Dự Báo Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Năm 2009

thế giới (5,5%), Standard Chattered7 (4,2%); HSBC8 (5%)và gây sốc nhất là dự báo của Economist Intelligence Unit - Cơ quan thông tin kinh tế của tập đoàn báo chí The Economist (0,3%).

2.2. Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009

HSBC dự báo về TTCK Việt Nam: cuối năm 2009 VN-Index sẽ dừng ở mức 3009, so với mức 316 điểm vào cuối năm 2008.

Năm 2009 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. TTCK trong năm 2009 có thể diễn biến tích cực khi các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN thực sự phát huy tác dụng và nhìn thấy dấu hiệu hồi phục kinh tế. Theo dự báo thì kinh tế vĩ mô có khả năng hồi phục vào giai đoạn nửa cuối năm 2009, TTCK có thể đi qua điểm xấu nhất tại thời điểm trước đó và có sự hồi phục sớm hơn. Theo nhận định chung của giới phân tích trong nước, TTCK Việt Nam sẽ có ba giai đoạn chính trong năm 2009:

Giai đoạn khó khăn

TTCK Việt Nam sẽ gặp khó khăn nhất vào giai đoạn cuối Quý I và đầu Quý II năm 2009. Hai yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong giai đoạn này là kết quả kinh doanh và diễn biến nợ xấu.

Dự báo kết quả kinh doanh sẽ xấu nhất tại một số ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi tình hình vĩ mô như công nghệ, viễn thông, công nghiệp, bất động sản, dịch vụ tiêu dùng, tài chính và ngân hàng. Kết quả kinh doanh này sẽ được thể hiện trong Quý I/2009.

Ngoài ra, câu hỏi lớn về dư nợ bất động sản cũng như rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ được giải quyết ở thời điểm cuối Quý I/2009, do 15% tăng trưởng tín dụng của năm 2008 được giải ngân vào thời điểm từ tháng 01 đến tháng 03.


7 Tập đoàn HSBC (Tiếng Anh: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited) là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. Với trụ sở chính tại London (Anh), HSBC có trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

9.500 văn phòng tại 86 quốc gia và vũng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.527 tỷ USD tính đến 31/12/2008.

8 Standard Chattered là ngân hàng của Vương Quốc Anh có trụ sở tại London và hoạt động ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, có mạng lưới gồm hơn 1.700 chi nhánh các thể loại với hơn 73.000 nhân viên (2008)

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm. Dự báo xu hướng trong năm 2009 - 12

9 Theo báo cáo “Vietnam Monitor” của Ngân hàng HSBC ra ngày 07/01/2009, báo cáo đã tổng kết TTCK Việt Nam năm 2008 và đưa ra 5 điểm cần lưu ý đối với thị trường đồng thời dự báo TTCK Việt Nam trong năm 2009.

Nhiều khả năng thị trường sẽ phản ứng khá tiêu cực vào thời điểm này và VN- Index có thể sẽ dao động xung quanh mức 300 - 400 điểm, tất nhiên cũng không loại trừ khả năng các nhà đầu tư phản ứng thái quá và đẩy VN-Index xuống mức dưới 300. Với mức điểm này chỉ số P/E toàn thị trường sẽ ở mức 7 - 10 lần.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi các rủi ro chính của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, ảnh hưởng từ thị trường thế giới không còn quá tiêu cực, nhiều khả năng thị trường sẽ đi vào giai đoạn phục hồi. Trong giai đoạn này thị trường sẽ không tăng mạnh, tuy nhiên đây sẽ là giai đoạn TTCK thu hút lại sự quan tâm của các nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch thường tăng mạnh trong giai đoạn này.

Trong quá khứ, TTCK luôn đi trước nền kinh tế vĩ mô, do đó nhiều khả năng thị trường sẽ đi vào giai đoạn tăng nhẹ và VN-Index sẽ dao động xung quanh ngưỡng 400 - 500 điểm trong cuối Quý II và III. Với mức này P/E toàn thị trường sẽ ở mức 10 - 13 lần.

Giai đoạn tăng trưởng ổn định

Gần thời điểm Quý III, IV năm 2009, khi nền kinh tế thế giới cũng như là Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định. Kết quả kinh doanh của một số Doanh nghiệp bắt đầu có các dấu hiệu khả quan, tuy nhiên sẽ chỉ có một số ngành được cải thiện. Nhiều khả năng thị trường sẽ sôi động trở lại trong giai đoạn này và VN- Index sẽ dao động xung quanh mức 500 - 600 điểm. Với mức này P/E toàn thị trường sẽ dao động xung quanh mức 13 - 15 lần (dựa trên EPS 2008). Đây sẽ là mức phản ánh chính xác tiềm năng của nền kinh tế cũng như khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các Doanh nghiệp trong tương lai.

Các biện pháp bình ổn nền kinh tế của Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2008. Nếu tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục bình ổn, không có các biến động lớn về giá dầu và giá các nguyên vật liệu cơ bản, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sẽ có các chuyển biến tích cực. Điều này sẽ hỗ trợ cho tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty trong nước và do đó tăng tính bền vững cho TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, do các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều, chúng ta không nên quá kỳ vọng vào khả năng hồi phục mạnh mẽ của TTCK Việt Nam trong 6

tháng cuối năm mà nên nhìn vào xu thế trung và dài hạn của TTCK. Các nhà đầu tư sẽ có những kỳ vọng tích cực. Điều này sẽ giúp thị trường bước vào giai đoạn tích lũy tốt và hồi phục. Hiện tại, người ta đang kỳ vọng vào những sự cắt giảm lãi suất trong tương lai và điều này gần như là hiện thực khi mà lạm phát đang có chuyển biến tích cực. Bởi vậy, có lý do để tin rằng TTCK đang ở thời kỳ tích lũy và tăng trưởng trở lại.‌

II. GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1. Nhóm giải pháp vĩ mô

1.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Năm 2008 qua đi với những khó khăn về kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của TTCK, năm 2009 hứa hẹn TTCK Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ là yếu tố hết sức quan trọng cho sự ổn định của TTCK Việt Nam.

- Công việc của Bộ Tài chính là hoàn thiện “Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng TTCK ”, tạo điều kiện tăng cung hàng hóa; không hạn chế các công ty tham gia niêm yết trên sàn giao dịch; xác định tiến trình cổ phần hóa và IPO các Doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tổng công ty và Doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO.

- Việc kiểm soát cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán tiếp tục được triển khai theo quyết định 03, nhưng phải tuyên truyền rõ để tránh tạo tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.

- Tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN đối với chứng khoán chưa được niêm yết sẽ được xem xét theo hướng bảo đảm được yêu cầu quản lý, giảm thiểu rủi ro và không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với công ty niêm yết, đồng thời phù hợp với các điều lệ của công ty.

- Chính phủ cũng xem xét cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý đồng thời thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai minh bạch.

- Về các giải pháp kiềm chế lạm phát, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành rà soát các quy chế, cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho yêu

cầu tăng trưởng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công, xem xét lại những công trình, dự án đọng vốn quá lâu, thậm chí đình hoãn những công trình chưa thật cần thiết. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

- Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư vào các lĩnh vực xuất khẩu, các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, nhất là lương thực và thực phẩm, vì đây là mặt hàng có xu hướng tăng giá mang tính toàn cầu trong thời gian từ 10 đến 20 năm nữa; tiếp tục giữ vững giá trị và tăng cường uy tín của đồng nội tệ trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; giảm thiểu sự tác động của các đồng tiền mạnh trên thế giới như: USD, EURO

- NHNN công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các NHTM để đảm bảo khả năng thanh toán, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc. Đồng thời tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu NHNN bắt buộc đã công bố, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng. NHNN cần thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất triết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng.

- Các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ tự ưu tiên việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường.

- Về phát triển thị trường trái phiếu, trong năm 2009 mục tiêu của Chính phủ sẽ huy động 36.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhằm ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, thực hiện kiên cố hóa trường lớp học và các công trình y tế thiết yếu. Hiện Chính phủ đang tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp; tăng cường phát

hành trái phiếu theo lô lớn; bảo đảm khả năng thanh khoản của trái phiếu thông qua chính sách chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố trái phiếu; đa dạng hóa hình thức trái phiếu và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các Doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Luật Chứng khoán cũng sẽ được sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành và một số nghị định về kinh doanh chứng khoán và xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế và đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

Năm 2009, kinh tế và TTCK Việt Nam còn có nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán và tình hình sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp. Lạm phát không phải là vấn đề lớn trong năm 2009. Chính phủ đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề ra các giải pháp cơ bản để ổn định tình hình vĩ mô. So với các nước, bên cạnh khó khăn, chúng ta cũng có thuận lợi như tình hình chính trị - xã hội ổn định, tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế còn rất lớn, TTCK đã trải qua các bước điều chỉnh lớn trong năm 2008 và là thị trường trẻ nên sẽ còn có cơ hội phát triển trong trung và dài hạn.


1.2. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý thị trường

1.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn

- Về ngắn hạn, UBCKNN đã xây dựng đề án đầu tư gián tiếp nước ngoài và đề xuất các giải pháp ứng xử phù hợp, để làm sao vẫn huy động được luồng vốn FII mà không gây ảnh hưởng đến thị trường, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Uỷ ban cũng đã trình cấp quản lý đề án chống khủng hoảng, xây dựng quy chế hướng dẫn đầu tư nước ngoài, quy chế văn phòng đại diện nước ngoàiXem xét các giải pháp cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, cùng mua cùng bán chứng khoán một phiên...

- Việc đưa thêm các công ty lớn niêm yết và chào bán cổ phần ra công chúng trong năm 2008 đúng là bị giảm sút, tác động đến mục tiêu đa dạng hóa và tăng cường niêm yết cổ phiếu có chất lượng. Năm 2009 được dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn. Nhưng nếu không tiếp tục cổ phần hóa thì không đẩy mạnh được quá trình cải cách, đổi mới Doanh nghiệp cũng như không đưa được hàng hóa có chất

lượng cho thị trường. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, các nước đều đẩy mạnh cải cách. Vì vậy cần phải kiên trì mục tiêu này.

- UBCKNN đã đề ra 6 giải pháp cơ bản để ổn định và phát triển TTCK trong năm 2009, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo chương trình cải cách, đổi mới Doanh nghiệp, tạo hàng chất lượng cao cho TTCK và thu hút vốn đầu tư. Cần chuyển sang áp dụng theo phương thức thoả thuận cho đối tác chiến lược, hoặc đấu giá giữa các đối tác chiến lược, đồng thời giảm tỷ lệ bán ra bên ngoài. Một mặt chuyển đổi được hình thức sở hữu, từ đó góp phần cải thiện quản trị công ty, mặt khác không gây thiệt hại cho Nhà nước, đồng thời thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai, nâng cao khả năng tài chính cho các ngân hàng và tăng thêm luồng vốn ngoại tệ thông qua việc cho phép ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ dưới 5% không phải xin phép NHNN, đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng lên 35% để tăng tính hấp dẫn khi luồng vốn đầu tư đang giảm sút.

Thứ ba, về chính sách thuế thu nhập đối với hoạt động đầu tư trên TTCK, tiếp tục kiến nghị lên Quốc Hội giãn thêm thời gian (khoảng 1 - 2 năm) áp dụng cho Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư trên TTCK (bao gồm thuế đánh vào doanh thu, cổ tức và trái tức) đến khi thị trường ổn định, không nên đánh thuế đối với cổ phiếu thưởng cho cổ đông vì đó là vấn đề tái đầu tư.

Thứ tư, nghiên cứu phương án thành lập quỹ bình ổn TTCK với sự tham gia góp vốn của Nhà nước, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Quỹ đầu tư theo chỉ số (lựa chọn một số công ty có thị phần lớn), triển khai mua vào khi thị trường thấp và giá cổ phiếu hấp dẫn, kết hợp với hành động mua vào của các tổ chức lớn. Sự can thiệp của quỹ khi đó sẽ tạo ra sự phục hồi bền vững hơn cho TTCK. Khi TTCK đã hồi phục thì bán ra thanh lý quỹ hoặc Nhà nước chuyển nhượng lại cổ phần cho khu vực tư nhân.

Thứ năm, trình Chính Phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định 238/2005/ QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK. Trong đó thống nhất áp dụng tỷ lệ 49% với cả chứng khoán niêm yết và công ty đại chúng. Trường hợp có phân loại ngành nghề thì mức sở hữu có thể cao hơn tuỳ theo ngành nghề.

Thứ sáu, tăng cường vai trò của các Hiệp hội trong một số nhiệm vụ.

- UBCKNN cũng chú ý tập trung nâng cao chất lượng công bố thông tin để đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư. Trước mắt là hoàn thiện việc sửa đổi Thông tư 38 về công bố thông tin, đưa vào thực hiện việc soát xét kiểm toán quý dựa trên cơ sở Tiêu chuẩn kiểm toán 910. Thông qua soát xét quý và công bố ngay ra thị trường sẽ góp phần giúp tình hình tài chính Doanh nghiệp minh bạch hơn, đồng bộ hơn so với việc để dồn kiểm toán đến cuối năm. Năm nay Doanh nghiệp niêm yết được khuyến nghị ký hợp đồng kiểm toán từ đầu năm. Việc Doanh nghiệp chọn kiểm toán sớm như vậy giúp UBCKNN có thể phối hợp với công ty kiểm toán và Hội nghề nghiệp để góp phần tạo ra hệ thống báo cáo tốt ngay từ đầu. Bên cạnh đó cũng sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền thông tin minh bạch, phối hợp hoạt động tuyên truyền với Doanh nghiệp niêm yết, CTCK nhằm có thông tin ra công chúng đầy đủ, chuẩn xác. Ngoài ra, UBCKNN cũng sẽ tăng cường thanh tra giám sát, xử phạt nặng hơn những hành vi vi phạm công bố thông tin, giao dịch chứng khoán để hạn chế vi phạm trên thị trường.

1.2.2. Giải pháp dài hạn

Trong bối cảnh khó khăn của năm qua, UBCKNN vẫn chủ trương tiếp tục các giải pháp dài hạn để hoàn thiện thị trường, tiếp tục hoàn thiện về cơ sở pháp lý, hạ tầng, về cơ chế chính sách, hệ thống cấu trúc và vận hành thị trường để có thể đón nhận những cơ hội trong trung và dài hạn.

Về lâu dài, Uỷ ban này sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cơ bản như xử lý cung cầu về vốn để đưa lãi suất cho vay giảm dần, cải thiện hơn nữa tính thanh khoản kết hợp với xử lý nợ đọng cho vay chứng khoán và bất động sản tại các ngân hàng để tránh rủi ro, hoàn thiện khung pháp lý về TTCK thông qua việc sửa đổi bổ sung Nghị định 14/CP, Nghị định 36/CP và các văn bản hướng dẫn. Cùng với đó, hệ thông NHTM tiếp tục được củng cố, tăng cường minh bạch hóa và công khai hóa hoạt động của Doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tái cấu trúc, quy hoạch thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết theo hướng tập trung, thống nhất, đồng thời tổ chức triển khai thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết và xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt, tập trung tại TTGDCK Hà Nội.

Giải pháp dài hạn trọng tâm vẫn là công tác tái cấu trúc thị trường, sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2009.

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam

Chúng ta sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường trên cơ sở triển khai thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết, thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, từng bước hoàn thiện các khu vực thị trường niêm yết, thị trường không tập trung, trái phiếu và khả năng kết nối với thị trường khu vực; đồng thời nghiên cứu từng bước đưa vào sử dụng các sản phẩm mới, sản phẩm phái sinh nhằm giảm thiểu các rủi ro và đa dạng hoá các công cụ đầu tư. Hiện TTCK đã bước sang giai đoạn cuối cùng của công tác đấu thầu lắp đặt hệ thống công nghệ mới. Từ công nghệ tốt, chúng ta có thể tăng cường chất lượng phục vụ, giám sát, nhất là khi ra đời các thị trường trái phiếu, UPCoM10...

Đầu Quý II/2009 sẽ triển khai thị trường trái phiếu chuyên biệt. Về nguyên tắc, UBCKNN cố gắng không áp dụng giãn biên độ. Chỉ khi nào thị trường không tự điều tiết được thì mới sử dụng đến biện pháp giãn biên độ.

Ngày 08/02/2009 UBCKNN ký quyết định thực hiện chuyển sàn chứng khoán đối với một số cổ phiếu, động thái này cũng nằm trong lộ trình tái cấu trúc TTCK. Trong đó, việc chuyển sàn sẽ được thực hiện cả hai chiều. Theo đó:

- Những Doanh nghiệp ở sàn HoSE có vốn điều lệ dưới 80 tỉ đồng phải chuyển ra sàn HaSTC. Đồng thời, c¸c Doanh nghiÖp ®ang niªm yÕt t¹i HaSTC có vốn điều lệ từ 80 tỉ đồng trở lên cũng phải chuyển vào HoSE. Cụ thể, các Doanh nghiệp đang niêm yết tại HaSTC nếu đáp ứng đủ điều kiện là vốn điều lệ 80 tỉ đồng trở lên, kinh doanh hai năm có lãi liên tục thì phải công bố kế hoạch chuyển từ sàn HaSTC sang HoSE, bắt đầu thực hiện từ năm 2010.

- Hiện tại sàn HoSE chỉ có 17 công ty có vốn dưới 80 tỉ đồng nhưng không đăng ký và cũng không có kế hoạch tăng vốn sẽ phải chuyển ra sàn HaSTC; có 39 công ty niêm yết khác cũng không đáp ứng điều kiện về vốn nhưng đang có kế hoạch phát hành tăng vốn, nếu triển khai kế hoạch phát hành thành công, đảm bảo số vốn tối thiểu là 80 tỉ đồng kể từ tháng 08/2009, thì vẫn ở lại sàn HoSE. Nhà đầu tư không quá lo ngại về việc các Doanh nghiệp đồng loạt phát hành tăng vốn, gây

10 UPCoM: thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết, dự kiến sẽ triển khai vào tháng 06/2009.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí