Tình Hình Luân Chuyển Khoản Phải Thu Của Thái Dương 2008-2010 Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp Năm 2010.


chung tình hình quản lý tổng tài sản của Thái Dương là tốt so với các công ty có quy mô tổng tài sản tương đương trong ngành.

Số vòng quay khoản phải thu và số ngày một vòng quay khoản phải thu.

Bảng 17: Tình hình luân chuyển khoản phải thu của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

Khoản phải thu đầu

kỳ

10,642

13,094

16,391

22,848

32,799

195,084

Khoản phải thu cuối

kỳ

13,094

16,391

28,339

31,716

37,432

269,298

Khoản phải thu bình

quân

11,868

14,743

22,365

27,282

35,116

232,191

Doanh thu thuần

120,306

146,708

150,050

188,710

192,909

1,334,515

Số vòng quay khoản

phải thu

10.14

9.95

6.71

6.92

5.49

5.75

Số ngày một vòng quay khoản phải thu

36

36

54

52

66

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 10

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ các báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP năm 2010

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng khoản phải thu bình quân cũng như doanh thu thuần trong kỳ của công ty Thái Dương đều tăng qua các năm. Năm 2009, số vòng quay khoản phải thu, số ngày một vòng quay khoản phải thu gần như không có sự thay đổi, nếu như số liệu này năm 2008 lần lượt là 10.14 vòng và 36 ngày một vòng quay thì số liệu này năm 2009 là 9.95 vòng và 36 ngày. Trong khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm đa số vẫn là phải thu của khách hàng hay chính là khoản vốn và doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, khoản này tăng với tốc độ cũng gần như tốc dộ tăng của doanh thu thuần vào khoảng 21.95%. Điều này cho thấy trong năm 2009, khả năng quản lý khoản phải thu của Thái Dương chưa có những tiến bộ so với năm 2008.

Sang đến năm 2010, doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ vào khoảng 2.28% trong khi đó khoản phải thu bình quân tăng mạnh từ 14,743 triệu đồng lên 22,365 triệu


đồng tương đương với tăng khoảng 52%, trong đó khoản mục phải thu chiếm đa số và tăng nhiều nhất vẫn là phải thu của khách hàng. Do vậy, số vòng quay khoản phải thu giảm mạnh từ 9.85 vòng xuống 6.71 vòng cùng với đó là số ngày thu tiền tăng từ 36 ngày năm 2009 lên đến 54 ngày vào năm 2010. Nguyên nhân ở đây có thể thấy được rằng năm 2010 việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn và thực hiện chính sách chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, mặc dù Thái Dương đã chủ động nới lỏng tín dụng cho khách hàng để thúc đẩy việc bán hàng nhưng doanh thu thuần lại tăng không lớn như mong đợi. Qua đó đã cho thấy khả năng quản lý phải thu của Thái Dương không tốt so với hai năm trước, doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ kém, khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu chậm, gây ra ảnh hương không tốt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tuy nhiên khi so sánh các con số đó với các công ty khác như HPB , STP và TTP cùng năm thì ta có thể thấy được kỳ thu tiền bình quân của Thái Dương chỉ cao hơn so với HPB còn thấp hơn hẳn so với hai công ty còn lại. Như vậy mặc dù năm 2010 khả năng quản lý khoản phải thu của Thái Dương không duy trì được tốt như hai năm trước nhưng so với mức trung bình của các công ty trong ngành thì tình hình thu nợ của Thái Dương vẫn được đánh giá là khá tốt.

Số vòng quay khoản phải trả và số ngày một vòng quay khoản phải trả.

Bảng 18: Tình hình luân chuyển khoản phải trả của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

Khoản phải trả đầu kỳ

7,054

8,799

9,401

4,482

9,426

43,555

Khoản phải trả cuối kỳ

8,799

9,401

16,175

15,398

15,307

98,923

Khoản phải trả bình

quân

7,927

9,100

12,788

9,940

12,367

71,239

Giá vốn hàng bán

109,838

135,045

138,392

168,894

168,250

1,203,024

Số vòng quay khoản

13.86

14.84

10.82

16.99

13.61

16.89


phải trả







Số ngày một vòng quay khoản phải trả

26

24

33

21

26

21

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ các báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP năm 2010

Khoản phải trả ở đây chính là khoản phải trả người bán hay chính là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ nhà cung cấp. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được, khoản phải trả nhà cung cấp của công ty Thái Dương tăng đều qua các năm từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2009, khả năng sản xuất của công ty tăng lên thể hiện qua khoản mục giá vốn hàng bán tăng lên rất lớn từ 109,838 triệu đồng lên 135,392 triệu đồng nhưng khoản phải trả bình quân của doanh nghiệp lại chỉ tăng nhẹ từ 7,927 triệu đồng lên 9,100 triệu đồng, số ngày một vòng quay khoản phải trả giảm từ 26 ngày xuống còn 24 ngày. Điều này cho thấy khả năng trả nợ nhà cung cấp của Thái Dương là khá tốt, công ty trả nợ nhanh hơn, ít phải chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hơn.

Năm 2010, trong khi giá vốn hàng bán tăng nhẹ thì khoản mục phải trả nhà cung cấp của Thái Dương lại tăng rất nhiều từ 9,100 triệu đồng lên đến 12,788 triệu đồng góp phần làm cho số vòng quay khoản phải trả giảm mạnh xuống còn 10.82 vòng quay, kỳ trả tiền bình quân tăng lên đến 33 ngày. Như vậy, vào năm 2010 công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn, khả năng trả nợ cũng chậm hơn.

So sánh với ba công ty trong ngành là HPB, STP và TTP, mặc dù về giá trị tuyệt đối thì khoản phải trả của Thái Dương không phải là quá lớn, thậm chí nếu so với TTP thì thấp hơn rất nhiều nhưng số vòng quay khoản phải trả của Thái Dương lại thấp hơn rất nhiều, thời gian trả tiền bình quân cũng lớn hơn nhiều. Như vậy, so với mức trung bình của ngành thì công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lớn, thời gian trả nợ nhà cung cấp của Thái Dương khá là chậm. Công ty Thái Dương cần cố gắng khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, nếu tiếp tục để tình trạng này kéo dài có thể làm mất hình ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà cung cấp, làm cho tình hình nguyên vật liệu đã khó lại càng thêm khó.

Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.


Bảng 19: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

Hàng tồn kho đầu kỳ

10,348

12,579

15,000

12,603

20,023

71,539

Hàng tồn kho cuối kỳ

12,579

15,000

12,851

20,702

30,359

205,893

Hàng tồn kho bình

quân

11,464

13,790

13,926

16,653

25,191

138,716

Giá vốn hàng bán

109,838

135,045

138,392

168,894

168,250

1,203,024

Số vòng quay hàng tồn

kho

9.58

9.79

9.94

10.14

6.68

8.67

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

38

37

36

35

54

42

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ các báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP năm 2010

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hàng tồn kho bình quân cũng như giá vốn hàng bán trong kỳ của Thái Dương đều tăng qua các năm, năm 2009 các khoản mục này đều tăng mạnh và đến năm 2010 thì tăng không đáng kể tuy nhiên các chỉ số đánh giá tình hình luân chuyển hàng tồn kho như số vòng quay hàng tồn kho hay số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty thì nhìn chung là ổn định, có chiều hướng tốt hơn nhưng không đáng kể. Cụ thể nếu như năm 2008 hàng tồn kho quay được 9.58 vòng mỗi vòng 38 ngày thì năm 2009 quay được 9.79 vòng mỗi vòng 37 ngày, năm 2010 quay được 9.94 vòng mỗi vòng 36 ngày. Nguyên nhân của việc duy trì được sự ổn định trên là bởi công ty Thái Dương luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin đối với khách hàng không để những khách hàng trung thành của mình chuyển sang mua của đối thủ cạnh tranh, mở rộng các đối tượng khách hàng để tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn tránh việc hàng tồn trong kho quá lâu gây ứ đọng vốn, góp phần tiết kiệm được những chi phí hàng tồn, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh. Như đã biết hàng tồn kho là một khoản mục chiếm rất lớn trong tài sản lưu động của công ty, hàng tồn kho luân chuyển nhanh cho thấy hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi về vốn để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.


So với ba công ty còn lại thì giá trị tuyệt đối của hàng tồn kho bình quân cũng như giá vốn hàng bán của công ty Thái Dương đều nhỏ hơn, tuy nhiên chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho của Thái Dương chỉ thấp hơn của HPB nhưng lại cao hơn so với của STP, TTP. Như vậy khả năng luân chuyển hàng tồn kho của công ty Thái Dương là tương đối tốt so với hai công ty này, sản phẩm của Thái Dương được bán nhanh hơn cũng thể hiện được chất lượng sản phẩm của Thái Dương về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Dù vậy Thái Dương cần cố gắng duy trì hệ số này một cách hợp lý, bán hàng nhanh chóng nhưng cũng cần duy trì một tỷ hệ tồn kho vừa phải nhằm đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng sau, tránh việc chậm trễ trong cung cấp hàng cho khách hàng, làm giảm uy tín của công ty.

4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn.

Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ.

Bảng 20:Cơ cấu vốn của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

Tổng nợ phải trả

37,698

41,123

52,326

38,530

20,471

155,690

Vốn chủ sở hữu

32,173

29,892

30,954

71,981

156,731

499,714

Tổng nguồn vốn

69,871

71,015

83,280

110,511

177,202

655,404

Hệ số nợ

0.54

0.58

0.63

0.35

0.12

0.24

Hệ số tự tài trợ VCSH

0.46

0.42

0.37

0.65

0.88

0.76

Tỷ lệ nợ/VCSH

1.17

1.38

1.69

0.54

0.13

0.31

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP 2010

Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Trong giai đoạn 2008-2010, hệ số nợ của Thái Dương có xu hướng tăng dần, với tốc độ tương đối đều, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì số nợ phải trả của doanh nghiệp cũng ngày một tăng đặc biệt là vào năm 2010 với mức tăng từ 41,123 triệu


đồng lên 52,326 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty huy động vốn ngày một nhiều hơn từ việc vay các tổ chức tín dụng hay các tổ chức khác, công ty ngày càng phụ thuộc về vốn đối với các chủ nợ, chi phí lãi vay ngày một tăng đã làm giảm lợi nhuận, công ty đang phải đối mặt với với mức độ rủi ro tài chính ngày một tăng.

Bên cạnh đó, không những nợ phải trả của Thái Dương ngày một tăng mà trong đó nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn, năm 2009 mặc dù tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp nhất thì cũng vào khoảng 61.1% (41,123 triệu đồng), năm 2010 tỷ trọng này lên đến 73.2% (52,326 triệu đồng). Như ta đã biết, nợ ngắn hạn là khoản nợ mà có thời gian đáo hạn ngắn, yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng trả nợ kịp thời, nếu các khoản nợ này cứ ngày một gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau. Như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ gặp rắc rối rất lớn trong vấn đề tài chính.

Do hệ số nợ của công ty tăng dần qua ba năm nên dẫn đến hệ số tự tài trợ vốn chủ sở hữu của công ty giảm dần. Như vậy cho thấy khả năng tài chính chưa thực sự mạnh nếu không muốn nói là đối mặt với nhiều rủi ro về tài chính.

Nhìn qua bảng cơ cấu nguồn vốn ở trên ta có thể thấy, hệ số nợ của công ty Thái Dương là cao nhất so với ba công ty còn lại, hơn thế nữa còn cao hơn rất nhiều, cụ thể cao gần gấp 2 so với HPB, gấp 5 lần so với STP và gấp hơn 2 lần so với TTP mặc dù số nợ của TTP cao gấp 3 lần so với Thái Dương. Như vậy so với ba công ty thì khả năng tự chủ tài chính của Thái Dương được đánh giá là yếu nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi Thái Dương là một công ty được thành lập muộn nhất, trong khi ba công ty kia là các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nên co thể tận dụng ưu thế là huy động vốn từ các cổ đông thay cho việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng còn công ty Thái Dương thì là một công ty chưa niêm yết, khó huy động vốn từ cổ đông nên mới phải huy động vốn vay nhiều như vậy.

Thêm vào đó, chỉ tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Thái Dương cả ba năm đều >1 và thậm chí còn tăng dần từ 2008 đến 2010 (từ 1.17 lần lên 1.69 lần) cho thấy cứ một đồng vốn của chủ đầu tư thì được tài trợ nhiều hơn một đồng vốn vay từ bên ngoài, trong khi ba công ty còn lại thì đều có tỷ số này nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn


rất nhiều so với Thái Dương. Qua đó càng khẳng định hơn nữa khả năng tự chủ tài chính của Thái Dương là rất thấp.

Khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 21: Khả năng thanh toán lãi vay của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP 2010.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

EBIT

6,109

6,507

6,913

12,569

29,079

99,144

Chi phí lãi vay

658

867

1,145

2,096

35

191

Khả năng thanh toán lãi vay

9.28

7.51

6.04

6.00

830.83

519.08

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP 2010

Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng qua ba năm thì chi phí lãi vay của Thái Dương tăng, nguồn để trả chi phí lãi vay tức là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng tăng. Tuy nhiên, hệ số so sánh giữa EBIT và chi phí lãi vay lại giảm dần qua ba năm cụ thể năm 2009 giảm từ 9.28 xuống còn 7.51, năm 2010 chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 6.04. Điều trên cho thấy, khả năng sẵn sàng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm dần, hơn nữa các khoản lãi vay này hầu như đều được sử dụng để đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định do đó chỉ số này giảm dần còn phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngày càng kém hiệu quả, mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp ngày càng thấp đi. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi công ty Thái Dương đi vay nhiều hơn, lãi suất vay vào năm 2010 cũng có tăng lên góp phần làm cho chi phí lãi vay của công ty tăng nhiều trong khi đó công ty không thể đạt được khoản lợi nhuận tương ứng.

Nếu như so sánh với ba doanh nghiệp trong ngành thì ta có thể thấy chỉ số này của Thái Dương chỉ lớn hơn của công ty HPB nhưng lại nhỏ hơn nhiều so với hai công ty còn lại. Do công ty STP và TTP là hai công ty mà sử dụng vốn vay rất ít dẫn đến chi phí lãi vay thấp hơn rất nhiều so với Thái Dương do vậy các công ty này có chỉ số đánh giá khả năng thanh toán lãi vay cao hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên,


các chỉ số này của công ty Thái Dương qua các năm đều lớn hơn 6 cho thấy tình hình thanh toán lãi vay của Thái Dương vẫn ở mức an toàn.

4.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời.

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận là mục tiêu tài chính tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó. Khi kết quả kinh doanh của đơn vị là tốt thì lợi nhuận tạo ra càng nhiều, tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu chỉ xem xét sự tăng giảm của lợi nhuận để đánh giá tốt hay xấu, chúng ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, tài sản hay nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần.

Bảng 22: Tỷ suất lợi nhuận của Thái Dương 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thái Dương

HPB

STP

TTP

2008

2009

2010

(2010)

(2010)

(2010)

Lợi nhuận ròng

4,088

4,230

4,326

8,634

25,766

85,381

Doanh thu thuần

120,306

146,708

150,050

188,710

192,909

1,334,515

Doanh thu tài chính

44

37

342

858

14,736

11,636

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (%)


3.40


2.88


2.88


4.58


13.36


6.40

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP 2010

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Thái Dương năm 2009 và năm 2010 thấp hơn so với năm 2008. Nếu như năm 2008 trong 1 đồng doanh thu thuần thì sẽ có 3.4 đồng lợi nhuận ròng thì đến năm 2009 và 2010 lại chỉ có 2.88 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy mặc dù với rất nhiều nỗ lực để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời với việc thắt chặt chi tiêu không cần thiết, ra sức tiết kiệm chi phí nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tăng nhiều hơn trong năm 2009, và tiếp tục tăng trong năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2022