Ta có thể thấy được doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 cho đến năm 2010. Cụ thể năm 2009 doanh thu thuần tăng 26,402 triệu đồng tương đương với tăng 21.95% so với năm 2008, năm 2010 doanh thu thuần tăng 3,342 triệu đồng tương đương tăng 2.28% so với năm 2009. Sự tăng lên không ngừng của doanh thu cho thấy doanh nghiệp ngày càng thực hiện tốt việc bán hàng của mình thể hiện qua việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các đơn đặt hàng, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Ngày càng có nhiều hợp đồng mua sản phẩm dài hạn được ký kết dẫn đến doanh thu tăng rất lớn trong năm 2009. Tuy nhiên, năm 2010 doanh thu thuần của doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2009, điều này được lý giải là do có quá nhiều doanh nghiệp trong ngành cùng cạnh tranh mà doanh nghiệp chưa có các sách lược bán hàng phù hợp dẫn đến doanh thu thực hiện chưa đạt được hiệu quả cao. Qua bảng phân tích trên, ta còn có thể nhận thấy được một điều, đó là trong năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp bằng 0, hay nói cách khác là doanh nghiệp không có chiết khấu hàng bán, không phải giảm giá hàng bán cho khách hàng, không có hàng bán bị trả lại. Một doanh nghiệp bán hàng mà không bị trả lại là một điều rất tốt thể hiện hiệu quả cao trong việc sản xuất nhưng nếu như không có những ưu đãi cho khách hàng về giá bán thì sẽ khó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong hai năm 2009 và 2010, năm 2009 với việc chiết khấu cho khách hàng đến 54 triệu đồng đã góp phần làm doanh thu tăng đột biến, còn năm 2010 doanh thu của công ty tăng không đáng kể cũng do công ty không có những chính sách ưu đãi khách hàng phù hợp.
Bên cạnh những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp thì những nhân tố khách quan cũng có những tác động không nhỏ đến doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ điều đó khi xem xét đến tình hình kinh tế trên toàn giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể là năm 2008 là một năm mà các nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự sụp đổ của các đế chế tài chính đã gây ra không ít những tác động tiêu cực như giá cả thay đổi thất thường, lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các ngành. Năm 2009 nền kinh tế thế giới đã có những khởi sắc nhất định tuy chưa phải là lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thái Dương cũng không nằm
ngoài quy luật đó cụ thể là doanh thu của doanh nghiệp tăng 26,402 triệu đồng . Tuy nhiên, đến năm 2010 lại một lần nữa kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, vẫn còn dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chịu không ít tác động từ tình hình chính trị trên thế giới. Kinh tế nước ta trong năm 2010 cũng cùng chung số phận với các nước trên thế giới, thậm chí còn có phần nặng nề hơn. Một loạt các yếu tố bất cập bày ra trước mắt đó là tình trạng nhập siêu, giá vàng tăng mạnh, tỷ lệ lạm phát cao ở mức hai con số, ở đâu cũng thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt lên nhưng rất ít, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên không đáng kể.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng tình hình kinh tế đất nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển được thể hiện qua GDP hàng năm vẫn tăng trưởng, xuất khẩu ngày một tăng. Việc tăng lên không ngừng về sản lượng của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm nông sản xuất khẩu như lúa, ngô, đường, thức ăn chăn nuôi,… yêu cầu một số lượng rất lớn về bao bì đóng gói. Với những gì mà công ty đã đạt được hiện nay thì đây là một điều kiện rất tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu trong tương lai.
Bảng 2: So sánh doanh thu thuần của Thái Dương với các công ty HPB, STP, TTP.
ĐVT: Triệu đồng
2009 | 2010 | 2010/2009 | ||
ST | ST | ST | % | |
DTT của Thái Dương | 146,708 | 150,050 | 3,342 | 2.28 |
DTT của HPB | 184,267 | 188,710 | 4,443 | 2.41 |
DTT của STP | 153,123 | 192,909 | 39,786 | 25.98 |
DTT của TTP | 1,044,571 | 1,334,515 | 289,944 | 27.76 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Về Tình Hình Tài Chính Và Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
- Phân Tích Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động.
- Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương.
- Tình Hình Biến Động Về Số Lượng Lao Động Của Thái Dương Giai Đoạn 2008-2010.
- Tỷ Suất Phí Giá Vốn Hàng Bán Của Thái Dương Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp.
- Tình Hình Luân Chuyển Khoản Phải Thu Của Thái Dương 2008-2010 Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp Năm 2010.
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Thái Dương, HPB, STP, TTP năm 2010.
Bên cạnh đó, qua bảng trên ta có thể thấy được rằng doanh thu thuần của Thái Dương trong cả hai năm 2009 và 2010 đều thấp hơn so với ba công ty còn lại. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi vì so với ba công ty HPB và STP, TTP thì Thái Dương có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của Thái Dương cũng thấp hơn rất nhiều so với các công ty còn lại cho thấy khả năng bán hàng của
Thái Dương chưa thực sự tốt, quy mô của Thái Dương cũng không tăng nhanh như các công ty đó.
Bảng 3: Biến động doanh thu thuần của Thái Dương theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2009/2008 | 2010/2009 | ||||||
ST | % | ST | % | ST | % | ST | % | ST | % | |
DTT bán hàng trong nước | 117,23 4 | 97.4 5 | 141,80 8 | 96.6 6 | 143,50 1 | 95.6 4 | 24,57 4 | 20.9 6 | 1,69 3 | 1.19 |
DTT xuất khẩu | 3,072 | 2.55 | 4,900 | 3.34 | 6,549 | 4.36 | 1,828 | 59.5 1 | 1,64 9 | 33.6 5 |
Tổng | 120,30 6 | 100 | 146,70 8 | 100 | 150,05 0 | 100 | 26,40 2 | 21.9 5 | 3,34 2 | 2.28 |
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán công ty Thái Dương
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nước chiếm hầu như toàn bộ trong tổng doanh thu thuần mà công ty đạt được nhưng đang trên đà giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng trong nước đạt 117,234 triệu đồng tương đương 97.45% trong tổng doanh thu thuần, năm 2009 khoản mục này đạt 141,808 triệu đồng tương đương 96.66% và đến năm 2010 thì khoản mục này tăng lên 143,501 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 95,64% trong toàn bộ doanh thu thuần của công ty. Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động bán hàng trong nước giảm đồng nghĩa với tỷ lệ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Thị trường trong nước tuy là một thị trường tiềm năng mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp nhưng trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay thị trường quốc tế đang là nơi mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến, đó là một thị trường rộng lớn với khả năng tăng trưởng cao, và có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nhiều cho doanh nghiệp. Chính vì thế, mà việc tăng doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu cho thấy doanh nghiệp đã bước kịp với xu thế chung,
và từng bước đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ xuất khẩu là chưa lớn, doanh thu tăng lên không đáng kể cho thấy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng để phát triển doanh thu này hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty cũng cần hết sức chú trọng đến các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong nước vì dù sao đây cũng là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp tính tới thời điểm hiện tại.
1.2. Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh.
Bảng 4: Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Thái Dương so sánh với HPB,STP, TTP.
ĐVT: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2009/2008 | 2010/2009 | |||
ST | ST | ST | ST | % | ST | % | |
Tổng chi phí | 114,295 | 140,218 | 143,189 | 25,923 | 22.68% | 2,971 | 2.12% |
Doanh thu thuần | 120,306 | 146,708 | 150,050 | 26,402 | 21.95% | 3,342 | 2.28% |
Tsf Thái Dương | 0.95 | 0.96 | 0.95 | 0.01 | 1.05% | (0.01) | -1.04% |
Tsf HPB | 0.95 | 0.94 | (0.01) | -1.05% | |||
Tsf STP | 0.92 | 0.93 | 0.01 | 1.09% | |||
Tsf TTP | 0.89 | 0.91 | 0.02 | 2.25% |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh công ty Thái Dương, HPB, STP, TTP.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu cũng như chi phí kinh doanh của công ty đều tăng lên qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu thuần tăng 26,402 triệu đồng, chi phí chỉ tăng 25,923 triệu đồng, song %DT < %CF ( 21.95% < 22.68% ) chứng tỏ trong năm 2009 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định, tốc dộ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Nếu chỉ tính năm 2009, tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là 140,218 triệu đồng tăng những 22.68% so với chỉ tiêu này năm 2008, đây là một con số thật đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu xem xét, tỷ suất phí của doanh nghiệp giữa hai năm thì ta có thể nhận thấy không có sự chênh lệch quá nhiều. Nếu như năm 2008, doanh nghiệp phải bỏ ra 0.95 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thì năm 2009 doanh nghiệp phải bỏ ra 0.96 đồng.
Để giải thích cho tình trạng trên, xét về những nguyên nhân chủ quan ta có thể thấy, năm 2009 công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đã quản lý chưa tốt chi phí kinh doanh của mình với mức bội chi U= Tsf*DT2009 = 1,467 triệu đồng. Hay nói cách khác, trong năm 2009 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 1,467 triệu đồng, đây thực sự là một tổn thất lớn đối với công ty.
Đến năm 2010, mặc dù doanh thu của doanh nghiệp tăng không đáng kể chỉ 2.28% tương đương với 3,342 triệu đồng nhưng tốc độ tăng doanh thu lại lớn hơn tốc độ tăng chi phí, đây là một dấu hiệu khá tốt cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010 là một năm cho thấy sự tiến bộ trong việc quản lý chi phí của Thái Dương, công ty đã sử dụng tiết kiệm được 1,563 triệu đồng ( U=Tsf*DT2010=
-1,563) so với năm 2009.
Như đã đề cập ở phần trên, năm 2010 là năm mà tình hình kinh tế nước ta có nhiều vấn đề bất ổn, bên cạnh những yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng doanh thu không như mong đợi thì còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tỷ lệ lạm phát tăng cao lên đến 11.75%, sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, nổi trội hơn cả đó là tỷ giá hối đoái tăng quá cao gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp do nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành sản xuất bao bì là một ngành sản xuất với những máy móc thiết bị tiêu thụ điện năng tương đối lớn, trong khi đó việc cung cấp điện ở nước ta trong năm 2010 luôn ở trong tình trạnh báo động. Việc thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên rồi tăng giá điện cũng gây tác động xấu đến chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính trong hoàn cảnh đó khả năng quản lý tốt tổng thể các yếu tố chi phí của Thái Dương càng được bộc lộ rõ, thể hiện qua tỷ lệ biến động tỷ suất phí của công ty nhỏ hơn 0 hay tỷ suất phí năm 2010 nhỏ hơn tỷ suất phí năm 2009. Cũng như Thái Dương, tỷ suất phí của HBP giảm, trong khi đó các công ty lớn như TTP hay STP thì tỷ suất phí lại tăng. Điều này có thể được lý giải là trong bối cảnh như vậy các công ty với quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất không cồng kềnh có thể linh hoạt thay đổi để thích nghi, duy trì tỷ suất phí hoặc nỗ lực hơn nữa nhằm giảm tỷ suất phí. Ngược lại, các công ty lớn sẽ có những khó khăn nhất định trong việc thích nghi.
So với các công ty cùng ngành như công ty HPB, TTP, STP thì tỷ suất phí của Thái Dương có nhỉnh hơn một chút trong cả hai năm 2009 và 2010, đặc biệt là so với những công ty lớn như STP, TTP. Điều này có thể được lý giải là do công ty mới tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành từ năm 2003, có thể được xem là công ty non trẻ khi gia nhập ngành so với các công ty lớn, đặc biệt như TTP. Nhờ có thâm niên kinh doanh trong ngành giúp TTP hay STP có thể tạo được mối quan hệ lâu dài, tin cậy với khách hàng hay như nhà cung cấp cộng với việc có quy mô lớn, biết tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Do đó, giúp công ty duy trì tỷ suất phí ở mức thấp hơn so với các công ty khác. Đây được xem là một điểm mấu chốt mà Thái Dương cần quan tâm.
1.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bảng 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2009/2008 | 2010/2009 | |||
ST | ST | ST | ST | % | ST | % | |
DT bán hàng và c/c dịch vụ | 120,30 6 | 146,76 2 | 150,05 2 | 26,456 | 22.0% | 3,29 0 | 2.2% |
Các khoản giảm trừ | 0 | 54 | 2 | 54 | (52) | ||
DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ | 120,30 6 | 146,70 8 | 150,05 0 | 26,402 | 21.9% | 3,34 2 | 2.3% |
Giá vốn hàng bán | 109,83 8 | 135,04 5 | 138,39 2 | 25,207 | 22.9% | 3,34 7 | 2.5% |
Lợi nhuận gộp | 10,468 | 11,663 | 11,658 | 1,195 | 11.4% | (5) | 0.0% |
Tỷ lệ LNG/DTT | 0.09 | 0.08 | 0.08 | (0.01) | - 11.1% | 0 | 0.0% |
Chi phí bán hàng | 723 | 783 | 1,206 | 60 | 8.3% | 423 | 54.0% |
Chi phí quản lý | 3,734 | 4,390 | 3,591 | 656 | 17.6% | (799) | - 18.2% |
Lợi nhuận thuần | 6,011 | 6,490 | 6,861 | 479 | 8.0% | 371 | 5.7% |
Tỷ lệ LNT/DTT | 0.05 | 0.045 | 0.045 | (0.005 ) | - 10.0% | 0 | 0.0% |
Tỷ lệ LNT/GVHB | 0.055 | 0.05 | 0.05 | (0.005 ) | -9.1% | 0 | 0.0% |
1,503 | 1,623 | 1,715 | 120 | 8.0% | 93 | 5.7% | |
Lợi nhuận sau thuế | 4,508 | 4,868 | 5,146 | 359 | 8.0% | 278 | 5.7% |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương giai đoạn 2008-2010
Nhìn chung, các khoản mục lợi nhuận của Thái Dương từ năm 2008 đến năm 2010 có sự thay đổi không lớn, có tăng có giảm. Đối với khoản mục lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng 1,195 triệu đồng tương đương 11.4% nhưng tỷ lệ LNG/DTT lại giảm 0,01 lần tương đương 11.1% so với năm 2008. Nếu như năm 2008 doanh nghiệp cứ thu về 1 đồng doanh thu thuần thì có 0.09 đồng lợi nhuận gộp thì đến năm 2009 lại chỉ có 0.08 đồng. Nguyên nhân là do chi phí giá vốn hàng bán tăng nhiều mà doanh nghiệp lại không thể bán hàng với mức giá tăng tương ứng, nếu giá bán cao thì sẽ không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp khác cùng ngành, thậm chí Thái Dương còn phải thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Năm 2010, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thái Dương có giảm nhưng không đáng kể, may mắn là công ty đã có thể duy trì tỷ lệ LNG/DTT bằng với năm 2009 là 0.08 lần.
Không như tình hình biến động của lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thái Dương đều tăng qua các năm với mức biến động năm 2009 so với năm 2008 tăng 8%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.7%. Nhưng xem xét đến tỷ lệ LNT/DTT ta có thể thấy, năm 2009 tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm 2008, nguyên nhân là do hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp đều tăng với tỷ lệ tương ứng là 8.3% và 17.6% trong khi đó thì doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lại chỉ tăng 21.9%.
Đến năm 2010 tỷ lệ này không biến động so với năm 2009 và vẫn giữ nguyên là 0.045 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0.045 đồng lợi nhuận thuần. Đây là một điều đáng mừng trong việc quản lý của doanh nghiệp, để tránh tình trạng các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng nhanh có thể làm giảm lợi nhuần thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như nhận thấy những bất cập trong việc phân bổ các khoản mục chi phí của mình mà trong năm
2010 Thái Dương đã chủ động có những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu hai khoản mục này. Cụ thể, tăng chi phí bán hàng 423 triệu đồng tương đương 54% và giảm chi phí quản lý 799 triệu đồng tương đương 18.2%, đây được xem là một việc làm đúng đắn để duy trì tỷ lệ LNT/DTT của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu LNT/GVHB là một chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, chỉ tiêu này của doanh nghiệp không thay đổi ở năm 2010 và giảm 0.005 lần ở năm 2009. Như vậy, ở năm 2009 khả năng tạo ra lợi nhuận thuần của giá vốn hàng bán kém hơn so với năm 2008.
Tóm lại, qua việc phân tích lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp qua ba năm ta có thể thấy được, lợi nhuận của Thái Dương nhìn chung là tăng nhưng không lớn. Bên cạnh đó, công ty đã có những cố gắng nhất định để dần dần cải thiện những yếu kém trong nội tại doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn là chưa đủ, công ty cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tương lai.
2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh.
2.1. Phân tích yếu tố lao động.
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì, tuy có sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nhưng vẫn sử dụng rất nhiều lao động. Đặc điểm của nguồn lao động trong ngành này chủ yếu là lao động có trình độ thấp, phần lớn đã học hết trung học phổ thông nhưng vẫn còn những lao động có khi chỉ học hết bậc tiểu học, năng suất không cao và nguồn cung không ổn định.