Môi Trường Dân Số - Văn Hóa Xã Hội

lãi suất cộng thêm cho khách hàng gửi tiền từ 50 triệu đồng trở lên với mức cộng thêm từ 0,005-0,025%/tháng. Ngân hàng Nam Việt cũng điều chỉnh lãi suất tăng rất mạnh với lãi suất (có áp dụng bậc thang) kỳ hạn 3 tháng lên đến khoảng 0,821- 0,825%/tháng; kỳ hạn 24-36 tháng lãi suất khoảng từ 0,87-0,9%/tháng. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 60 tháng mức cao nhất lên đến 1%/tháng.

Ngân hàng Á Châu Cần Thơ cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam tăng từ 0,36-0,6%/năm. Ngoài ra, khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ 100 triệu đồng trở lên vẫn được áp dụng mức lãi suất thưởng hấp dẫn. Các ngân hàng: Kỹ thương, Sài Gòn Hà Nội (SHB)... cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam. Trong đó, SHB tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại khu vực ĐBSCL lên đến 0,795%/tháng.

Tóm lại, cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao với mức tăng khoảng từ 0,6-2,4%/năm. Lãi suất cho vay tăng sẽ gây tác động tâm lý và hiệu ứng dây chuyền lên các sản phẩm khác. Bởi vì lãi suất cho vay cũng là một chi phí cấu thành giá thành sản phẩm nên lãi suất cho vay tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu liên tục tăng trong khi giá bán sản phẩm khó có thể tăng kịp được. Tình trạng này đã gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng.

4.3.2. Môi trường chính trị - pháp luật

- Về chính trị: Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền thành phố cũng như sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, tình hình chính trị trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung là rất ổn định. Chính trị ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngành ngân hàng vốn rất nhạy cãm với yếu tố này. Đây sẽ là một nền tảng cơ bản để ACB Cần Thơ có thể vạch ra những kế hoạch phát triển trong tương lai nhằm nâng cao vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

- Về pháp luật:

Các ngân hàng hoạt động theo luật các TCTD được ban hành vào năm 1997 (sửa đổi bổ sung vào năm 2004) và luật NHNN ban hành vào năm 1997(sửa đổi bổ sung vào năm 2003). Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động của các ngân hàng theo đúng pháp luật và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng còn chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Vì vậy mà những chính sách mà ngân hàng nhà nước đưa ra có ãnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau:

+ Để nâng cao hiệu quả tín dụng đặc biệt là trong công tác xữ lý nợ tại các ngân hàng, NHNN ban hành quyết định số 18 ban hành ngày 25/04/2007 về việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xữ lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định này thì việc phân loại nợ được thực hiện theo những tiêu chuẩn cụ thể và khắt khe hơn nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Qua đó làm cho các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là trong khâu thẩm định khách hàng, tránh tình trạng cho vay tràng lang chạy theo doanh số mà xem nhẹ chất lượng tín dụng.

+ Chỉ thị 03 được NHNN ban hành vào ngày 28/05/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Theo quyết định này thì dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt qúa 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây là một điều chỉnh kịp thời của NHNN khi mà TTCK đang có những phiên điều chĩnh giảm, việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập trong khi dư nợ của các ngân hàng trong lĩnh vực nay đang ở mức cao (có ngân hàng chiếm trên 15% tổng dư nợ), cho thấy tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.

+ Trong thời gian gần đây do khan hiếm tiền đồng nên các ngân hàng thương mại đặc biệt là khối NHTMCP đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, dẫn đến cuộc đua lãi suất của các ngân hàng ãnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nền kinh tế. Đối phó với tình trạng này, NHNN đã có công điện 02 ban hành vào ngày 26/02/2008 về việc quy định điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm nhằm chấm dứt tình trạng chuyển dịch tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại, gây xáo trộn thị trường tiền tệ..

-Về phía chính quyền địa phương:

Chính quyền thành phố luôn quan tâm đến việc cải thiện các thủ tục hành chính, thành phố xác định năm qua là năm nâng cao chất lượng cải cách hành chính nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ “lấy cải cách hành chính làm trọng tâm”; thành phố đã tích cực xem xét, rà soát lại những thủ tục không cần thiết để tạo những

điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính. Cụ thể:

+ Ban hành quy định về chế độ công khai thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước.Trong đó nêu rõ các loại giấy tờ cho từng loại công việc, biểu mẫu, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết, phí và lệ phí; tên và số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người có thẩm quyền giải quyết vướng mắc.

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, tăng cường kỹ năng hành chính, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, người giải quyết công việc và cơ sở vật chất cho bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”.

+ Đối với các hộ kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh được tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình chỉ cần gửi đơn đăng ký kinh doanh đến các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) nơi đặt trụ sở kinh doanh. Khi nhận đầy đủ hồ sơ và kiểm tra hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) sẽ cấp giấy phép kinh doanh trong vòng 5 ngày.

+ Việc công chứng các giấy tờ liên quan đến nhà đất, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ hành chính khác cũng được tiến hành thuận lợi hơn.

Tóm lại, trong thời qua dưới sự quan tâm sát sao của NHNN, pháp luật về ngân hàng ngày càng hoàn thiện và các thủ tục hành chính tại địa phương ngày càng được cải thiện sẽ là cơ hội cho ACB Cần Thơ phát triển trong tương lai.

4.3.3. Môi trường dân số - văn hóa xã hội

- Dân số.

Dân số ĐBSCL hiện nay khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước. Tại thành phố Cần Thơ hiện tại có 1.141.653 người, trong đó dân cư thành thị là

584.562 người, chiếm 51,20% và dân cư nông thôn là 557.127 người, chiếm 48,80%. Mật độ dân số 811 người/km2.Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.122 USD tăng 14,5% so với năm 2006. (Nguồn:Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ).

Dân số đông cộng thêm thu nhập người dân gia tăng nên Cần Thơ được xem là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động qua đó tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

- Yếu tố văn hóa xã hội

+ Yếu tố môi trường văn hóa-xã hội là yếu tố mang tính lâu dài và ít thay đổi. Đối với người dân ở khu vực miền Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng thường có thói

quen giữ tiền và tích trữ vàng hoặc hiện nay đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản hoặc chứng khoán. Họ chưa có thói quen với cách đầu tư thông qua ngân hàng hoặc sử dụng các sản phẩm tiện ích của NHTM. Điều này cho thấy tâm lý của người dân vẫn chưa thay đối nhiều. Đây được xem là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trên địa bàn nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường công tác Marketing để quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng nhằm đem đến sự hài lòng và niềm tin cho họ. Qua đó khuyến khích họ sử dụng các sản phẩm của ngân hàng nhiều hơn.

+ Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Cần Thơ được xem là nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất trong vùng với trường Đại Hoc Cần Thơ làm trung tâm, bên cạnh đó là hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông có uy tín và chất lượng. Trình độ của người dân được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử nơi mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch thông qua mạng Internet.

4.3.4. Môi trường quốc tế

Năm 2007 đánh dấu sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.Quá trình đàm phán gia nhập WTO đã khép lại và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007. Đối với ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ nói riêng, gia nhập WTO sẽ mang lại những cơ hội cho sự phát triển những cũng đặt ra những thách thức hết sức to lớn.

- Những cơ hội

+ Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường tài chính quốc tế để phát triển ở mức cao hơn. Hiện nay, Cần Thơ có hệ thống ngân hàng-bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững và vươn lên trở thành những ngân hàng tầm cở tại vùng ĐBSCL thì các ngân hàng thương mại Cần Thơ cần phải tận dụng cơ hội này để học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà mình chưa có hoặc có ít kinh nghiệm như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro.

+ Khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa bởi vì lúc này các quy chế quốc tế đã thông thoáng hơn đặc biệt là mức thuế suất nhập khẩu ở các nước sẽ giảm dần. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng xuất khẩu. Với thế mạnh về lúa gạo và thủy sản, dự báo trong thời gian tới kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ có liên quan đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế.

+ Quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng cạnh tranh của mình nếu không muốn thua trên sân nhà. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới. Khi đó nhu cầu vay vốn là rất lớn. Đây là cơ hội cho ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng của mình.

- Những thách thức

Bên cạnh thời cơ thuận lợi, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ khiến cho

cấc ngân hàng trong nước đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

+ Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuy khá nhiều (tính đến thời điểm cuối năm 2007 có 18 ngân hàng) nhưng quy mô về vốn và hoạt động vẫn còn nhỏ bé. Do đó hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng đối tượng khách hàng.

+ Phần lớn các chi nhánh ngân hàng tại Cần Thơ vẫn chỉ tập trung vào các dịch vụ huy động vốn và cho vay truyền thống, sản phẩm dịch vụ tài chính chưa thật đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài với những dịch vụ hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao, nguồn nhân lực dồi dào và tiềm lực tài chính mạnh sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng trong nước bị ãnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây trong một cuộc khảo sát do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy thị phần của các NHTM Việt Nam đang có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng khi 42% doanh nghiệp, 50% dân chúng được hỏi đều cho rằng họ sẽ lựa chọn vay ở các ngân hàng nước ngoài và 50% doanh nghiệp, 62% dân chúng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Tại Cần Thơ, hiện có 2 ngân hàng nước ngoài rất mạnh về quy mô và công nghệ là ANZ và HSBC đã thiết lập văn phòng đại diện từ lâu và trong thời gian tới sẽ chuẩn bị mở

chi nhánh chính thức, khi đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây sẽ một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng trên địa bàn thành phố nói chung và ACB nói riêng.

+ Ngoài ra, việc mở cửa thị trường tài chính không chỉ buộc các ngân hàng trong nước cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính nước ngoài. Các tổ chức này sẽ cạnh tranh với các ngân hàng về hoạt động huy động vốn cũng như đầu tư. Ở Cần Thơ, đã có nhiều công ty bảo hiểm tầm cỡ quốc tế như Prudential, AAA, AIA đã bắt đầu thâm nhập thị trường tài chính đầy tiềm năng này.

4.4. PHÂN TÍCH SWOT

Trên cơ sở phân tích những yếu tố nội tại bên trong ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu; phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài để xác định cơ hội, thách thức ta thiết lập được ma trận SWOT như sau:

Bảng 40: MA TRẬN SWOT





S: Điểm mạnh

W: Điểm yếu

1. Với lợi thế ra đời từ rất sớm trên

1. Mạng lưới hoạt động chưa

thị trường, ACB Cần Thơ đã tạo

rộng khắp nên chưa thâm nhập

dựng được mối quan hệ rộng rãi

tốt vào thị trường.

với nhiều khách hàng, thực sự trở

2. Chưa có phòng Marketing

thành “người bạn đồng hành”cùng

nên hạn chế trong việc tiếp thị

khách hàng tạo ra giá trị đích thực

sản phẩm, tiếp cận khách hàng.

2. Công nghệ ngân hàng hiện đại.

3. Vẫn còn nhiều giới hạn ràng

3. Có đội ngũ cán bộ công nhân

buộc từ Hội sở trong các hoạt

viên trẻ, nhiệt tình, năng động có

động của ngân hàng.

tinh thần trách nhiệm và được đào

4. Số lượng nhân viên ngân

tạo tốt

hàng còn ít vì thế mà tình trạng

4. Được khách hàng đánh giá cao

quá tải trong công việc vẫn

về chất lượng dịch vụ.

thường xuyên xãy ra.

5. Sản phẩm đa dạng đáp ứng tốt


nhu cầu của khách hàng.


6. Hiệu quả hoạt động luôn tăng


cao qua các năm


O: Cơ hội

S1,S2,S3,S4,S5,O1,O2,O3,O4,O6:

W1,W2,W4,O1,O2,O3,O4,O6:

1. Nền kinh tế

Tập trung khai thác tốt thị trường

Xây dựng thêm chi nhánh,

Cần Thơ đang

hiện tại nhằm gia tăng việc cung

phòng giao dịch nhằm tăng

có bước phát

cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích

cường khả năng tiếp cận khách

triển nhanh và

cho khách hàng đặc biệt là trong

hàng, qua đó đẩy mạnh việc

ổn định.

lĩnh vực huy động vốn và cho vay.

quảng bá sản phẩm đến khách

2.Chính quyền


hàng.

thành phố



đang ra sức



thực hiện cải



cách hành



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng á châu chi nhánh Cần Thơ - 14

thoáng hơn cho các nhà đầu tư nhất là kinh tế tư nhân.

3. Sự ổn định về chính trị xã hội.

4. Qui mô dân số, thu nhập và trình độ dân trí ngày càng được cải thiện.

5. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ngân hàng nhà nước trên địa bàn nhằm thúc đẩy các ngân hàng phát triển bền vững.

6. Hội nhập quốc tế sẽ làm cho nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng gia

tăng.



T: Đe dọa

1. Lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2. Các đối thủ của ngân hàng ACB có quy mô hoạt động rộng, năng động và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

3. Cạnh tranh

ngày càng gay

S1,S3,S4,S5,S6,T2,T3,T4:Thực

hiện chiến lược giữ chân khách hàng lâu dài để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

W4,T2,T3,T4: Thực hiện chiến lược phát triển nhân sự ngân hàng nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng.

chính, tạo điều kiện thuận lợi và thông

4. Các ngân

hàng nước

ngoài ngày càng có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận thị trường Việt

Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng.

5. Các ngân hàng đang phải đối mặt với những hạn chế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý.



gắt giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng trên địa bàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023