Đánh Giá Của Khách Hàng Về Acb Cần Thơ Và Các Đối

- Đánh giá của khách hàng về các đối thủ: ngoài các yếu tố về thị phần, tài chính, giá, nguồn nhân lực thì việc đánh giá của khách hàng về các đối thủ cũng là một yếu tố quan trọng bởi khách hàng là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm của ngân hàng và các đối thủ khi đó họ sẽ đưa ra những nhận xét mang tính khách quan hơn về những gì mà họ hài lòng đối với ngân hàng và đối thủ cũng như những gì mà ngân hàng và các đối thủ chưa đáp ứng được.


Bảng 35: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ACB CẦN THƠ VÀ CÁC ĐỐI

THỦ CẠNH TRANH



NGÂN HÀNG

ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG

Hài lòng

Không hài lòng

ACB

- Đảm bảo uy tín

- Nhân viên chuyên nghiệp, hướng dẫn tận tình.

- Sản phẩm đa dạng

- Thời gian giao dịch dài

- Thủ tục rườm rà

- Lãi suất cho vay cao

- Có ít chi nhánh, phòng giao dịch

SACOMBANK

- Đảm bảo uy tín

- Nhân viên chuyên nghiệp, hướng dẫn tận tình.

- Sản phẩm đa dạng

- Thời gian giao dịch dài

- Có ít chương trình khuyến mãi

- Thủ tục rườm rà

- Địa điểm giao dịch không

thuận tiện.

EXIMBANK

- Cơ sở vật chất hiện đại

- Đảm bảo uy tín

- Địa điểm giao dịch thuận tiện

- Thời gian giao dịch dài

- Có ít chương trình khuyến mãi

- Sản phẩm chưa đa dạng

- Thủ tục rườm rà

- Nhân viên chưa nhiệt tình trong công việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng á châu chi nhánh Cần Thơ - 12

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng năm 2008

Trên cơ sở những phân tích trên ta thiết lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa

ACB Cần thơ và các đối thủ như sau.

Bảng 36 : MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

ĐVT: điểm



Các yếu tố chính

Tầm quan trọng

Sacombank

ACB

Eximbank

Trọng

số

Điểm

số

Trọng

số

Điểm

số

Trọng

số

Điểm

số

Thị phần

0,05

4

0,2

3

0,15

2

0,1

Cạnh tranh giá

0,05

3

0,15

3

0,15

3

0,15

Đa dạng sản phẩm

0,1

4

0,4

4

0,4

3

0,3

Tài chính

0,1

4

0,4

3

0,3

2

0,2

Nhân sự

0,1

3

0,3

3

0,3

4

0,4

Công tác chiêu thị

0,05

3

0,15

4

0,2

2

0,1

Kênh phân phối

0,1

3

0,3

2

0,2

4

0,4

Thủ tục giao dịch

0,15

2

0,3

2

0,3

2

0,3

Thời gian giao dịch

0,05

3

0,15

3

0,15

3

0,15

Phong cách phục vụ

0,15

4

0,6

4

0,6

3

0,45

Uy tín

0,1

4

0,4

4

0,4

4

0,4

Tổng cộng

1,00


3,35


3,15


2,95


Trong bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh thì phong cách phục vụ và thủ tục giao dịch là yếu tố quan trọng bậc nhất cho sự thành công vì thế được ấn định mức quan trọng 0,15. Kế đến là sản phẩm đa dạng, nguồn lực tài chính, nhân sự, kênh phân phối và uy tín của ngân hàng được ấn định mức quan trọng là 0,1. Sở dĩ chọn nhân tố phong cách phục vụ và thủ tục giao dịch có mức quan trọng nhất vì kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao, các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều và các sản phẩm của các ngân hàng hiện nay nhìn chung không có sự khác biệt lớn. Vì vậy mà khách hàng sẽ chọn giao dịch với những ngân hàng nào có chất lượng phục vụ tốt, đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động và thủ tục giao dịch nhanh gọn.

Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ta nhận thấy Sacombank đang tỏ ra có ưu thế hơn so với ACB và Eximbank. Đây là ngân hàng có thế mạnh về thị phần huy động vốn và cho vay, sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiềm lực mạnh về tài chính, phong cách phục vụ chuyên nghiệp tạo được uy tín tốt với khách hàng. Đây thật sự là một đối thủ lớn mà ACB cần phải vượt qua trong cuộc đua khốc liệt hiện nay.

4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

- Do ngành ngân hàng đang tăng trưởng mạnh và có tiềm năng phát triển rất lớn, chính vì thế mà có rất nhiều công ty muốn thâm nhập vào ngành hoặc chuyển hướng vào đầu tư kinh doanh ngân hàng. Những đối tượng đó chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của ACB-Cần Thơ.

- Giống như các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ mới tham gia vào ngành này cũng mang lại nhiều đe dọa cho ngân hàng đặc biệt là yếu tố thị phần sẽ bị chia sẻ và đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bởi những đối tượng này được hình thành sau nên họ có những lợi thế nhất định:

+ Có động cơ và ước vọng giành được thị phần.

+ Có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của những ngân hàng đang hoạt động, từ đó đề ra được những chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó.

+ Các ngân hàng thương mại mới có những kế sách và sức mạnh mà các ngân hàng hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

Do đó, sắp tới rất có thể ACB-Cần Thơ sẽ phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh

tranh mới và mạnh bởi các lý do:

- Các yếu tố ngăn chặn sự xâm nhập ngành tương đối thấp vì:

+ Các sản phẩm ngân hàng ít có sự khác biệt. Do vậy, sự trung thành của khách

hàng không là một yếu tố đáng ngại để các ngân hàng mới xâm nhập ngành.

+ Kinh tế cần thơ đang có những bước phát triển nhanh và vững chắc, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, thêm vào đó là các chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố sẽ là cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, thu nhập người dân ngày càng tăng và trình độ ngày càng được cải thiện. Do đó nhu cầu về dịch vụ ngân hàng tăng lên rất lớn.

+ Chính phủ luôn tạo cơ hội cho hoạt động ngân hàng phát triển mới đây Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo đó các đơn vị chi lương từ nguồn ngân sách nhà nước, tiếp đến là các đơn vị sự nghiệp… phải trả lương qua hệ thống tài khoản ngân hàng, cùng theo chiều hướng đó thì việc chi trả lương cho công nhân qua thẻ của các doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng. Đây là một cơ hội lớn cho các NHTM gia tăng cung cấp dịch vụ của mình đặc biệt là sản phẩm thẻ.

+ Tìm được một vị trí kinh doanh thuận lợi là khá dễ dàng vì hiện tại mặt bằng cho thuê tại cần thơ còn thấp hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh trung bình khoảng 2000USD/tháng , mặt khác thị trường cho thuê văn phòng đang dần dần phát triển tại cần Thơ với những cao ốc mới xây như Nguyễn Hiếu, Eximbank, VCCI, Pjico và trong tương lai sẽ có thêm các cao ốc cao cấp khác như cao ốc văn phòng cho thuê và Trung tâm Mua sắm Nguyễn Kim (cạnh Công viên Lưu Hữu Phước), Tòa nhà Tây

Nguyên Plaza Cần Thơ, Cao ốc văn phòng Báo Sài Gòn Giải Phóng trên đường Hùng Vương…

- Riêng chỉ có hai yếu tố khá lớn ngăn chặn sự xâm nhập ngành đó là:

+ Thách thức lớn nhất là bài toán chi phí và lợi nhuận. Để được cấp giấy phép thành lập một ngân hàng đối với NHTMCP và ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở thời điểm hiện nay là phải có số vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng; riêng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD (Nghị định 141 của Chính phủ về ban hành mức vốn pháp định của chính phủ). Số tiền đó phải được duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng trong suốt thời gian từ khi chấp thuận về nguyên tắc cho đến khi khai trương hoạt động. Việc sử dụng có hiệu quả số vốn đó là một vấn đề nan giải. Bởi vì phi chi phí cho xây dựng hay thuê trụ sở, trang thiết bị, đầu tư công nghệ, đào tạo, quảng bá hình ảnh và thương hiệu, tiếp thị… là rất lớn, mà nguồn thu thì lại là cả một quá trình.

+ Thách thức thứ hai đó là nguồn nhân lực mà các NHTM hiện tại cũng đang “đau đầu”. Sinh viên tốt nghiệp ra trường thì nhiều. Nhưng để vận hành một ngân hàng thì cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu thực tiễn và thành thạo chuyên môn nghiệp vụ giữ vị trí bộ khung, cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt. Hiện nay, các NHTMCP đang lôi kéo cán bộ của nhau, đặc biệt của các NHTM Nhà nước, dựa vào các chính sách: tiền lương, tiền thưởng, cổ phiếu ưu đãi, điều kiện làm việc, bổ nhiệm… Tuy nhiên, gần đây các NHTM Nhà nước chuẩn bị cổ phần hoá cũng có nhiều cách để giữ chân, với chính sách cổ phần ưu đãi, cải thiện về lương và thưởng, chính sách bồi hoàn chi phí đào tạo nếu ra đi… Bài toán nhân lực với các NHTMCP hiện tại đã khó rồi, với các NHTMCP chuẩn bị thành lập còn khó hơn. Giải pháp phổ biến là lương cao, nhưng lương cao thì ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Khả năng trả đũa là rất thấp

Tuy các ngân hàng hiện tại rất tâm huyết với ngành kinh doanh của mình nhưng đến nay vẫn chưa có một lịch sử trả đũa nào, cho nên nếu có ngân hàng mới xâm nhập ngành thì khả năng trả đũa của họ là rất thấp. Các đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất phát từ các đối tượng sau:

+ Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Họ có uy tín, công nghệ và đặc biệt là nguồn vốn lớn. Hiện nay tại Cần Thơ có 2 ngân hàng nước ngoài thiết lập văn phòng đại diện của mình từ rất sớm là HSBC và ANZ. Họ đã có nhiều thời gian tìm hiểu thị trường, thói quen, lối sống của người dân nơi đây cũng như hoạt động của các đối thủ

hiện tại trên địa bàn. Đặc biệt kể từ ngày 01/04/2004, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và kèm theo đó là sự không hạn chế về chi nhánh, phòng giao dịch. Do vậy, khi thâm nhập vào ngành họ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt.

+ Các ngân hàng TMCP trong nước mới thành lập ( Bảo Việt, FPT, DẦU KHÍ)

NHTMCP Bảo Việt được thành lập vào cuối năm 2007 với số vốn điều lệ

1.500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 40%. Trong thời gian sắp tới định hướng phát triển của ngân hàng là tăng cường việc mở rộng mạng lưới để xâm nhập thị trường và Cần thơ là một địa bàn đầy tiềm năng mà Bảo Việt không thể bỏ qua.Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt đã có mặt tại Cần Thơ khá sớm với sự ra đời của Chi nhánh bảo hiểm Bảo Việt tại Cần thơ vào năm 2001. Với thời gian hoạt động lâu nên Bảo Việt có đủ thời gian để nghiên cứu thói quen, lối sống của người dân trên địa bàn thành phố cũng như hoạt động của các chi nhánh khác. Bên cạnh đó, Bảo Việt còn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động trong việc tiếp cận khách hàng đặc biệt là khả năng tiếp thị tại nhà. Vì Vậy, khi Bảo Việt thành lập chi nhánh ngân hàng tại đây sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với ACB - Cần Thơ nói riêng và các chi nhánh ngân hàng khác nói chung.

NHTMCP FPT được thành lập vào cuối năm 2007 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT nắm giữ 50%. Do là ngân hàng mới thành lập nên chiến lược phát triển của ngân hàng sẽ là thâm nhập thị trường thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối và Cần Thơ là một địa chỉ hấp dẫn.Thế mạnh của Ngân hàng FPT là công nghệ - là cơ sở quan trọng giúp cho ngân hàng triển khai các sản phẩm mới phục vụ khách hàng tốt hơn. Đây tiếp tục sẽ là một đối thủ cạnh tranh đối với ACB - Cần Thơ nói riêng và các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn nói chung.

NHTMCP Dầu Khí được thành lập vào cuối năm 2007 với số vốn điều lệ

5.000 tỷ, trong đó tập đoàn PetroVietnam nắm giữ 43%. Là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong 4 ngân hàng sẽ là một lợi thế không nhỏ cho NHTMCP Dầu Khí trong việc đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối (công nghệ, cơ sở hạ tầng) và Cần Thơ là một điểm đến hấp dẫn.

NHTMCP Liên Việt được thành lập vào cuối năm 2007 với số vốn điều lệ

3.300 tỷ, có trụ sở chính đặt tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Với vị thế địa lý

thuận lợi (gần thành phố Cần Thơ) nên khả năng ngân hàng này mở chi nhánh tại Cần Thơ là cao hơn so với các đối thủ tiềm ẩn còn lại.

+ Các các công ty tài chính: hiện tại cần thơ chỉ có một công ty tài chính là công ty tài chính Nam Việt. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh của thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay thì trong thời gian tới sự xuất hiện của các công ty tài chính từ thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các công ty tài chính ngoại là rất lớn. Theo qui định hiện hành thì công ty tài chính được thực hiện phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn (bằng VND và ngoại tệ) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Doanh nghiệp được cấp tín dụng tiêu dùng dưới hình thức cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, đầu tư về tiêu dùng cho khách hàng. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất hiện nay của các công ty này là không được nhận tiền gửi trực tiếp của dân cư.

4.2.4. Nhà cung cấp

- Nhà cung cấp công nghệ: trong những năm gần đây, số lượng các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ không ngừng tăng lên. Giờ đây, quyền lựa chọn không nằm ở các ngân hàng mà nằm trong tay khách hàng-những người sẽ lựa chọn những phương án giao dịch tốt nhất, có lợi nhất. Vì vậy ngân hàng phải biết tìm ra cách vừa có lợi cho khách hàng, vừa thu được lợi nhuận. Ngoài những nhân tố như uy tín, năng lực, nhân sự, khả năng quản lý của những người đứng đầu thì sự khác biệt về công nghệ chính là yếu tố quyết định thành công của một ngân hàng trong thời điểm hiện nay bởi vì theo thực tế cho thấy rằng dịch vụ ngân hàng mang tính đồng nhất rất cao, do đó vấn đề quan trọng là ngân hàng nào biết tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ, tính tiện ích cao thì ngân hàng đó sẽ có lợi thế mạnh trong cạnh tranh. Ngày nay các NHTM cạnh tranh với nhau theo hướng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ ngân hàng luôn phụ thuộc và trình độ công nghệ ngân hàng. Nếu trình độ công nghệ ngân hàng không tiên tiến, hiện đại thì chất lượng dịch vụ cũng không thể nâng cao được. Do đó một xu thế tất yếu là các NHTM phải ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lựong dịch vụ ngân hàng.

+ Hiện tại ACB đang sử dụng phần mềm TCBS-một dạng Core banking hiện đại do công ty Open Solution (OSI) của Mỹ và Công ty Thiên Nam-nhà phân phối độc

quyền của OSI tại Việt Nam cung cấp. Do đây là phần mềm hiện đại và chưa được sản xuất trong nước nên chi phí đầu tư cho công nghệ này là khá cao lên đến hàng trăm ngàn USD. Đây là một bất lợi của ngân hàng do phải bỏ ra quá nhiều tiền để nâng cao công nghệ làm cho chi phí tăng mạnh dẫn đến thu hẹp lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên do ACB-Cần Thơ là chi nhánh nên chi phí cho việc đầu tư công nghệ hiện đại này cũng không quá lớn do được sự hổ trợ từ Hội sở, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ACB-Cần Thơ gia tăng khả năng cạnh tranh của mình dựa trên nền công nghệ hiện đại.

+ Bên cạnh phần mềm hiện đại thì việc xử lý các giao dịch với các khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của ngân hàng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải trang bị một hệ thống máy tính hiện đại. Hiện tại trên thị trường Cần Thơ, số lượng nhà cung cấp máy tính văn phòng tương đối nhiều trong đó có nhiều tên tuổi đã trở nên quen thuộc với người dân trên địa bàn như FPT, Trung tâm công nghệ thông tin thuộc trường Đại học Cần thơ, Á Châu, Sao Mai. Vì vậy mà ngân hàng sẽ có thể lựa chọn đối tác phù hợp với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

+ Ngoài hệ thống mạng nội bộ thì ACB-Cần Thơ còn sử dụng mạng Internet do VNPT Cần Thơ cung cấp. Mặc dù ngân hàng đã lựa chọn gói dịch vụ với đường truyền tốt nhất nhưng tình trạng mạng chạy chậm vẫn thường xuyên xãy ra nhất là trong giờ có khối lượng giao dịch gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt hiện nay tại ACB-Cần Thơ đang triển khai sản phẩm sàn giao dịch vàng trực tuyến, mặc dù lượng giao dịch hàng ngày vẫn chưa nhiều nhưng trong thời gian tới có xu hướng tăng lên nguyên nhân là do vàng càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư hơn khi mà lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, TTCK biến động thất thường…khi đó chỉ một sự cố nhỏ về đường truyền có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Điều này đã từng xãy ra tại Hội sở trong thời gian qua làm uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Hiện nay, tại Cần Thơ có ba nhà cung cấp dịch vụ mạng chính là VNPT,Viettel, FPT trong đó VNPT vẫn là nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn nhất với trên 60% thị phần. Do lĩnh vực này vẫn còn bị chi phối bởi các công ty nhà nước nên cạnh tranh vẫn chưa thật sự quyết liệt, tình trạng áp đặt giá vẫn còn xảy ra trong khi chất lượng dịch vụ thì không cao.

- Cộng đồng tài chính: hiện nay nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ACB- Cần Thơ chủ yếu từ hai nguồn là vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn huy động, trong đó

vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong vốn huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao. So với ngân hàng thì đối tượng khách hàng này có lợi thế hơn bởi những nguyên nhân sau:

+ Ngân hàng là người cần vốn kinh doanh nên luôn tìm cách để thu hút khách hàng từ việc tăng lãi suất huy động đến nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Qua đó vô hình đã tạo cho lợi thế cho khách hàng gửi tiền. Khách hàng có thể lựa chọn những nơi có lãi suất cao hơn hoặc nhiều chương trình khuyến mãi hơn.

+ Ngân hàng thì nhiều trong khi số lượng khách hàng có thu nhập khá trở lên vẫn chưa cao đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh giành giật khách hàng. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì khách hàng càng có lợi trong việc lựa chọn sản phẩm.

+ Thị trường vàng, chứng khoán, BĐS vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư có thu nhập cao đặc biệt là vàng. Khi đó, thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ có thể đầu tư vào các lĩnh vực này với mức lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm.

+ Khách hàng vẫn có thể rút tiền trước hạn khi muốn đầu tư vào một lĩnh vực khác. Đây cũng là một lợi thế của họ so với ngân hàng.

Tóm lại khách hàng với những lợi thế của mình đã buộc ngân hàng luôn phải không ngừng cải thiện sản phẩm dịch vụ, nâng cao công nghệ, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó ngân hàng cần xây dựng một chính sách chăm sóc khách hàng lâu dài nhằm giữ chân khách hàng cũ cũng như lôi kéo thêm khách hàng mới. Có như vậy thì ngân hàng mới có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong tương lai trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Nguồn lao động: bên cạnh những cán bộ công nhân viên đã gắn bó lâu dài với chi nhánh từ khi thành lập đến nay thì hầu hết cán bộ công nhân viên đều được tuyển chọn rất kỹ từ các trường đại học, cao đẳng trong vùng trong đó chiếm đa số là Đại học Cần Thơ. Khoa kinh tế của trường hiện nay hằng năm đào tạo hàng ngàn sinh viên với nhiều chuyên ngành như tài chính –ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, ngoại thương

,kế toán, quản trị kinh doanh. Tất cả những sinh viên này khi ra trường sẽ là một nguồn cung lao động dồi dào cho các ngân hàng trong đó có ACB-Cần Thơ. Tuy nhiên có một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận rằng số lượng sinh viên ra trường hàng năm tuy nhiều nhưng tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng lại không cao

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí