Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG‌‌‌


I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.

1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương tiền thân là Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương thành lập ngày 20/05/2003, tọa lạc tại Km số 3, đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương đã trải qua những khó khăn, thách thức của buổi đầu sơ khai, nhưng với nỗ lực, cố gắng toàn thể công nhân viên, công ty đã vượt qua và dành được những thành công nhất định. Ngày 20/05/2006 là một ngày đặc biệt, đánh dấu sự khởi đầu mới trong quá trình phát triển của công ty bằng việc xây dựng nhà máy mới với diện tích trên 30.000m2 tại khu công nghiệp phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên. Theo sau sự thay đổi về quy mô hoạt động, ngày 04/11/2006, Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0900280286 được cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Hào, Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Mỹ Hào, Hưng Yên. Công ty có con dấu riêng hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Các hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty gồm rất nhiều lĩnh vực, nhưng công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh bao bì dệt và không dệt hướng đến thị trường trong nước và xuất khẩu, thêm vào đó là hoạt động nhập khẩu hạt nhựa HDPE, PE, PP, LDPE, LLDPE... phục vụ cho sản xuất và thương mại.


Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương ra đời, kế thừa và phát huy những thành công đã đạt được trước đó. Công ty đã xác định tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình.

Tầm nhìn của công ty: Thái Dương vươn tới là Công ty hàng đầu Việt Nam, cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế các sản phẩm bao bì chất lượng hơn, đẹp hơn và than thiện hơn với môi trường nhằm thỏa mãn sự hài long cao nhất của khách hàng.

Sứ mệnh của công ty: Làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm than thiện môi trường, chất lượng phục vụ được kết tinh bằng nỗ lực lao động sáng tạo và trí tuệ con người Thái Dương.

Ý nghĩa logo Thể hiện sự giao thoa giữa Trời và Đất Thông qua sự chuyển 1

Ý nghĩa logo: - Thể hiện sự giao thoa giữa Trời và Đất.

- Thông qua sự chuyển tiếp giữa ngày và đêm là sự kế thừa Quá khứ - nỗ lực Hiện tại – vươn tới Tương lai.

- Hướng tới sự phát triển bền vững không ngừng của Con người, Doanh nghiệp, Cộng đồng.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương luôn tự hào và tự tin về năng lực của mình để đem đến cho khách hàng hài lòng về sản phẩm, chất lượng tốt nhất, đáp ứng công năng sử dụng với chi phí thấp. Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao, có quy mô lớn, Thái Dương liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng được văn hóa làm việc với môi trường thuận lợi, trọng dụng nhân tài, phát huy tối đa sự độc lập và sáng tạo của từng nhân viên, hướng đến mục tiêu xây dựng công ty lớn mạnh và phát triển bền vững. Với tiêu chí tạo ra các sản phẩm phục vụ con người nên Thái Dương đặt sự an toàn cho con người và môi trường lên trên hết, công ty đang hướng tới triển khai và áp dụng các hệ thống QLCL như ISO 14000, HACCP, GMP.

Công ty Thái Dương đã khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước bằng các sản phẩm uy tín, chất lượng, dịch vụ tốt. Thái Dương


đã thiết lập được các mối quan hệ kinh doanh với các Tập đoàn và Doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới tại: Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Thái Dương đang hợp tác với nhiều tập đoàn lớn về việc cung ứng các loại hạt nhựa PP, HDPE, LDPE, LLDPE tại thị trường Việt Nam như: Jampoo Corporation; Lotte Corporation; Lyondell Basell; Be Max Trading Co., Ltd; Mitsui & Co., Ltd; Honam Petrochemical Corp; Intochu Plastics Pte., Ltd,...

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có tên giao dịch bằng Tiếng Anh là Thai Duong investment and development joint stock company ( Thái Dương Corp)

Tru sở: KCN Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên. Điện thoại: +84 3213 990 799

Fax: +84 3213 990 799

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương. Đại hội đồng Cổ đông có quyền thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án; nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; quyết định sửa đổi bổ sung vào Điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty; có các quyền và nghĩa vụ khác theo Điều lệ công ty.

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có 6 người, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT.

Ban Giám đốc

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và Đại hội đồng


Cổ đông về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tổng giám đốc công ty có các quyền và nghĩa vụ theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty. Giúp việc cho Giám đốc còn có hai phó tổng giám đốc gồm : Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất và phó giám đốc kinh doanh.

Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất:Có nhiệm vụ giúp giám đốc các công việc sau: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua phân công chỉ đạo phòng kỹ thuật, phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch vật tư và tổ chức thực hiện các quy trình công nghệ. Xây dựng các điểm kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ sản xuất. Kiểm tra và xử lý sản phẩm không phù hợp.

Phó giám đốc kinh doanh:Có nhiệm vụ giúp giám đốc các công việc: Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, các khiếu nại của khách hàng. Theo dõi, quản lý trực tiếp phòng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, đưa ra các chính sách bán hàng. Duyệt, ký kết hợp đồng bán hàng theo uỷ quyền của giám đốc.

Các phòng, ban, đơn vị sản xuất kinh doanh:

Phòng Tổ chức hành chính.

Tham mưu cho Giám đốc, trưởng các bộ phận về lĩnh vực quản lý hành chính và tổ chức nhân sự. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất, quản lý tài sản, tổ chức các hoạt động đời sống, quản lý văn thư, lễ tân, phục vụ... Tổ chức nhân sự: nhân sự, lao động tiền lương, chế độ của người lao động,… bảo đảm phúc lợi cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

Phòng Tài chính - Kế toán.

Có chức năng tổ chức công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn hỗ trợ các bộ phận, phòng ban về vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính - kế toán.

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng các loại tài sản, vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà nước.


Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập các báo cáo tài chính, lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý theo quy định.

Phòng Kinh doanh: Phối hợp và điều hành hàng ngày giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tiếp sản xuất.

Xây dựng chiến lược tiếp thị, giá cả dịch vụ để mở rộng thị trường cung cấp hàng hoá sản phẩm.

Làm đầu mối quan hệ với các nhà cung ứng và khách hàng trong nước và quốc tế. Trực tiếp đàm phán, chuẩn bị hợp đồng, theo dõi việc thực thi các hợp đồng kinh tế, báo cáo định kỳ, báo cáo hoàn thành hợp đồng, gia hạn và thanh lý hợp đồng. Đánh giá hiệu quả từng hợp đồng, từng dịch vụ dưới sự quản lý của Ban Giám đốc.

Phối hợp với các phòng ban chức năng lập các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo Giám đốc theo định kỳ (hoặc đột xuất).

Tổng hợp số liệu dịch vụ, sản phẩm hàng ngày, hàng tháng làm cơ sở cho các báo cáo định kỳ và lưu trữ chứng từ hàng năm.

Ban Quản lý chất lượng và công nghệ.

Điều hành trực tiếp các bộ phận, tổ sản xuất theo chức năng nhiệm vụ. Quản lý, khai thác các phương tiện kỹ thuật, thiết bị máy móc nhà xưởng để đạt công suất cao nhất. Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các công tác: mua sắm vật tư, máy móc thiết bị và đặc biệt là công việc sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị.

Phối hợp chặt chẽ với phòng Tổ chức hành chính quản lý lao động trực tiếp tại phân xưởng để kịp thời thay thế, bổ sung, chuyển đổi các vị trí làm việc của công nhân cho phù hợp và hiệu quả nhất để đảm bảo được tính chuyên môn trong công tác sản xuất kinh doanh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân công.


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ



CHỦ TỊCH HĐQT – GIÁM ĐỐC


PGĐ KINH DOANH

PGĐ KỸ THUẬT – SẢN XUẤT


PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH

PHÒNG TÀI CHÍNH

– KẾ TOÁN

BAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG NGHỆ

PHÒNG KINH DOANH



NHÀ MÁY 1 NHÀ MÁY 2


Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)


3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.‌

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm như: vải PP không dệt (Polypropylene spunbonded fabric); bao bì PP dệt; bao bì PE, bao bì BOPP cùng với việc kinh doanh hạt nhựa các loại.

Sản phẩm vải PP không dệt là loại sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm này chỉ mới được đưa vào sản xuất lại nước ta nhưng nó có khả năng ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như:

• Lĩnh vực bảo hộ lao động: dung trong quần áo bảo hộ, chống cháy; gang tay bảo hộ lao động, mặt nạ chống cháy, chống bụi.

• Lĩnh cực may mặc: làm nguyên liệu chần chăn, áo, đệm lót áo, mũ, lót giầy, đế giầy,…

• Lĩnh vực y tế: quần áo, mũ phẫu thuật; khăn, ga trải giường; thảm, chăn chống khuẩn, lớp lọc máu, da nhân tạo,…

• Lĩnh vực vật liệu xây dựng: mái lợp, mặt sau của thảm, tấm chống âm, cách âm, tấm lọc,…

• Lĩnh vực công nghiệp ô tô: lớp ốp cửa, lớp trong trần xe, lớp cách âm, lớp lọc khí điều hòa, lọc khí vào động cơ, lọc dầu,…

• Lĩnh vực nông nghiệp: tấm che nắng cho nhà trồng rau, tấm nhựa để reo

hạt.

• Lĩnh vực đồ dung trong gia đình: khăn ướt, khẩu trang, bong ngoái tai, túi

đựng complê, vải bọc, vải lau, túi siêu thị, túi đi chợ, túi trà, khăn trải bàn, khăn ăn,…

Sản phẩm bao bì PP dệt là loại sản phẩm đã rất phổ biến ở nước ta và đã có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất. Loại sản phẩm này được sử dụng làm bao bì đóng gói bên ngoài, chủ yếu trong các ngành như ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành thức ăn chăn nuôi, ngành phân bón.

Loại sản phẩm bao bì bao PE gồm có bao PE, túi PE, túi HDPE và túi phức hợp PE/PA. Khả năng ứng dụng của nó cũng rất đa dạng như bao PE thường được


sử dụng làm bao bì lót bên trong sau lớp bao PP dệt bên ngoài để bảo quản các loại như lương thực, thực phẩm, phân bón, đồ dùng, thiết bị điện tử,… túi PE, túi HDPE thường được sử dụng để chèn, lót cho các sản phẩm có kích thước không quá lớn, hay khi đi mua sắm,…

Bao bì BOPP cũng có công dụng làm bao bì bên ngoài của sản phẩm nhưng nó là loại sản phẩm có hình thức đẹp, không gây ô nhiễm môi trường. Nó có thể là sản phẩm bao BOPP, bao bì BOPP ghép ảnh PP hay là bao bì BOPP ghép ảnh PE.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương còn kinh doanh các loại hạt nhựa nhập khẩu như hạt nhựa PE, PP, LDPE, LLDPE,… cung cấp cho các nhà máy khác về nhu cầu hạt nhựa để phục vụ sản xuất.‌

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.

1. Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.

1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương là một công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm bao bì, túi nhằm phục vụ cho việc đóng gói, bảo quản các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ tiêu dùng,… Do đó, nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hay nói chính xác hơn là bán các sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra. Ta có thể thấy được tình hình biến động doanh thu bán hàng của công ty trong các năm 2008, 2009 và 2010 qua bảng số liệu sau.

Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu của Thái Dương giai đoạn 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2009/2008

2010/2009

ST

ST

ST

ST

%

ST

%

DT bán hàng

120,306

146,762

150,052

26,456

21.99

3,290

2.24

Các khoản giảm

trừu


54

2

54


(52)


DTT bán hàng

120,306

146,708

150,050

26,402

21.95

3,342

2.28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 6

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán của Thái Dương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2022