2008 = 441*1.961*12 – 350*1.961*12 = 2141.412

%CFTLN = CFTLN/CFTL2008 = 2141.412/8238 = 25.99%

Ảnh hưởng của nhân tố lương bình quân tháng đến sự biến động chi phí tiền lương:

CFTLI = N2009*I2009 – N2009*I2008 = 423*2.600*12 – 423*2.347*12 = 2042.388

%CFTLI = CFTLI/CFTL2008 = 2042.388/8238= 24.79%

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

CFTL = CFTLN + CFTLI = 2141.412 + 2042.388 = 4183.8

%CFTL = %CFTLN + %CFTLI = 25.99% + 24.79% = 50.78%

Tương tự như vậy, năm 2010 so với năm 2009:

CFTL = CFTLN + CFTLI = (506.952) + 1286.628 = 779.676

%CFTL = %CFTLN + %CFTLI = = - 4.08% + 10.36% = 6.28%

Như vậy, năm 2009 tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng khá lớn 50.78% so với năm 2008. Trong đó, do số lượng lao động tăng 91 người làm góp phần làm tăng 25.99% quỹ lương, mức lương bình quân tháng tăng cũng tác động làm tăng 24.79% quỹ lương. Năm 2010 quỹ lương của doanh nghiệp vẫn tăng tuy không lớn chỉ khoảng 6.28%, mặc dù số lượng lao động giảm làm quỹ lương giảm 4.08%, nhưng mức lương bình quân trên một lao động lại tăng 0.253 triệu đồng trên 1 người làm quỹ lương tăng 10.36%. Tuy rằng, chi phí tiền lương của doanh nghiệp đều tăng qua các năm nhưng không vì thế mà ta có thể nhận định rằng doanh nghiệp quản lý và sử dụng chi phí này không tốt. Năm 2009, do tăng công suất hoạt động nên bắt buộc phải tăng số lượng lao động, cùng với đó thì mức tiền lương cũng tăng góp phần khuyến khích lao động. Đến năm 2010, doanh nghiệp lại tiếp tục tăng lương, điều này thể hiện rất rõ ý muốn của doanh nghiệp là giữ chân những lao động lâu năm, có tay nghề cao bằng lương thưởng, góp phần ổn định nguồn lao


động hơn nữa, tránh để lao động của mình chạy sang công ty các đối thủ cạnh tranh hay các ngành khác có thu nhập cao hơn.

Tóm lại, tất cả các dấu hiệu như số lượng lao động tăng giảm không ổn định, mức độ tăng không lớn, trình độ chuyên môn, tay nghề lao động thấp, vẫn để cho lao động rời bỏ công ty thể hiện các chính sách nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao như mong đợi. Tuy nhiên, việc công ty chủ động thực hiện đào tạo tay nghề lao động cũng như viêc chủ động tăng lương cho phù hợp với yêu cầu xã hội đã cho thấy những cái nhìn mới về khả năng phát triển nguồn lao động của công ty trong tương lai.


2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định.

Một phần nhỏ máy móc thiết bị được phục vụ cho sản xuất của công ty được trang bị từ năm 2003 khi công ty mới đi vào hoạt động. Theo thời gian công ty dần dần mở rộng quy mô, đầu tư thêm nhiều dây chuyền thiết bị mới. Có thể chia máy móc thiết bị của công ty thành hai nhóm sau:

Nhóm các máy móc thiết bị chính: máy thổi túi PE, máy thổi màng ghép BOPP, máy thổi bao bì PP, máy cắt túi PE, bao PP, máy thổi và cắt vải PP không dệt,..

Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: máy dập quai túi, máy hàn bao, máy in, máy trộn nguyên vật liệu, máy bơm hơi,…

Bảng 9: Các chỉ tiêu trang bị TSCĐ của Thái Dương giai đoạn 2008-2010.


Chỉ tiêu

Đơn vị

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

2010

2010

2010

Giá trị TSCĐ bình

quân

Triệu

đồng


39,080


34,980


33,280


21,530


13,079


111,032

Tăng TSCĐ

Triệu

đồng


-


-


5,600


-


676


31,078

Giảm TSCĐ

Triệu

đồng


-


-


-


2,989


-


18,113

Hệ số tăng TSCĐ

Lần

-

-

0.17

-

0.05

0.28

Hệ số giảm TSCĐ

Lần

-

-

-

0.14

-

0.16

Hệ số hao mòn TSCĐ

Lần

0.33

0.41

0.45

0.82

0.64

0.75

Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010


Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình trạng trang bị tài sản cố định hữu hình của công ty Thái Dương qua các năm trong giai đoạn 2008 – 2010. Hai năm 2008 và 2009 công ty không mua mới thêm tài sản cố định nào mà tiếp tục sử dụng các máy móc, thiết bị đã đầu tư từ những năm trước mà trước đó doanh nghiệp chưa khai thác được hết công suất của nó. Đến năm 2010, công ty đã quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất vải không dệt, góp phần tăng tài sản cố định của công ty thêm 5,600 triệu đồng tương đương 0.17 lần tài sản cố định bình quân trong năm. Điều này cho thấy, từ năm 2010 công ty đã tăng quy mô hoạt động cũng như ý thức được tầm quan trọng của việc cải tiến công cụ lao động, tài sản cố định của công ty đang dần được cập nhập, hiện đại hơn, sản xuất ra các sản phẩm đa dạng hơn để đáp ứng như cầu thị trường, đồng thời cũng tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành, dự báo sự tăng trưởng của công ty trong tương lai gần.

So với các doanh nghiệp khác trong ngành thì tài sản cố định bình quân của Thái Dương cũng ở mức khá cao nếu không tính đến công ty lớn như TTP. Trong cả ba năm hệ số giảm TSCĐ đều bằng 0 kèm theo đó là hệ số hao mòn tài sản cố định của Thái Dương ở mức thấp nhất so với ba doanh nghiệp còn lại. Điều này có thể được lý giải là do so với cả ba công ty được đưa vào so sánh thì Thái Dương được thành lập muộn nhất, trang thiết bị cũ nhất cũng được trang bị từ năm 2003, do đó tài sản cố định của Thái Dương có thể được xem là hiện đại hơn cả. Chính vì lẽ đó mà khi các công ty còn lại liên tục phải thay thế những tài sản cố định cũ, lạc hậu thì Thái Dương vẫn có thể tiếp tục khai thác nguồn tài sản hiện có. Điều này đã thể hiện chính sách tiết kiệm, khả năng sử dụng hợp lý tài sản cố định của thái Dương. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ như hiện nay Thái Dương cần hết sức chú ý đến việc cải tiến công nghệ vì công nghệ chính là một yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp


. Nếu như không chú ý, Thái Dương có thể bị các doanh nghiệp khác đi trước về công nghệ.

Bảng 10:Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Thái Dương và so sánh với HPB,STP,TTP


Chỉ tiêu

Đơn vị

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

2010

2010

2010

Nguyên giá

TSCĐ bình quân

Triệu

đồng


55,468


55,468


58,268


109,777


32,048


417,122

Doanh thu thuần

Triệu đồng


120,306


146,708


150,050


188,710


192,909


1,334,515

Hiệu suất sử dụng TSCĐ


Lần


2.17


2.64


2.58


1.72


6.02


3.20

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và của HPB,STP,TTP năm 2010.

Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể thấy năm 2009 mặc dù tài sản cố định không tăng nhưng Thái Dương đã khai thác rất hiệu quả tài sản cố định vốn có của mình thể hiện qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng từ 2.17 lần lên 2.64 lần. Tới năm 2010, doanh nghiệp chủ động đầu tư thêm tài sản cố định với kỳ vọng tăng trưởng doanh thu hơn nữa nhưng do những khó khăn chung của nền kinh tế, gây tác động xấu đến hầu hết các ngành kinh doanh, gây cản trở làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng không như mong đợi, chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong giai đọan này giảm nhẹ xuống còn 2.58 lần. Đây là vấn đề chủ yếu nằm ở nguyên nhân khách quan, cho đến khi những khó khăn này qua đi thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể trông đợi đạt được doanh thu cũng như mức hiệu suất cao hơn.

Mặt khác, nếu so sánh với ba công ty là HPB, STP và TTP thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Thái Dương năm 2010 chỉ cao hơn của HPB còn thấp hơn so với STP hay TTP. Nguyên nhân của việc này cũng là bởi trong năm 2010, cả hai công ty STP và TTP đều có những cải tiến đáng kể về máy móc, thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu, cải thiện chất lượng của việc sử dụng tài sản cố định. Điều này càng khẳng định hơn nữa cho lời cảnh báo rằng Thái Dương cần hết sức chú trọng đến việc cải tiến máy móc, thiết bị.


Tóm lại, công ty Thái Dương trong thời gian qua đã có những chiến lược trong việc sử dụng tài sản lao động khá hợp lý đó là tận dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị, chủ động trong việc đầu tư tài sản cố định. Mặc dù, hiệu suất của tài sản cố định không tăng như mong đợi nhưng Thái Dương hoàn toàn có thể kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong tương lai khi nền kinh tế đi vào ổn định.

2.3. Phân tích yếu tố nguyên vật liệu.

Đối với ngành sản sản xuất bao bì thì nguyên vật liệu chiếm một tỷ trong rất lớn trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm. Nguyên vật liệu bao gồm các nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu phụ, phụ gia sản xuất ra sản phẩm. Ở đây, ta chỉ đề cập đến các loại nguyên vật liệu chính vì nó chiếm phần nhiều hơn cả bao gồm các loại hạt nhựa như PE, HDPE, PP, LLDPE, hạt PP cán tráng, hạt bical, giấy karap vang, giấy karap sóng,… mà hầu hết các loại nguyên vật liệu này đều được nhập khẩu từ các nước như Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Do đó, tình hình nguyên vật liệu ở trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động tại nước ngoài.

Công ty Thái Dương cũng cùng chung cảnh ngộ với hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành. Một thực tế được đặt ra là nếu công ty mua nguyên vật liệu từ các nhà nhập khẩu trong nước thì nguồn cung không ổn định tùy vào từng thời kỳ, hơn thế nữa giá lại cao. Còn nếu công ty tự tìm nhà cung cấp ở nước ngoài thì có thể khắc phục được nhược điểm trên vì nguồn cung của các nhà cung cấp nước ngoài thường ổn định hơn và hiện nay việc ký kết hợp đồng giao dịch, thủ tục nhập khẩu cũng rất dễ dàng chứ không còn khó như trước kia nữa. Tuy nhiên, tự nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự chấp nhận những rủi ro mà nó mang lại, nổi trội hơn cả đó là tác động của tỷ giá hối đoái.

Nguyên vật liệu của Thái Dương cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành hầu hết được nhập khẩu bằng đồng Đô la Mỹ. Nếu như khoảng thời gian trước đồng Đô la Mỹ được xem là đồng tiền khá ổn định thì từ năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn thế giới mà đặc biệt là nền kinh tế lớn như Mỹ làm cho đồng Đô la Mỹ dần mất giá. Trên thị trường hối đoái Việt Nam, tỷ giá USD/VND có những biến động không ngừng và nhìn chung theo chiều hướng đi lên, đây được xem là một điều vô cùng bất lợi đối với việc sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể, ta có thể hiểu rằng tỷ giá tăng làm cho giá thành nguyên vật liệu tăng, chi phí sản xuất ra


sản phẩm tăng thì doanh nghiệp sẽ cố gắng làm sao để bán sản phẩm với giá cao hơn và việc đó thì không phải dễ trong điều kiên cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Thêm một điều rất đáng quan tâm đó là những nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp bao gồm các loại hạt nhựa như PE, HDPE,PP,… đều là các chế phẩm từ dầu mỏ. Do đó, những biến động của giá dầu trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

Giá dầu thô thế giới (FOB) USD/thùng

160

140

120

100

80

60

40

20

0

Jan 11, Jul 11, Jan 11, Jul 11,

2008 2008 2009 2009

Jan 11,

2010

Jul 11,

2010


Biểu đồ 1: Biến động giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 2008-2010

Nguồn: Cơ sở dữ liệu giá dầu thế giới của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA

Qua quan sát biểu đồ trên ta có thể thấy được những biến động của giá dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 2008 – 2010 là rất lớn. Đáng chú ý hơn cả là trong năm 2008, giá dầu trên thế giới đã lên tới mức đỉnh điểm gần 140USD/thùng cao gần gấp đôi so với đầu năm và gần gấp 4 lần so với cuối năm 2008. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy những khó khăn đối với việc sản xuất của doanh nghiệp. Với mức giá cao như vậy, hầu hết các nhà nhập khẩu nguyên vật liệu trong nước không dám nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong ngành cũng lo sợ, chỉ dám sản xuất cầm chừng, đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho sản lượng năm 2008 thấp hơn mong đợi. Từ khoảng giữa năm 2009 đến giữa năm 2010, giá dầu trên thế giới vẫn có còn ít nhiều biến động nhưng đã ổn định hơn trước rất nhiều góp phần ổn định giá thành cũng như tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Đến giai đoạn cuối năm 2010, giá dầu lại bắt đầu có xu hướng đi lên mà nguyên nhân sâu xa của nó là do những ảnh hưởng của việc tăng dự trữ của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí