Xây Dựng Và Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng:

hình được áp dụng tương đối phổ biến:

- Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

+ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản;

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản;

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của nợ; X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản;

Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 4

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

- Mô hình chất lượng 6 C:

(1) Tư cách người vay (Character)

(2) Năng lực của người vay (Capacity)

(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)

(5) Các điều kiện (Conditions)

(6) Kiểm soát (Control)

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình điểm số tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

1.2.5.2. Đánh giá rủi ro tín dụng:

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:


Tỷ


lệ nợ


quá


hạn

Dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ cho vay

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý

+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.

+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.

+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

- Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay:

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) có thể được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của TCTD bao

gồm các nhóm nợ như sau:

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Hệ số rủi ro tín dụng:

Hệ số rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vayx 100%

Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng thấp: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động: cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ:

Dư nợ

trên vốn huy động Dư nợ x 100%

Vốn huy động

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ, hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển

tốt, rủi ro tín dụng thấp và là biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân:


Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợx100%

Doanh soá cho vay

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của

tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm:


Vòng


quay


voán


tín dụng

Doanh số thu nợ

1.2.6. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng:

nợ

bình

quân

1.2.6.1. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:

+ Các quy định về tổ chức bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát rủi ro và bộ máy xử lý rủi ro; các quy định về trình tự và thẩm quyền của bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát và bộ máy xử lý lý rủi ro.

+ Quy định điều kiện nhân sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ nhân viên thực hiện các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý rủi ro;

+ Xây dựng và hoàn thiện các định hướng, chính sách, quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng.

+ Hệ thống đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng;

+ Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro;

- Mô hình quản lý rủi ro có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, mức độ hứng chịu các loại rủi ro khác nhau và độ phức tạp trong tổ chức của ngân hàng. Điểm chính yếu khi xác định một mô hình quản lý rủi ro đúng đắn là phải gắn kết được mô hình quản lý rủi ro đó với mục tiêu và chiến lược tổng thể của ngân hàng. Điểm quan trọng là ngân hàng cần phải có được những hệ thống và quy trình đủ tốt để đánh giá và quản lý rủi ro.

1.2.6.2. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng:

- Xây dựng phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, bao gồm: cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, phân loại tài sản bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ;

- Quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc cho vay và nhận tài sản bảo đảm tiền vay;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay

và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

1.2.6.3. Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng:

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu,... và bảo đảm tiền vay.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tài trợ.

- Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối

với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

- Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là việc quản lý danh mục tín dụng, đặt ra các hạn mức cho vay đối với khách hàng hay nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.

- Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn

cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

- Trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng. Áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo

hiểm chuyên nghiệp.

1.2.6.4. Kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi

cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá. Hoặc

- Sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử

nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquydity and Stress testing)

- Kiểm tra trong quá trình phát vay, sau cho vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý, giám sát khả năng trả nợ. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

1.2.6.5. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp xử lý nợ:

- Ngân hàng phải xây dựng quy trình, bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề và phải có biện pháp hữu hiệu để xử lý các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất khi xảy ra rủi ro;

- Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu là công việc thường xuyên của các Ngân hàng nhằm thu hồi các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, do đó Ngân hàng cần có quy định, quy trình chuẩn hoá công việc; Mỗi cán bộ nhân viên thực hiện công việc cấp tín dụng cũng là một nhân viên xử lý nợ, ngoài ra ngân hàng cần có bộ phận chuyên môn độc lập để thực hiện việc xử lý các khoản nợ có vấn đề;

- Đối với các trường hợp chây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện.

1.2.7. Bảo đảm tín dụng:

Bảo đảm tín dụng là sự bảo đảm cho ngân hàng rằng có một nguồn vốn khác để

hoàn trả hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ.

Vai trò của việc bảo đảm tín dụng:

- Bảo đảm tín dụng là một hình thức bảo đảm cho trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc cho các tình huống bất khả kháng.

- Bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo khách hàng không đi chệch mục đích vay vốn đã xác định, ngăn ngừa gian lận.

- Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu thứ

nhất không thanh toán được.

Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng:

- Giá trị của vật bảo đảm có thể xác định được và tương đối ổn định.

- Vật bảo đảm tín dụng phải có tính chuyển nhượng và có sẵn thị trường tiêu thụ.

- Có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn gốc sở hữu hợp pháp.

Bảo đảm tín dụng có các hình thức sau:

- Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSBĐ sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết.

Bảo dảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSBĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa đất đai,… thường cồng kềnh và việc bán, chuyển nhượng không đơn giản.

- Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho ngân

hàng trong thời gian cam kết.

Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bên đi vay, như các chứng khoán, hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm…

Rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng:

Do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, để mở rộng tín dụng gắn với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại TSBĐ và hình thức bảo đảm, vận dụng thích ứng với điều kiện của mỗi khách hàng. Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro thấp và ngược lại.

1.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

1.3.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung:

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Điểm mạnh:

+ Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính

cạnh tranh lâu dài.

+ Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

+ Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

- Điểm yếu:

+ Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư

nhiều công sức và thời gian.

+ Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực

tiễn.


1.3.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và

tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

- Điểm mạnh:

+ Gọn nhẹ.

+ Cơ cấu tổ chức đơn giản.

+ Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.

- Điểm yếu:

+ Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí