Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Thị Phần Của Bidv Trong Hệ Thống Nhtm

Bảng 21:Một số chỉ tiêu chủ yếu về thị phần của BIDV trong hệ thống NHTM

Đơn vị tính : %


STT

Hoạt động

2009

2010

2011

30/06/2012

I

Huy động vốn1





1

NHTMNN và NHCSXH, trong đó:

48,7%

46,8%

42,4%

42,73%


- BIDV

11,74%

10,54%

9,29%

10,07%


-NHTMNN khác và NHCSXH

36,96%

36,26%

33,11%

32,66%

2

Khối NHTMCP phi NH và quỹ tíndụng

40,8%

42,8%

46,6%

46,6%

3

Khối BIDV NH nước ngoài và LD

10,5%

10,4%

11%

10,67%

II

Dư nợ tín dụng





1

NHTMNN và NHCSXH, trong đó:

56,00%

52,3%

44,2%

47,80%


- BIDV

11,3%

10,7%

11,01%

12,10%


-NHTMNN khác và NHCSXH

44,7%

41,6%

33,19%

35,7%

2

Khối NHTMCP, phi NH và Quỹ tín dụng

34,5%

34,4%

36,2%

34,5%

3

Khối BIDV NH nước ngoài và LD

9,5%

12,3%

19,6%

17,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Nguồn: BIDV,CIC

1/ Nguồn huy động vốn không bao gồm phát hành giấy tờ có giá

- Thị phần

BIDV là một trong số những Ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV luôn duy trì và nâng cao được thị phần của Ngân hàng ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, mở rộng thị phần trong các lĩnh vực dịch vụ mới.

- Năng lực tài chính

Bảng 22: Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV và một số Ngân hàng thương mại

tại 31/12/2012

Đơn vị tính : %



Ngân hàng

Tổng tài sản so với toàn ngành (%)

Thị phần

cho vay (%)

Thị phần huy động vốn (%)

Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế (%)

Tỷ trọng LNST so vốn chủ sở hữu (%)

Agribank

21,83

27,72

25,25

11,40

-

BIDV

13,43

15,05

13,75

10,60

12,44

VCB

12,10

10,41

13,22

13,58

18,39

VietinBank

10,55

11,38

10,24

9,66

14,63

ACB

5,74

3,32

5,41

11,48

28,46

Sacombank

3,73

3.33

3,88

5,11

12,31

Techcombank

3,22

2,50

3,33

6,34

21,03

EAB

2,43

2,89

15,33

-

-

Nguồn: Báo cáo NHNN Tại bảng số liệu trên do NHNN cấp năm 2012, thể hiện tỷ lệ ROE (lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân). BIDV là Ngân hàng có năng lực tài chính tốt trên thị trường Việt Nam. Quy mô tổng tài sản đứng thứ 3 toàn ngành, cùng với đó là hệ số CAR tương đối tốt, hiệu quả kinh doanh tốt thể hiện qua hệ số sinh lời khả quan. Bảng 23: So sánh một vài chỉ tiêu của Ngân hàng lớn

NH

Tổng tài sản (tỷ đồng)

ROE

CAR

VBARD

559.008

11%

7%

CTG

460.604

27%

7%

BIDV

405.755

13%

11%

VCB

366.722

17%

11%

ACB

281.019

27%

6%

STB

141.469

14%

10%

VIB

96.950

9%

14%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 31/12/2011 các Ngân hàng

Hình13: Năng lực tài chính của BIDV và một số ngân hàng khác tại 31/12/2011


Tại biểu đồ trên đường kính của hình cầu là quy mô Tổng tài sản trục 1

Tại biểu đồ trên, đường kính của hình cầu là quy mô Tổng tài sản, trục tung là Hệ số an toàn vốn CAR, trục hoành thể hiện tỷ lệ ROE (lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân). BIDV là ngân hàng có năng lực tài chính tốt trên thị trường Việt Nam. Quy mô tổng tài sản đứng thứ 3 toàn ngành, cùng với đó là hệ số CAR tương đối tốt, hiệu quả kinh doanh tốt thể hiện qua hệ số sinh lời khả quan.

Tại thời điểm ngày 31/12/2011, BIDV có vốn chủ sở hữu đạt 24.390 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 405.755 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của BIDV đãtăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc trong giai đoạn 2006-2011 với tốc độ bình quân tương ứng là 27,8% và 20,4%. Từ năm 2006 đến 2011, lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng bình quân 28,6%, và đạt mức 3.200 tỷ đồng trong năm 2011. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2006-2011 là 16%.

Năm 2011, thị phần huy động vốn của BIDV là 10,3% và thị phần tín dụng là 11,4%, đứng thứ ba về huy động vốn và thứ hai về dư nợ tín dụng trong toàn ngành ngân hàng. Về hoạt động tín dụng, BIDV dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tài trợ các dự án đầu tư phát triển và chương trình kinh tế của chính phủ. BIDV đã thực hiện vai trò đầu mối thu xếp, tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực như thủy điện, dầu khí, xây lắp... Đây là những dự án có quy mô vốn đầu tư rất lớn, dài hạn, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương cũng như cả nước.

Hình 14: Lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ nợ xấu của BIDV và một số NHTM


2 2 3 2 Phân tích hoạt động cho vay theo nội dung công việc Mỗi Ngân hàng thương 2

2.2.3.2. Phân tích hoạt động cho vay theo nội dung công việc

Mỗi Ngân hàng thương mại có một quy trình cho vay riêng phù hợp với phương châm hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ cũng như năng lực của Ngân hàng. Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình cho vay và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với các TCTD.

Dưới đây là quy trình cho vay chi tiết hiện đang áp dụng tại Ngân hàng BIDV và một số phân tích đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của quy trình tín dụng tới công tác dụng của BIDV trong thời gian qua: trình tự thủ tục thực hiện cấp tín dụng tại Ngân hàng BIDV gồm các bước thực hiện sau:

Bước 1. Tiếp thị khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng

Tiếp thị và nhận hồ sơ:

Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo quy định

- Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận

- Danh mục Hồ sơ tín dụng của Khách hàng Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau:

Đánh giá chung về khách hàng: Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra, BIDV tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

- Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng

vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

+ Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức:

- Chiết khấu.

- Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo món.

- Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo hạn mức.

- Bảo lãnh theo món.

- Bảo lãnh theo hạn mức.

- Hình thức khác.

- Cho vay tiêu dùng, mua sắm nhà cửa, oto..

+ Đánh giá về tài sản bảo đảm theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV.

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:

a) Rủi ro khách quan

b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng.

c) Rủi ro xuất phát từ BIDV.

d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.

e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng.

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng:

- Cán bộ Quan hệ khách hàng sau khi thẩm định Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ Khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.

- Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất và ký kiểm soát.

- Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Quan hệ khách hàng và Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình cấp có thẩm quyền theo trình tự:

* Tại BIDV:

Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt.

+/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B :

Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ khách hàng để xử lý tiếp các bước của Quy định này.

+/ Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm A hoặc khách hàng quan hệ tín dụng tại các Phòng giao dịch: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.

* Tại Hội sở chính:

+/ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt đồng ý của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách, Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được chuyển cho Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định rủi ro.

+ Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Báo cáo đề xuất tín dụng được trình Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng để lấy ý kiến trước khi trình Phó Tổng giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng xem xét phê duyệt. Báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đã được Phó Tổng

Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển cùng với toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng cho Bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.

+ Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án

của BIDV :

- BIDV có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của Quy trình như đối với

các khách hàng thuộc Nhóm A

- Bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định được BIDV gửi về Ban Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính (Phòng tài trợ dự án) để thực hiện tái thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ BIDV, Phòng tài trợ dự án tại Hội sở chính thực hiện các bước quy trình tương tự như đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại BIDV 2009 – 30/06/2012 Khách hàng của BIDV gồm có:

Các tổ chức tài chính Ngân hàng: BIDV đang có quan hệ với hơn 1.600 Ngân hàng và BIDV Ngân hàng, công ty tài chính, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư tại 125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới...

Nhóm khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty: BIDV vẫn luôn khẳng định vai trò là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong việc tài trợ vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc các ngành kinh tế then chốt. Với vị thế và cơ chế chính sách của BIDV dành cho nhóm khách hàng này, hơn 80 Tập đoàn, Tổng công ty đã xác định BIDV là Ngân hàng chủ lực trong việc cung ứng tín dụng và dịch vụ như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Việt Nam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn Thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD)... và hàng loạt các Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Eurowindow...

Nhóm khách hàng DNVVN: BIDV không ngừng gia tăng quan hệ với các DNVVN

có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. BIDV khẳng định là một Ngân hàng hàng

đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ tài chính cho các DNVVN theo đúng chủ trương chính sách trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ. Hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp luôn được coi là hoạt động trọng tâm của BIDV. Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, nền khách hàng doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Đến thời điểm 30/06/2012, tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV là 123.640 khách hàng, tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm 31/12/2006.

Nhóm khách hàng cá nhân: Đối tượng khách hàng bán lẻ của BIDV là tất cả cá nhân và hộ gia đình kinh doanh đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam. Đến 30/06/2012, số lượng khách hàng cá nhân tại BIDV đạt 4.707.526 khách hàng, tăng so với năm 2009. BIDV không ngừng hoàn thiện các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh theo hướng tiếp cận gần nhất với khách hàng, thủ tục cho vay linh hoạt, thuận tiện với mức lãi suất cạnh tranh cao và đáp ứng tất cả những nhu cầu phát sinh mới của khách hàng.... Thị trường hoạt động của BIDV trải rộng tất cả các ngành nghề, từ nông lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế biến, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu.... Dưới đây là số lượng khách hàng vay vốn đã được các nhân viên tín dụng tiếp xúc:

Bảng 24 : Thực trạng tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của

khách hàng tại BIDV giai đoạn 2009-30/06/2012

Đơn vị tính: Khách hàng


Tiêu chí

2009

2010

2011

30/06/2012

KH có nhu cầu vay vốn đến đề nghị vay

1.610.388

1.932.466

3.225.177

4.831.166

KH vay vốn được tiếp nhận HS

1.159.423

1.361.789

2.187.645

3.128.209

KH bị từ chối sau khi tiếp xúc

450.965

570.677

1.037.532

1.702.957

(Nguồn: Báo cáo của BIDV các năm 2008-2010 )

Qua bảng số liệu trên ta thấy việc tiếp xúc và tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn của BIDV trong thời gian qua ta thấy có sự tăng giảm theo doanh số và dự nợ cho vay, đồng thời số lượng khách hàng bị từ chối sau khi tiếp xúc cũng có xu thế tăng lên; Năm 2009 là 450.965 khách hàng, năm 2010 là 570.677 khách hàng năm 2011 số lượng khách hàng từ chối là 1.037.532, trong đó có những lý do cơ bản sau: Bước 2: Thẩm định rủi ro

+ Tiếp nhận hồ sơ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2023