2010. Thêm vào đó với hệ thống máy móc thiết bị mới nhập về năm 2010, đã đi vào sản xuất nhưng chưa mang lại kết quả cao như mong đợi, hi vọng trong thời gian tới khi tình hình sản xuất kinh doanh ổn định sẽ mang lại một mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
So với các công ty cùng ngành thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Thái Dương thấp hơn rất nhiều được giải thích là do tỷ suất phí, đặc biệt là tỷ suất phí giá vốn hàng bán của Thái Dương cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, lợi nhuận sau thuế của ba doanh nghiệp cùng ngành cao còn được lý giải bởi lợi nhuận từ hoạt động tài chính của các công ty đó chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này không xuất phát từ hoạt động kinh doanh truyền thống của công ty, chính vì vậy nếu như không xét đến khoản lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty Thái Dương cũng không thấp hơn các công ty kia nhiều như vậy.
ROA và ROE.
Bảng 23: Khả năng sinh lời của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Thái Dương 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010.
Thái Dương | HPB | STP | TTP | |||
2008 | 2009 | 2010 | (2010) | (2010) | (2010) | |
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (%) | 3.40 | 2.88 | 2.88 | 4.58 | 13.36 | 6.40 |
Doanh thu thuần/tổng tài sản (lần) | 1.72 | 2.07 | 1.80 | 1.71 | 1.09 | 2.04 |
Tổng tài sản | 69,871 | 71,015 | 83,280 | 110,511 | 177,202 | 655,404 |
VCSH | 32,173 | 29,892 | 30,954 | 71,981 | 156,731 | 499,714 |
FL | 2.17 | 2.38 | 2.69 | 1.54 | 1.13 | 1.31 |
ROA(%) | 5.85 | 5.96 | 5.19 | 7.81 | 14.54 | 13.03 |
ROE(%) | 12.71 | 14.15 | 13.98 | 11.99 | 16.44 | 17.09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Biến Động Về Số Lượng Lao Động Của Thái Dương Giai Đoạn 2008-2010.
- Tỷ Suất Phí Giá Vốn Hàng Bán Của Thái Dương Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp.
- Tình Hình Luân Chuyển Khoản Phải Thu Của Thái Dương 2008-2010 Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp Năm 2010.
- Phương Hướng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương Trong Thời Gian Tới.
- Gải Pháp Cho Việc Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP 2010
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Nhìn chung trong cả ba năm ROA của Thái Dương biến động không nhiều, năm 2009 ROA của Thái Dương tăng rất ít so với năm 2008. Nếu như 1 đồng tài
sản tạo ra được 0.0585 đồng lợi nhuận ròng năm 2008 thì đến năm 2009 có thể tạo ra 0.0596 đồng lợi nhuận ròng. Có thể nói năm 2009, đi cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, doanh thu thuần, lợi nhuận ròng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản đã tăng lên, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần giảm đi nhưng tỷ lệ doanh thu thuần/ tổng tài sản lại tăng lên nhiều.
Sang đến năm 2010, mặc dù tổng tài sản tăng lên đáng kể nhưng doanh thu thuần cũng như lợi nhuận ròng của Thái Dương lại tăng không nhiều chính điều này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Thái Dương không đổi, tỷ lệ doanh thu thuần/tổng tài sản lại còn giảm so với năm 2009. Chính những nguyên nhận như vậy đã góp phần làm cho ROA của Thái Dương năm 2010 thấp hơn so với năm 2009.
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, khả năng sinh lời trên tổng tài sản của Thái Dương thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Mặc dù khả năng tạo ra doanh thu thuần của tổng tài sản của Thái Dương được đánh giá là khá cao so với các doanh nghiệp khác như vậy nguyên nhân chủ yếu của việc này chính là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Thái Dương thấp hơn nhiều so với ba doanh nghiệp kia. Lại một lần nữa ta cần nhấn mạnh đến khả năng quản lý các khoản mục chi phí của Thái Dương đó chính là một nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Thông qua phương trình Dupont sau, ta có thể thấy rất rõ tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất lớn vào tỷ suất sinh lời của tài sản.
ROE =
Doanh thu thuaàn
Lôïi nhuaän roøng x Doanh thu thuaàn x Toång taøi saûn
Toång taøi saûn
Voán chuûsôûhöõu
= ROA x
Toång taøi saûn
Voán chuûsôûhöõu
= ROA x Ñoøn baåy taøi chình
Như đã phân tích từ trước, công ty Thái Dương có một tỷ lệ vay nợ khá lớn so với vốn chủ sở hữu thể hiện qua đòn cân nợ FL của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2009, tỷ suất sinh lời của tài sản của Thái Dương tăng so với năm 2008
từ 5.85% lên 5.96%, điều đó có nghĩa rằng công ty đang hoạt động có lãi, đạt kết quả tốt, một sự tăng vay nợ sẽ có tác dụng tích cực làm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng hơn rất nhiều cụ thể ở đây ROE của Thái Dương năm 2008 chỉ là 12.71% nhưng đến năm 2009 đã là 14.15%. Đến năm 2010, đòn cân nợ của Thái Dương tăng lên 2.69, ROA giảm xuống còn 5.19% đó chính là những nguyên nhân góp phần làm giảm ROE từ 14.15% xuống còn 13.98%.
Mặc dù ROA của Thái Dương năm 2010 nhỏ hơn cả ba công ty HPB, STP, TTP nhưng ROE của Thái Dương lại chỉ thấp hơn so với STP, TTP và còn cao hơn của HPB. Như vậy chính việc có đòn cân nợ lớn hay nói cách khác là vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đã giúp cho Thái Dương có khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu không thấp hơn nhiều so với các công ty khác trong ngành.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.
1. Điểm mạnh và điểm yếu.
1.1. Điểm mạnh.
Trong những năm vừa qua công ty Thái Dương đã luôn cố gắng để đáp ứng kịp thời, không chậm trễ bất kỳ đơn đặt hàng nào của khách hàng dù là lớn hay nhỏ, do vậy công ty đã tạo dựng được uy tín , niềm tin nhất định đối với khách hàng của mình. Thêm vào đó, công ty đang tiếp tục cố gắng để mở rộng thị trường của mình không chỉ ở trong nước mà còn cả ở các nước ngoài, cụ thể là tình hình xuất khẩu của công ty đang ngày một tăng và được kỳ vọng sẽ tăng nhiều hơn trong thời gian tới.
Là một công ty mới được thành lập từ năm 2003 do vậy so với các công ty đã được thành lập từ trước đó rất lâu thì máy móc, thiết bị của Thái Dương được biết đến là đều là những máy móc tân tiến, chưa lỗi thời. Hơn thế nữa, công ty Thái Dương lại có ý thức rất rõ về tầm quan trọng của tài sản cố định, nó là một phần quyết định lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty Thái Dương luôn tìm tòi, cập nhật những máy móc thiết bị hiện đại nhất để đưa vào sử dụng tại nhà máy của mình. Do vậy, các trang thiết bị tại công ty Thái Dương có thể
được xem là hiện đại so với các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, công ty Thái Dương cũng có khả năng tận dụng được tài sản cố định của mình khá là tốt.
Với đặc điểm là một công ty có quy mô không lớn nên Thái Dương có thể linh hoạt thay đổi cơ cấu, bộ máy tổ chức của mình góp phần để sản xuất, điều hành đạt hiệu quả cao hơn.
Công ty Thái Dương ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm của mình. So với các doanh nghiệp trong ngành thì việc bán hàng của Thái Dương được đánh giá là khá nhanh, phải thu tương đối thấp và thu hồi nợ cũng nhanh hơn các doanh nghiệp khác. Như vậy cho thấy nguồn vốn của Thái Dương ít bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Đây thực sự là một điểm mạnh của Thái Dương cho thấy các khách hàng của công ty thực sự là đáng tin cậy.
Nhìn chung thì trong thời gian gần đây công ty Thái Dương ngày càng nỗ lực để tiết kiệm tối đa những chi phí không cần thiết của mình như là tinh giảm bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ, khoa học hơn, chủ động tìm kiếm, nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu rẻ hơn, đáp ứng kịp thời cho sản xuất… So với các doanh nghiệp trong ngành thì mặc dù Thái Dương có quy mô không lớn nhưng lại là công ty có khả năng quản lý tổng tài sản của mình khá tốt.
1.2. Điểm yếu.
Thái Dương được thành lập năm 2003, nếu so với những doanh nghiệp khác trong ngành thì có thể coi đây là một doanh nghiệp còn non trẻ, có quy mô tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong nước, và nếu chỉ tính ở khu vực phía Bắc thì quy mô cũng ở mức trung bình. Như vậy, xét ở một vài khía cạnh thì công ty cũng có những bất lợi nhất định như là việc tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng, người lao động, hay như nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí nhưng tỷ suất phí tổng chi phí của Thái Dương vẫn được đánh giá là cao hơn so với một số doanh nghiệp trong ngành mà nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý còn yếu kém về chi phí giá vốn hàng bán.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất có sử dụng các máy móc hiện đại nhưng chưa phải là toàn bộ, công ty Thái Dương vẫn phải sử dụng một số lượng lớn lao động chủ yếu là lực lượng lao động ở các khu vực lân cận, các khu vực vùng sâu, vùng xa. Lao động ở đây chủ yếu là lao động có trình độ tương đối thấp, có những người chỉ mới học hết bậc tiểu học do vậy năng suất lao động tương đối thấp, nguồn cung lao động không ổn định, số lượng lao động vào công ty cũng như rời bỏ công ty tương đối lớn làm tiêu tốn rất nhiều các chi phí tuyển dụng, đào tạo.
Công ty Thái Dương có khoản mục hàng tồn kho, khoản phải thu chiếm tương đối lớn trong tỷ trọng tài sản lưu động, đây là những tài sản có tính thanh khoản kém, mất nhiều thời gian để chuyển đổi thành tiền. Do đó, gây ra ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.
Công ty Thái Dương là công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, nguồn vốn huy động chủ yếu từ việc vay của các tổ chức tín dụng hay các tổ chức khác. So với các doanh nghiệp khác thì Thái Dương được đánh giá công ty khả năng thanh toán kém, có mức rủi ro về tín dụng trong ngắn hạn cao. Cùng với đó thì hệ số nợ của công ty cũng cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành cho thấy công ty đang phải đối mặt với mức độ rủi ro tài chính tương đối cao. Rủi ro tài chính cao sẽ làm cho Thái Dương bị ảnh hưởng tiêu cực khi mà nền kinh tế suy thoái, chính sách tín dụng thắt chặt và lãi suất huy động vốn cao.
So với các doanh nghiệp trong ngành thì công ty Thái Dương có số vòng quay khoản phải trả thấp, khoản phải trả ở đây chủ yếu là phải trả cho nhà cung cấp của doanh nghiệp, như vậy Thái Dương chiếm dụng vốn của của nhà cung cấp khá lâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, làm giảm uy tín của công ty, tác động không tốt đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu của công ty.
Kết quả kinh doanh của Thái Dương khá là thấp so với các doanh nghiệp trong ngành: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp.
2. Cơ hội và thách thức.
2.1. Cơ hội
Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì nhựa tại nước ta và trên thế giới đang ngày một tăng. Ở nước ta mặc dù trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp phải không ít những khó khăn do bị ảnh hưởng từ sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng ngành bao bì nhựa vẫn tăng với tốc độ vào khoảng 15%/ năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, và tăng mạnh hơn khi nền kinh tế đi vào ổn định. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng thì cũng làm tăng nhu cầu các sản phẩm bao bì, túi để đựng, cụ thể là các mặt hàng như túi PE, túi shopping,.. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi đang tăng trưởng mạnh, khiến cho nhu cầu bao bì sử dụng là rất lớn. Đây được xem là những điều kiện rất có lợi cho việc tăng trưởng của ngành bao bì nước ta.
Từ khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước đang ngày càng được mở rộng, các rào cản dần dần được gỡ bỏ, đây là những điều vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước khác, mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nữa.
Nước ta đang ngày một đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp trong ngành thuận tiện hơn trong quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng như là xuất khẩu sản phẩm dễ dàng hơn.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất nguyên vật liệu nhựa. Tính đến thời điểm này, nhiều dự án được đầu tư xây dựng cho ngành nhựa như: nhà máy sản xuất PP1, nhà máy sản xuất PE… Khi các dự án mới này hoàn thiện thì các nhà máy này có thể nâng tổng công suất thêm 1.2 triệu tấn/năm. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa trong nước có thể chủ động hơn trong nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, giảm thiểu những rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu, tỷ giá.
2.2. Thách thức.
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì hiện nay đang rất nhiều, trong đó có không ít những doanh nghiệp có quy mô lớn với lịch sử phát triển lâu dài, thêm vào đó là việc các nhà máy sản xuất bao bì mới vẫn liên tục gia tăng. Những điều đó đã góp phần làm tăng áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành về nguồn nguyên vật liệu, lao động, giá cả, thị trường, kết quả kinh doanh.
Những loại sản phẩm cũng sử dụng cho mục đích đóng gói, làm bao bì cho sản phẩm thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại như bao dứa, bìa carton, bao giấy,… nó cũng gây một áp lực các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa, dệt như Thái Dương dù không lớn.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực vào năm 2009 nhưng tình hình kinh tế thế giới vẫn còn rất nhiều bất ổn đã gây nên những tác động nhất định đến tình hình kinh tế trong nước ta. Đến thời điểm năm 2010, ở nước ta tình trạng nhập siêu, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động vốn tăng cùng với việc nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng đã gây khó khăn cho các công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay như Thái Dương.
Lĩnh vực sản xuất bao bì dệt có đặc điểm là sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài do đó nhu cầu ngoại tệ là rất lớn. Mà với tình hình như ở nước ta hiện nay đang rất khan hiếm ngoại tệ, đặc biệt là USD đã làm cho việc nhập khẩu nguyên vậy liệu gặp phải những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, những nguyên vật liệu chính này được biết đến là những chế phẩm từ dầu thô, do đó giá của nguyên vật liệu này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động của giá dầu. Mà như hiện nay, giá dầu thô trên thế giới đang không ổn định, tăng giảm thất thường, đặc biệt là thời kỳ cuối năm 2010 giá dầu trên thế giới ngày một tăng. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho giá nguyên vật liệu ngày càng tăng gây ảnh hưởng xấu đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp, làm tăng chi phí giá vốn hàng bán, sản xuất gặp khó khăn, làm tăng giá thành sản xuất thì việc tiêu thụ sản phẩm cũng không dễ dàng.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật như hiện nay thì công nghệ, trang thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất có sử dụng các trang thiết bị hiện đại như Thái Dương. Hiện nay trên thế giới, máy móc, thiết bị được cải tiến từng ngày nếu như không chịu khó quan tâm, đầu tư cập nhập thì các doanh nghiệp rất dễ bị các doanh nghiệp khác đi trước về công nghệ. Chính vì vậy, Thái Dương cần hết sức chú ý đến việc thay đổi, cải tiến máy móc trang thiết bị của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các đối thủ trong ngành.