Kết Quả Kiểm Tra Sau Cho Vay Của Bidv Các Năm 2009-30/06/2012

- Trường hợp khách hàng đề nghị giải ngân dưới hình thức Chiết khấu/Phát hành bảo lãnh ra nước ngoài, sửa đổi L/C, ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng, ngoài căn cứ vào đề xuất của Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị tín dụng lấy ý kiến tham gia của Bộ phận Thanh toán quốc tế về tính hoàn hảo của bộ chứng từ chiết khấu, các rủi ro có liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phê duyệt giải ngân/phát hành hành bảo lãnh:

Căn cứ vào Tờ trình giải ngân của Bộ phận Quản trị tín dụng và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc BIDV trong từng thời kỳ) xem xét ra quyết định.

* Duyệt đồng ý giải ngân/Phát hành bảo lãnh.

* Yêu cầu Bộ phận Quản trị tín dụng hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân.

* Từ chối giải ngân và ghi rõ lý do từ chối.

Nhập Dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ:

Hồ sơ giải ngân/Bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho

Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS

Hạch toán giải ngân:

- Bộ phận Quản trị tín dụng có trách nhiệm chuyển 01 bản gốc Bảng kê rút vốn vay/Hợp đồng tín dụng cụ thể cùng toàn bộ bản gốc các lệnh chuyển tiền/Giấy lĩnh tiền mặt do khách hàng lập cho Phòng dịch vụ khách hàng/Phòng (Bộ phận) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán, mở L/C, thanh toán L/C hoặc thực hiện chiết khấu theo chỉ dẫn của khách hàng.

- Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lưu trữ theo quy định về lưu trữ chứng từ

kế toán.

Bước 6: Giám sát và kiểm soát

+ Bộ phận Quan hệ khách hàng:

Cán bộ Quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản vay/bảo lãnh (lập Bảng theo dõi nợ), theo dõi đánh giá về Khách hàng. Nội dung cụ thể gồm:

- Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung:

-/ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay;

-/ Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh;

- / Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong

cho vay của BIDV;

- Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư. Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải tiến hành lập biên bản kiểm tra, lập báo cáo kiểm tratrình cấp có thẩm quyền; bản chính biên bản kiểm tra và Báo cáo kiểm tra sẽ được Cán bộ Quan hệ khách hàng chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng để lưu hồ sơ tín dụng theo quy định.

+ Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.

- Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch

bảo đảm trong cho vay của BIDV.

- Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, Cán bộ Quan hệ khách hàng phải báo cáo ngay bằng văn bản các dấu hiệu rủi ro kèm theo các đề xuất phòng ngừa cho Lãnh đạoBan/Phòng Quan hệ khách hàng thông qua và báo cáo tiếp lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo.

- Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền

phê duyệt.

+ Bộ phận Quản lý rủi ro:

- Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng và Bộ phận Quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thườnghoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.

- Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và t rích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân

loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán để lập cân đối kế toán

- Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bộ phận Quản trị tín dụng:

- Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi Bộ phận Quan hệ khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận Quan hệ khách hàng.

- Lập thông báo yêu cầu Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, Bộ phận Quan hệ khách hàng chưa thực hiện việc kiểm tra, rà soát khoản vay, Bộ phận Quản trị tín dụng phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

- Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Bộ phận Quan hệ khách hàng và các Quy định của BIDV, gửi kết quả sang Bộ phận Quản lý rủi ro để rà soát. Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê.

+ Tại Hội sở chính, Ban Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro , tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống.

Bảng 26: Kết quả kiểm tra sau cho vay của BIDV các năm 2009-30/06/2012

Đơn vị tính: Khách hàng


Tiêu chí

2008

2009

2010

Cộng

Số lượng khách hàng được kiểm tra

1.159.423

1.361.789

2.187.645

3.128.209

Số lượng khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích

1.089.858

1.280.082

2.056.387

2.940.516

Số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

69.565

81.707

131.258

187.693

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 12

(Nguồn: Báo cáo của bộ phận quản lý rủi ro) Số liệu trên cho thấy việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích năm 2011 nhiều nhất dẫn đến nợ xấu phát sinh năm 2011 cao hơn so với các năm và tăng dần theo các năm, tuy nhiên điều này đã được BIDV củng cố lại và tích cực tăng cường sự giám sát sau cho vay do đó sang năm 2012 số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã được giảm đi đáng kể tỷ lệ sử dụng sai mục đích chỉ còn 6% /tổng số khách hàng được kiểm tra. Đây việc làm rất tốt của BIDV.nên duy trì và phát huy hơn nữa công việc này. Đồng thời có biện pháp kiên quyết đôn đốc thu hồi những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích nhằm hạn chế tới mức thấp nhất về nguy cơ nợ xấu phát sinh

Bước 7: Điều chỉnh tín dụng

+ Căn cứ điều chỉnh:

- Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng.

- Bộ phận Quan hệ khách hàng đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi; kiểm tra; rà soát đánh giá khoản vay/ khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ Bộ phận Quản lý rủi ro, Bộ phận Quản trị tín dụng

+ Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:

- Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh.

- Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.

+ Nguyên tắc và trình tự thực hiện:

- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng lần đầu sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV.

- Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.

Bước 8: Thu nợ, lãi, phí

+ Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí:

- Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn

- Trong quá trình theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng biết trước chắc chắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp:

- Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là khách quan, khách hàng có khả năng trả nợ nếu được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ: Trường hợp này khi khách hàng có đề nghị cơ cấu lại nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng có thể xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng. Việc Điều chỉnh tín dụng được thực hiện theo quy định

- Nếu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do yếu tố chủ quan hoặc khách hàng không có khả năng trả được nợ ngay cả khi được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Trường hợp này, Bộ phận Quan hệ khách hàng phải thông báo cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện chuyển nợ quá hạn hoặc phối hợp cùng Bộ phận Quản trị tín dụng theo dõi việc chuyển nợ quá hạn tự động trên máy và đồng thời thực hiện các bước xử lý thu hồi nợ quá hạn theo quy định tại BIDV

+ Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí:

- Thu nợ gốc, lãi tự động.

Trường hợp thực hiện thu nợ gốc, lãi tự động, ngay sau khi giải ngân, cán Bộ quản trị tín dụng cài đặt thu nợ gốc, lãi tự động trên máy.Định kỳ hàng tháng, Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện in các chứng từ thu gốc, lãi tự động chuyển Bộ phận Quan hệ khách hàng để chuyển cho khách hàng.

- Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công.

a) Khách hàng trả nợ đúng hạn

- Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Quản trị tín dụng lập chỉ thị thu nợ gửi Bộ

phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.

b) Khách hàng trả nợ trước hạn hoặc chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí

đến hạn.

* Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện:

- Tính toán phí trả nợ trước hạn (nếu có) trong trường hợp khách hàng yêu cầu trả

nợ trước hạn.

- Đề xuất điều chỉnh tín dụng, trong trường hợp khách hàng chỉ có khả năng trả một

phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn và có đủ điều kiện cơ cấu nợ.

- Lập Giấy đề nghị thu nợ chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng.

* Bộ phận Quản trị tín dụng.

- Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có) chuyển 01 bản

gốc Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực hiện thu nợ.

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.

Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn

+ Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn:

- Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV

cho gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ

bảo lãnh.

+ Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn:

Bộ phận Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm:

- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh.

- Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn.

- Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

Thay đổi chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi; ngừng cho vay

mới; bổ sung tài sản đảm bảo…

Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (theo hướng dẫn tại Quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay);

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng).

Các hình thức xử lý khác như: Bán nợ; Chứng khoán hoá...

+ Bộ phận Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm:

- Phối hợp và trợ giúp Cán bộ Quan hệ khách hàng trong việc rà soát, phân tích

nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Giám sát Bộ phận Quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bộ phận Quản trị tín dụng, chịu trách nhiệm:

- Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận

Quan hệ khách hàng.

- Phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn.

+ Bộ phận Dịch vụ khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá

hạn theo Chỉ thị của bộ phận Quan hệ khách hàng.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng

+ Khi khách hàng đã trả hết nợ hoặc khoản bảo lãnh đã hết hiệu lực, Bộ phận Quan

hệ khách hàng phối hợp với Bộ phận Quản trị tín dụng, Dịch vụ khách hàng:

- Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng.

- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm.

- Thanh lý các Hợp đồng (nếu có).

+ Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.

2.2.3.3 Phân tích hoạt động cho vay theo các nhân tố ảnh hưởng

Chất lượng cho vay có liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực khác nhau và được đánh giá theo quan điểm của cả Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Chính vì vậy, chất lượng cho vay tốt hay xấu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu người ta chia các nhân tố này thành ba nhóm: Nhóm nhân tố thuộc phía Ngân hàng, nhóm nhân tố thuộc phía khách hàng và nhóm nhân tố thuộc môi trường.

Nhóm nhân tố thuộc môi trường

Môi trường vĩ mô:

Diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, thế giới lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Mỹ. Động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan và nhiều nơi khác làm chậm lại sự phục hồi của kinh tế thế giới. Trong nước, lạm phát tăng nóng từ Quí 4/2010 và có dấu hiệu hạ nhiệt từ tháng 8/2011 song cả năm CPI vẫn tăng ở mức 18,13%. Tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng thêm 9,3% từ 11/02/2011 cùng với các hiệu ứng về tăng giá điện, xăng, tăng lương làm cho tình hình lạm phát của năm 2011 lên cao. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ thận trọng với hàng loạt biện pháp mạnh mẽ về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế tín dụng phi sản xuất, áp dụng trần lãi suất… qua đó đã từng

bước khống chế được lạm phát song lại làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lãi suất cho vay cao duy trì trong thời gian dài đã gây đình trệ sản xuất, thị trường BĐS đóng băng kéo theo hàng loạt sức ép và khó khăn cho các khách hàng của Ngân hàng trong ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Mặt khác, sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong năm 2011 còn dẫn đến sụt giảm trong thu nhập từ kinh doanh chứng khoán của BIDV cũng như tăng chi phí dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán của BIDV và các đơn vị thành viên, qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2011. Bước sang nửa đầu 2012, tuy nền kinh tế thể hiện một số chuyển biến tích cực về tình hình vĩ mô như tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, lạm phát được kiểm soát, bên cạnh đó từ quý 2/2012 Chính phủ có nhiều biện pháp từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường song sự phục hồi của các doanh nghiệp diễn ra chậm. Tổng cầu nền kinh tế yếu, hàng tồn kho cao khiến tăng trưởng tín dụng 6 tháng toàn ngành Ngân hàng chỉ đạt 0,76%. Nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2012 đang đặt ra thách thức lớn đối với việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% đặt ra từ đầu năm.

Môi trường pháp lý:

Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Song vẫn cón nhiều vấn đề bất cập. Nhiều vấn đề pháp lý, thủ tục hiện hành đang làm ảnh hưởng đến công tác tín dụng, tiêu biểu là thủ tục về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản với thời gian còn quá dài (5 - 7 ngày). Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như mọi hoạt động của NH đều lấy tiêu chí “thuận tiện, nhanh chóng, chính xác” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu các thủ tục không được giải quyết nhanh chóng, nhu cầu vốn không được đáp ứng kịp thời, sẽ làm cho khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh. Nhất là đối với tín dụng ngắn hạn; thời gian giải ngân chậm sẽ dẫn đến việc giá hàng hóa, nguyên vật liệu tăng lên hoặc hàng nhập về sẽ không tiêu thụ được…từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến phương án kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh:

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 05/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí