Các Yếu Tố Ảnh Hường Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Dn


4. Kiểm tra vệ sinh hầm hàng (xuất gạo, nông sản...)


5. Giám sát quá trình xuất hàng:


Tại nhà máy, kho hàng, tại hiện trường


6. Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.


Nếu hàng hóa phải khử trùng thì phải làm đơn gửi đến Công ty khử trùng - chi cục kiểm dịch thực vật xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được khử trùng, chủ hàng sẽ được giấy chứng nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Một số loại Giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận số lượng

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 5

Giấy chứng nhận chất lượng

Giấy chứng nhận trọng lượng

Giấy chứng nhận kiểm dịch

o Sản phẩm động vật: Animal product sanitary inspection certificate

o Thực vật: Phytosanitary certificate

Giấy chứng nhận vệ sinh

Giấy chứng nhận khử trùng

5. Làm thủ tục hải quan:


Thủ tục hải quan là một cách thức để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Làm thủ tục hải quan đến xác nhận hàng hóa vận chuyển có nguồn gốc xuất xứ, có đầy đủ giấy phép để có thể vận chuyển qua biên giới, kiểm tra hàng lậu, sai sót, giả mạo.

Quy trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp:


- Khai hải quan

- Nộp tờ khai HQ; Nộp và xuất trình bộ chứng từ khai HQ

- Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra

- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác Một số vấn đề cần lưu ý:


- Chữ ký số

- Thời hạn khai & nộp tờ khai hải quan

- Thời gian kiểm tra hàng hóa

- Địa điểm đăng ký tờ khai


Theo khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 24 thông tư 38/2015/TT-BTC quy định các

trường hợp chuyển luồng gồm:


- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế;

- Người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế;

- Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

6. Thuê phương tiện vận tải:


- Hàng hóa XNK Việt Nam chủ yếu vận chuyển bằng đường biển.

- Việc thuê phương tiện vận tải trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hóa và có liên quan đến nhiều nội dung của hợp đồng ngoại thương.

- Việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào 03 căn cứ sau:

Những điều khoản của HĐ ngoại thương;

Đặc điểm hàng mua bán;

Điều kiện cơ sở giao hàng.

7. Giao hàng cho người vận tải:


Hàng XK vận chuyển bằng tàu chợ


+ Hàng rời

+ Hàng container (FCL, LCL)


Hàng XK vận chuyển bằng tàu chuyến


+ XK hàng nguyên tàu, nguyên hầm hoặc với số lượng lớn


Nội dung công việc khi giao hàng cho người vận chuyển:


+ Lập Cargo list


+ Kiểm tra S/O (Shipping order) và sơ đồ xếp hàng (cargo plan or stowage plan)


+ Giám sát quá trình bốc hàng


+ Lấy biên lai thuyền phó – Mate’s receipt


+ Đổi biên lai thuyền phó lấy clean Bill of Lading


8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa XK:


Mua bảo hiểm là hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro cho lô hàng trong quá trình vận chuyển. Hợp đồng bảo hiểm có thể chia thành hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy); hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy).

Bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương do thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất.

Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của DN khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh XNK.

Khi mua bảo hiểm cho hàng XK, người được bảo hiểm cần chú ý:


Nên mua bảo hiểm trước khi hàng rời khỏi kho;

XK theo CIF: mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.

XK theo FOB/CFR: người XK phải thông báo sớm cho người NK ngày xếp hàng xuống tàu để họ mua bảo hiểm cho hàng hóa (muộn nhất là ngay trước khi hàng bị tổn thất và sau khi người XK đã nhận B/L).

Mua bảo hiểm chuyến và bảo hiểm bao. DN Việt Nam thường mua bảo hiểm từng chuyến một.

9. Lập bộ chứng từ thanh toán:


Sau khi giao hàng, nhà sản xuất nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân

hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này phải chính xác và phù hợp với yêu


cầu của L/C về cả nội dung và hình thức. Bộ chứng từ thanh toán, thông thường gồm: phương tiện thanh toán (thường là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng Cụ thể thường có:

- Hối phiếu thương mại.

- Vận đơn đường biển sạch.

- Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF, CIP).

- Hóa đơn thương mại.

- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa.

- Giấy chứng nhận: trọng/ khối lượng.

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Phiếu đóng gói hàng hóa.

- Giấy kiểm dịch thực vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch).


10. Giải quyết khiếu nại


Người bán khiếu nại người mua


Khi người mua vi phạm hợp đồng, trong các trường hợp như trả tiền chậm so với

quy định người bán có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu nại gồm:


- Đơn khiếu nại, nội dung của đơn: tên địa chỉ bên nguyên, bên bị, cơ sở pháp lý của việc khiếu nại (căn cứ vào điều khoản...hợp đồng số...) lý do khiếu nại, tổn hại đối phương gây ra cho mình, yêu cầu giải quyết.

- Các chứng từ kèm theo:

- Hợp đồng ngoại thương.

- Hóa đơn thương mại.

- Các thư từ, điện, fax... giao dịch giữa hai bên.

- Khiếu nại các cơ quan hữu quan (Hồ sơ tương tự trên).

Người mua/ các cơ quan hữu quan khiếu nại


- Người mua khiếu nại người bán: giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, nguồn gốc như trong hợp đồng quy định, bao bì, kí mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển.

- Nếu nhận được hồ sơ khiếu nại của người mua hoặc các bên hữu quan khác, người bán cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ, tìm phương hướng giải quyết một cách thỏa đáng.

11. Thanh lý hợp đồng:


Sau khi hai bên đã hoàn thành hợp đồng XNK hàng hóa thì cần tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng nhằm chấm dứt một hợp đồng nào đó đã được ký kết.

Thanh lý hợp đồng nhằm xác định lại nghĩa vụ và quyền của các bên theo hợp

đồng đã hoàn thành hay chưa và các vấn đề cần giải quyết sau khi chấm dứt hợp đồng. Trong thực tế thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường không phải thanh lý.

1.1.5. Các yếu tố ảnh hường đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN


1.1.5.1. Môi trường vĩ mô


a. Môi trường kinh tế


Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi đưa ra các chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần phải nắm rò và phân tích kỹ sự biến động tình hình kinh tế mà doanh nghiệp mình tham gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập dân cư, tình hình làm phát, tình hình lãi suất.

Lạm phát là một trong những yếu tố tác động đến xuất khẩu. Lạm phát cao sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, vì cùng với một lượng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ thu được một lượng ngoại tệ ít hơn trước bị lạm phát cao. Ngoài ra, lạm phát còn làm tăng chi phí xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.


Tỉ giá hối đoái nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa quốc tế. Tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm, xuất khẩu có lợi.

Tình hình kinh tế thế giới là yếu tố tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu. Ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp nhập khẩu và mức cầu thị trường thế giới với doanh nghiệp xuất khẩu.

b. Môi trường văn hóa – xã hội


Các yếu tố xã hội về thị hiếu – trào lưu, phong cách sống, phong tục tập quán,… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có thể thành công trong các giao dịch ký kết hợp đồng ngoại thương hay nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho việc thòa mãn nhu cầu của những con người sống trong môi trường đó. Chính vì vậy cung cấp sản phẩm phù hợp với văn hóa của khách hàng đều cần phải có quá trình nghiên cứu, tìm hiều rò ràng các văn hóa tại thị trường, đối tác mà doanh nghiệp mình muốn hợp tác để tiến hành hoạt động xuất khẩu.

c. Môi trường tự nhiên


Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến chi phí, thời gian vận chuyển, do đó nó ảnh hưởng đến việc chọn lựa mặt hàng và thị trường tiêu thụ.

Thêm vào đó, khi vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra hết sức phức tạp. Thời gian thực hiện hợp đồng sẽ bị kéo dài do thiên tai, bão,… Đặc biệt trong năm 2020 cho đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế, xã hội bị ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của rất nhiều doanh nghiệp gây tồn đọng hàng từ đó dẫn đến tình trạng chậm thu hồi vốn và có thể dẫn đến phá sản của một số doanh nghiệp hiện nay.

d. Môi trường chính trị - pháp luật


Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản dưới luật. Mọi quy định về kinh doanh

đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường pháp lý


tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các định luật của nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định. Do vậy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ hoạt động nên dựa theo quy định của các văn bản pháp luật, tùy theo hướng phát triển kinh tế của đất nước đề ra phương hướng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình:

+ Các hiệp ước, hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia.


+ Các vấn đề về pháp lý được quy định (Incoterm 2010, công ước viên 1980, luật quốc tế, hệ thống thương mại quốc gia,…)

+ Các quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu (thuế, các thủ tục liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng,…)

Các nhân tố của môi trường này là nhân tố khuyến khích hoặc kiềm hãm sự phát triển quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Chính sách ngoại thương của Chính phủ luôn có sự điều chỉnh ở mỗi thời kỳ. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần phải nắm bắt được những thay đổi, xu hướng vận động của nền kinh tế đó để có chính sách kinh doanh phù hợp.

e. Môi trường công nghệ


Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ giúp cho các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dòi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, giúp tiết kiệm chi phí vận hành giám sát từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Ngoài ra các yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu và các lĩnh vức có liên quan khác.


Khoa học công nghệ phát triển trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải căng mình mà chạy theo những thay đổi đó, đầu tư vào để thay đổi công nghệ mới. Sự thay đổi này cũng làm cho vòng đời của các sản phẩm đó bị rút ngắn đòi hỏi trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải có sự cân nhắc chu đáo, lựa chọn máy móc sao cho vừa phù hợp với ngân sách đầu tư và vừa phù hợp với các yêu cầu của thời đại.

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp


a. Năng lực tài chính


Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 luật doanh nghiệp 2005 “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời,… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.

Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố định lượng và định tính:

Các yếu tố định lượng bao gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng

thanh toán và khả năng sinh lời.

Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính bao gồm: trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,…

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn được coi là tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022