Phân Tích Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động.


Hệ số thanh toán: Dùng để đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những khoản nợ ngắn hạn và nợ đã đến hạn ở thời điểm phân tích.

Ba chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp là hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời.

Hệ số thanh toán hiện hành (Rc):đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi khoản nợ ngắn hạn đó đến hạn phải trả.

Heäsoáthanh toaùn hieän haønh = Taøi saûn löu đoäng

Nôïngaén haïn

Tài sản lưu động: bao gồm vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng… Các khoản hàng tồn kho như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm…

Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: Vay ngắn hạn, các khoản phải trả khác.

Chỉ tiêu Rc này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Và ngược lại khi tỷ số này thấp, nó báo hiệu những khó khăn về tài chính sắp xảy ra. Tuy nhiên chỉ tiêu này tăng lên cũng không phải là tốt vì có thể có một lượng tiền mặt tồn trữ quá mức, tiền nhàn rỗi quá nhiều, hoặc do hàng hóa ứ đọng, hư hỏng không tiêu thụ được…Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.4

Qua thực tiễn người ta cho rằng hệ số này bằng 2 là tốt nhất và đây là hệ số thường được ngân hàng chấp nhận cho vay theo hình thức tín chấp.5 Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc và từng ngành kinh doanh, phụ thuộc vào đặc điểm của từng xí nghiệp, và hệ số này được so sánh với tỷ số thanh toán trung bình ngành mà công ty, xí nghiệp đó đang kinh doanh, hoặc so sánh với các năm trước mới thấy rõ sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


4 5 THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 210

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 5


tiến bộ hay giảm sút. Vì vậy trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số thanh toán nhanh (Rq):cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tài sản lưu động không bao gồm hàng tồn kho, phải loại hàng tồn kho ra vì như đã nói ở trên, hàng tồn kho khó có thể chuyển hóa ngay thành tiền và có thể bị sụt giảm giá trị.

Heäsoáthanh toaùn nhanh = Taøi saûn löu đoäng - haøng toàn kho

Nôïngaén haïn

Đối với người cho vay hay các nhà đầu tư thì hệ số này càng cao càng tốt nhưng đối với doanh nghiệp thì hệ số này càng cao cho thấy việc doanh nghiệp sử dụng tiền và tài sản ngắn hạn chưa tốt.

Hệ số thanh toán tức thời: Là một tiêu chuẩn đánh giá đòi hỏi độ chính xác cao về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sẵn tiền mặt để thanh toán. Hệ số thanh toán tức thời được tính toán dựa trên mối quan hệ so sánh giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn và đến hạn.

Heäsoáthanh toaùn töùc thôøi = Tieàn maët

Nôïngaén haïn

Cùng với ba chỉ tiêu nói trên thì vốn lưu động ròng cũng là một chỉ tiêu tổng hợp đo lường sức khỏe tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được tính bằng công thức như sau:

Voán löu đoäng roøng = Taøi saûn löu đoäng - Nôïngaén haïn

Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một phần từ nguồn vốn cơ bản lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong ngắn hạn hay không cũng như là việc doanh nghiệp có thể dùng tài sản ngắn hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu như vốn lưu động ròng dương thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn nếu vốn lưu động ròng âm thì khá


nguy hiểm cho doanh nghiệp khi hết hạn vay và phải tìm nguồn vốn khác để thay thế, tình trạng này có thể đe dọa tới sự tồn tại của doanh nghiệp.

4.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động.

Các chỉ tiêu hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp

Số vòng quay tài sản: Dựa trên tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và tổng số tài sản để tính toán xem cứ một đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, số vòng quay tài sản thể hiện hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trong kỳ.

Voøng quay toång taøi saûn = Doanh thu thuaàn

Toång taøi saûn bính quaân

Chỉ tiêu này cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao và tăng lên theo thời gian là một dấu hiệu rất tốt, thể hiện năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp ngày càng cao.

Số vòng quay và số ngày một vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Số vòng quay này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ, khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu càng nhanh, ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán và khả năng hoạt động. Số vòng quay các khoản phải thu dùng để xem xét các khoản phải thu, khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng, vòng quay các khoản phải thu quay càng nhanh càng tốt.

Voøng quay caùc khoaûn phaûi thu = Doanh thu thuaàn

Khoaûn phaûi thu bính quaân

Chỉ tiêu số ngày một vòng quay khoản phải thu thể hiện kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp, là một chỉ tiêu mật thiết với chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu.


Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì số ngày trên một vòng quay khoản phải thu trung bình càng nhỏ, thể hiện tốc độ thu hồi nợ nhanh.

Soángaøy moät voøng quay khoaûn phaûi thu = 360 ngaøy

Voøng quay khoaûn phaûi thu

Số vòng quay và số ngày một vòng quay khoản phải trả.

Số vòng quay khoản phải trả phản ánh tốc độ luân chuyển khoản phải trả, cho thấy khả năng trả các khoản nợ của doanh nghiệp là nhanh hay chậm, chủ yếu ở đây là các khoản phải trả nhà cung cấp. Số vòng quay các khoản phải trả càng nhiều càng thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp.

Voøng quay khoaûn phaûi traû= Giaùvoán haøng baùn

Khoaûn phaûi traûbính quaân

Số ngày một vòng quay khoản phải trả thể hiện thời hạn trả tiền bình quân của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lượng tiền trong kinh doanh.


Soángaøy moät voøng quay khoaûn phaûi traû= 360 ngaøy

Voøng quay khoaûn phaûi tra

û

Số vòng quay và số ngày hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và số lượng tồn kho phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, mức độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp v.v…Do đó doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ sao cho hợp lý và số vòng quay hàng tồn kho chính là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.

Voøng quay haøng toàn kho = Giaùvoán haøng baùn

Haøng toàn kho bính quaân

Số vòng quay hàng tồn kho nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã


lựa chọn mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Điều này giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ, rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt, giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng.

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá cao cho thấy hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên nếu chi tiêu này quá cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho không đủ để đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu số ngày một vòng quay hàng tồn kho có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho nói trên. Hai chỉ tiêu này sẽ bổ trợ cho nhau: số vòng quay tăng lên sẽ làm giảm số ngày trên một vòng quay.

Soángaøy moät voøng quay haøng toàn kho = 360 ngaøy

Voøng quay haøng toàn kho

Tính toán được số ngày trên một vòng quay cho doanh nghiệp thấy định hướng để tiếp tục rút ngắn vòng quay của hàng tồn kho sao cho phù hợp nhất với nhu cầu về hàng tồn kho trong từng thời kỳ, mà lại tiết kiệm được chi phí tồn kho, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu không bị ảnh hưởng.

4.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn.

Quá trình phân tích vốn luân chuyển ở trên cho ta hướng đánh giá đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nhưng các nhà phân tích còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn mà các doanh nghiệp vay các chủ nợ để có vốn hoạt động kinh doanh. Phân tích cơ cấu vốn nhằm mục đích đánh giá mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp và rủi ro của đầu tư dài hạn.

Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ.


Heäsoánôï= Nôïphaûi traû

Toång nguoàn voán


Heäsoátöïtaøi trôïVCSH = Voán chuûsôûhöõu

Toång nguoàn voán

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai yếu tố cấu thành nguồn vốn nên tổng hai tỷ số này bằng 1. Tỷ suất nợ phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn của doanh nghiệp, tỷ suất tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn.

Qua việc phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta thấy được mức độ tự lập hay phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng cao chứng tỏ khả năng tự chủ và độc lập của doanh nghiệp càng cao đối với các khoản nợ vay.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì có bao nhiều đồng sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn từ vay nợ bên ngoài. Chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Tyûleänôïtreân voán chuûsôûhöõu = Nôïphaûi traû

Voán chuûsôûhöõu

Khả năng thanh toán lãi vay: Là khả năng thanh toán lãi vay mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư dài hạn như mua sắm tài sản cố định bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí trước khi tính thuế lợi tức.

Khaûnaêng thanh toaùn laõi vay = Lôïi nhuaän tröôùc thueávaølaõi vay ( EBIT)

Laõi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay ở mức độ nào, khả năng thanh toán chi phí lãi vay ra sao.

Hệ số này càng cao phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp càng có hiệu quả và thể hiện mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay cao. Nếu thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh yếu, khó có khả năng bổ sung thêm vốn vay.


4.5. Phân tích chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời.

Xét cho cùng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và thông qua lợi nhuận đạt được đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất sinh lời chính là thước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó trước khi đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ suất biểu hiện cho hệ số sinh lời của doanh nghiệp bởi vì nó là kết quả của hàng loạt chính sách và biện pháp quản lý của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:Là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tyûsuaát lôïi nhuaän treân doanh thu = Lôïi nhuaän roøng

Doanh thu thuaàn

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ có tỷ suất phí thấp, cho thấy doanh nghiệp quản lý tốt chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA: return on asset) :mang ý nghĩa một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này là công cụ đo lường tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp. Cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho chủ nợ và chủ sở hữu. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp và phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý.

ROA =

Doanh thu thuaàn

Lôïi nhuaän roøng x Doanh thu thuaàn

Toång taøi saûn

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE: return on equity): mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.

ROE = Lôïi nhuaän roøng

Voán chuûsôûhöõu


Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản, do đó, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất sinh lời của tài sản. Thông qua phương trình DuPont, ta thấy rõ được điều đó:

ROE =

Doanh thu thuaàn

Lôïi nhuaän roøng x Doanh thu thuaàn x Toång taøi saûn

Toång taøi saûn

Voán chuûsôûhöõu

= ROA x

Toång taøi saûn

Voán chuûsôûhöõu

= ROA x Ñoøn baåy taøi chình

Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ FL (financial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

FL = Toång taøi saûn Voán chuûsôûhöõu

Ta thấy được khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng vay nợ sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, một sự tăng vay nợ sẽ làm ROE giảm nghiêm trọng, khi đó, ROE phụ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí