Nghiên Cứu Giá Cả Hàng Hóa Trên Thị Trường Thế Giới


+ Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ


+ Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ


+ Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ


Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế.

1.1.4.1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy tiêu dùng,… giá cả luôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố. Để thích ứng sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của quy định này.

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang - 4

1.1.4.1.5. Thanh toán trong thương mại quốc tế


Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế: hối phiếu, séc, lệnh phiếu, thẻ thanh toán.

Các phương thức thanh toán quốc tế thường gặp: Việc lựa chọn phương thức xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và yêu cầu của người nhập hàng là có đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn. Các phương thức thanh toán thường được dùng trong ngoại thương gồm:

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu...) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ...) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng


chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Phương thức nhờ thu (Collection) là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu.

Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD) là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định. Là một sự thỏa thuận mà trong đó, một NH (NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ 3 (người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ 3 này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong L/C.

Ngoài ra còn có các phương thức thanh toán khác: Thanh toán bằng tiền mặt, Phương thức ghi sổ, Thanh toán trong buôn bán đối lưu, Tradecart và quy trình thanh toán mới.

1.1.4.2. Tìm kiếm khách hàng


Để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu thị trường các đơn vị kinh doanh phải tìm được bạn hàng, mối lái. Lựa chọn các thương nhân uy tín, thời gian hoạt động lâu dài có kinh nghiệm, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm.

Có thể tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu qua các nguồn:


- Tìm kiếm khách hàng qua internet: Đây là cách đầu tiên và đơn giản, dễ dàng nhất. Có thể tìm kiếm các đối tác trên các kênh B2B hoặc tìm kiếm trên các website, diễn đàn của ngành hàng doanh nghiệp đang quan tâm. Từ các thông tin công ty, có thể tìm kiếm ra website công ty và gửi email giới thiệu công ty cũng như gọi điện trực tiếp đến công ty đối tác để trao đổi.

- Tham gia hội chợ, triển lãm:


Hội chợ: Có thể hiểu 1 cách đơn giản là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức tại một địa điểm và thời gian nhất định, tại đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để ký kết hợp đồng mua bán.

Triễn lãm: được hiểu là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,...

Hội chợ triển lãm, nó chính là sự kết hợp một cách hữu cơ giữa triển lãm hàng hóa và tiêu thụ. Đây cũng là một kênh tìm kiếm khách hàng rất quan trọng. Chi phí bỏ ra để tham dự là không hề nhỏ nhưng nếu như có sự chuẩn bị tốt, xây dựng gian hàng chuyên nghiệp thì sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm được khách hàng ở các hội chợ, triển lãm này.

- Nghiên cứu trực tiếp thị trường: Cần xác định thị trường trọng tâm của công ty là thị trường nào và liên hệ với Đại sứ quán để lấy thông tin thị trường, tìm hiểu về tập quán kinh doanh tại thị trường đó. Liên hệ với các đối tác trên thị trường và sang gặp trực tiếp tại thị trường đấy cũng như đề xuất hợp tác mở cửa hàng, gửi mẫu miễn phí, chào hàng dự án… để xúc tiến bán hàng.

1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh


Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Phương án này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án này bao gồm:


- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.

- Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu. Đề ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Và những biện pháp này bao gồm: ký kết hợp đồng kinh tế, quảng cáo,…

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ suất ngoại tệ, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận,…

1.1.4.4. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng


Đàm phán.


Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm phán “hợp đồng kinh doanh”, trong đó yếu tố quốc tế được thể hiện ở việc có ít nhất hai chủ thể có quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên (ký kết) các hợp đồng kinh doanh quốc tế. Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình trong đó diễn ra sự trao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoá để đi đến thoả thuận, nhất trí giữa hai bên.

Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng vai trò quan trọng nhất. Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị các thông tin về thị trường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật hay những thông tin về đối tác.

Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng. Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây: Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua điện thoại, Đàm phán trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.

Các bước tiến hành đàm phán:


Bước 1: Hỏi hàng: hỏi hàng còn gọi là hỏi giá, tuy không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi, nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng quá có thể gây lên hiểu lầm về nhu cầu của mình. Dễ gây nên tốn thời gian và chi phí.

Bước 2: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra. Trong buôn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình. Tùy vào đơn chào hàng nào mà chúng có tính chất pháp lý khác nhau.

Bước 3: Đặt hàng: đặt hàng là lời đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người mua. Do đó, người mua chỉ đặt hàng ở nhà cung cấp nào mà đã biết rò về chất lượng hàng, mức giá cả, khả năng giao hàng của họ. Người bán cần nắm được điều này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tăng hiệu quả kinh doanh.

Kí kết hợp đồng


Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký hợp đồng xuất khẩu. Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng xuất khẩu được hình thành dưới hình thức văn bản. Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.

Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiện mua bán hàng hoá như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán…giữa doanh nghiệp xuất khẩu với khách hàng cụ thể. Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại các điều khoản thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng.


Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1.1.4.5. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu


(Trích Slide Môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 2, Th.S Dương Đắc Quang Hảo, Chương 6,

Trang 10)


1. Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)


Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Ở Việt Nam, thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu được quy định 12/2006/NĐ - CP, ngày 23/01/2006.

2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán:


Nếu thanh toán bằng L/C


Người bán cần phải:


- Nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng yêu cầu


- Kiểm tra L/C: Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có phù hợp với hợp đồng được ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng.

Nếu thanh toán bằng CAD: Người bán cần nhắc người mua mở tài khoản tín thác

đúng theo yêu cầu

Nếu thanh toán bằng T/T trả trước: Cần nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và

đúng hạn

T/T trả sau, Clean Collection, D/A, D/P: Người bán phải giao hàng rồi có thể thực hiện những công việc của khâu thanh toán

3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:


Sản xuất, thu gom hàng XK

- Đối với những đơn vị sản xuất hàng XK

- Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh XNK

Đóng gói, bao bì

- Tránh đóng gói sai quy cách dẫn đến bên NK từ chối nhận hàng, giảm giá hàng XK, từ chối thanh toán bằng tiền mặt,...

- Cần nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định và những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp.

- Yêu cầu chung: an toàn, rẻ đẹp và thẩm mỹ.

Kẻ ký mã hiệu

- Dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng;

- Dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ;

- Yêu cầu chung: sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn/mực không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa ngoại thương.

Các công việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng vả đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm rất nhiều công


việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc bao bì đóng gói, ký mã hiệu.

4. Kiểm tra hàng xuất khẩu


- Hệ thống kiểm tra được tiến hành ở 2 cấp: cấp CƠ SỞ và cấp CỬA KHẨU

- Các phương thức kiểm tra:


+ Kiểm nghiệm:


Kiểm tra phẩm chất, số lượng, trọng lượng...

Ở cấp cơ sở: do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) tiến hành, đóng vai

trò quyết định. Phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.

Ở cấp cửa khẩu: Công ty giám định hàng hóa XNK kiểm tra.

+ Kiểm dịch:


Nếu hàng xuất khẩu là động, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh dịch.

Ở cấp cơ sở: Phòng bảo vệ thực vật/Trạm thú y, Trung tâm chuẩn đoán - kiểm dịch động vật tiến hành.

Ở cấp cửa khẩu: Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (cảng, ga quốc tế) nhằm thẩm tra lại kết quả ở cấp cơ sở.

- Quy trình giám định hàng hóa:


1. Nộp hồ sơ yêu cầu giám định


Giấy yêu cầu giám định.

Hợp đồng + phụ kiện hợp đồng (nếu có)

L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)

2. Cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa tại hiện trường Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm

3. Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhạn tạm thời để làm thủ tục Hải quan (nếu có yêu cầu)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022