Dư Quỹ Dự Phòng Rủi Ro Cho Vay Khách Hàng Của Bidv Giai Đoạn 2009-30/06/2012

đồng. BIDV trích lập dự phòng 1.655 tỷ đồng trong quý III và còn 196 tỷ đồng lợi

nhuận sau thuế.Ngân hàng lãi lũy kế 1.507 tỷ đồng.

Hình 12: Cơ cấu nợ xấu tại ngày 30/09/2012


Nguồn BIDV Tại ngày 30 9 dư nợ của BIDV là 332 914 tỷ đồng và huy động vốn 1

Nguồn:BIDV

Tại ngày 30/9, dư nợ của BIDV là 332.914 tỷ đồng và huy động vốn là 294.123 tỷ đồng. Nợ xấu đến cuối tháng 9 là 9.217 tỷ đồng, chiếm 2,77% tổng dư nợ. Theo bảng dữ liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2009-30/06/2012 tăng lên theo các năm 2009 tỷ lệ nợ xấu: 2.80%, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu: 2,72% giảm so với năm 2009 không đáng kể, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng lên: 2,96% đến 30/06/2012 tiếp tục tăng cao: 3,29% nhưng đến cuối tháng 09/2012 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,77%. Nguyên nhân nợ xấu thì có nhiều song có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là: Do bản thân Ngân hàng (chủ quan) và do nguyên nhân từ bên ngoài gây ra (khách quan)

* Khách quan

- Nợ xấu cao và ngày càng lớn gần đây phản ánh mô hình tăng trưởng không hợp lý và kém hiệu quả, đặc biệt khi môi trường kinh tế đang khó khăn hơn. Việc tăng trưởng kinh tế (GDP) cao và dựa vào vốn là chính, trong khi công nghệ, mà cụ thể là quản lý không theo kịp, thì vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả

năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay đó (hay doanh nghiệp trở nên bất cẩn hơn

với đồng vốn dễ dãi).

- Môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn cũng chắc chắn phản ánh vào nợ xấu ở Ngân hàng. Do đó khi kinh tế suy giảm (như trường hợp ở Việt Nam gần đây, là hàng tồn kho gia tăng, thất nghiệp gia tăng, số doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động cũng tăng) thì sự khó khăn đó cũng phản ánh vào tài sản của doanh nghiệp và các khoản doanh nghiệp vay Ngân hàng cũng khó có khả năng trả nợ là điều tất yếu và nợ xấu gia tăng.

- Nợ xấu tăng nhanh gần đây phản ánh chính sách minh bạch hóa quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và doanh nghiệp: Tình huống nợ xấu gia tăng phản ánh một điều rằng, NHNN chưa làm cho các DN minh bạch hóa quan hệ tín dụng, thông tin tài chính. Tức là các DN chưa công khai minh bạch tài chính của mình nên NH chưa điều tra được tình hình tài chính của các DN một cách thực tiễn. Theo quan điểm quản lý Ngân hàng cẩn trọng, rõ ràng không nên che giấu nợ xấu, như Thống đốc NHNN đã kiên quyết chỉ đạo phải tìm doanh nghiệp tốt nhất để cho vay. Trên quan điểm này, rõ ràng việc công khai doanh nghiệp nào có nợ xấu, nợ tốt sẽ giúp Ngân hàng và rộng hơn là cả xã hội phân biệt được rõ "trắng đen" và qua đó "chọn mặt gửi tiền" (cho vay).

- Nợ xấu gia tăng trong thời gian dài, mặc nhiên về phía NHTM cũng phản ánh các Ngân hàng yếu kém về quản trị rủi ro nói chung: Tình trạng, che giấu nợ xấu có thể là nguyên nhân của động cơ để được lương- thưởng cao, chia cổ tức, giữ giá cổ phiếu Ngân hàng (đối với Ngân hàng niêm yết); tình trạng sở hữu chéo cũng đã tồn tại và đang được kiểm soát chặt chẽ hơn cũng có thể làm lộ rõ những khoản tín dụng có vấn đề từ quan hệ này...

Một số khách hàng đạo đức không tốt sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hoặc lợi dụng tình hình khó khăn chung để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mặc dù họ vẫn có khả năng về tài chính. Một số khách hàng có tuổi đời còn quá trẻ, tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm quản lý kinh doanh hoặc bị hạn chế về các mối quan hệ nguồn hàng, kinh tế phụ thuộc gia đình nên nguồn thu bị gia đình chi phối…từ những lý do đó dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không chủ động được kế hoạch của mình

* Chủ quan:

- Do cán bộ tín dụng đánh giá về khả năng kinh doanh của khách hàng không tốt, cho vay những khách hàng có tuổi đời, tuổi nghề còn quá trẻ (27 tuổi đời, 01 tuổi nghề) lại đang phụ thuộc gia đình nên việc quản lý kinh doanh cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp rất yếu, các mối quan hệ còn nhiều hạn chế dó đó khi đi vào hoạt động không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích, nguồn thu bị chi phối bởi nhu cầu chi tiêu của gia đình, khả năng quản lý kinh tế của khách hàng kém.

- Thẩm định về mức đầu tư của dự án không sát với thực tế nên cho vay vượt nhu cầu thực của dự án dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tỷ trọng vốn vay tự có tham gia vào dự án quá nhỏ làm cho chi phí lãi vay vượt quá mức khả năng khai thác doanh thu bình thường của tài sản nên khách hàng không trả được nợ.

- Thẩm định giá trị tài sản không đúng nên khi cho vay gặp phải khách hàng đạo đức không tốt họ sẵn sàng không trả nợ để BIDV thu hồi tài sản đảm bảo để thu nợ nhưng không đủ.

- Việc quản lý, giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ, biện pháp đôn đốc chưa đủ mạnh, việc sử lý nợ còn nể nang, mang nặng tính thuyết phục, sử lý tài sản thế chấp còn chậm nên việc thu hồi nợ xấu còn chậm và kéo dài.

- Việc giải ngân không theo tiến khối lượng thi công hoàn thành hoặc vật tư tư đối ứng

do vậy vốn vay dễ bị lợi dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả. BIDV thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 củaNgân hàng Nhà nước và theo Chính sách của BIDV. Bảng 18: Dư quỹ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2009-30/06/2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Thời điểm

Dự phòng cụ thể

Dự phòng chung

Tổng cộng

31/12/2009

3.918

1.484

5.402

31/12/2010

3.563

1.730

5.293

31/12/2011

3.865

1.992

5.857

30/06/2012

5.382

2.247

7.629

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Nguồn: BIDV

Về chính sách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

- Quản lý rủi ro tín dụng

Việc quản lý rủi ro tín dụng luôn được BIDV đặt lên hàng đầu, đặc biệt là quản trị rủi ro danh mục tín dụng nhằm đảm bảo một danh mục an toàn và hiệu quả. Các khoản tín dụng được rà soát rủi ro ngay trong mỗi quy trình. BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống. Sổ tay tín dụng là cẩm nang cho cán bộ làm công tác tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng đã tách biệt giữa bộ phận đề xuất tín dụng – thẩm định rủi ro – quản trị tác nghiệp... Ngoài ra, BIDV là NHTM đầu tiên được NHNN chấp thuận cho phép áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ quý IV/2006, đảm bảo sàng lọc, kiểm soát tốt nền khách hàng.

Mô hình tổ chức phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng đã được thành lập với 3 khối chính: Khối quan hệ khách hàng (bán buôn và bán lẻ), Khối quản lý rủi ro và Khối tác nghiệp. BIDV đã thành lập Ủy ban Quản lý Rủi ro trực thuộc HĐQT; Hội đồng Tín dụng trung ương trực thuộc Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng cơ sở thuộc BIDV. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng tại ba miền và quản lý tập trung tại Trụ sở chính, luôn tiến hành các đợt kiểm tra Chính sách tín dụng rà soát tính tuân thủ chính sách, quy trình nội bộ của BIDV cũng như các quy định của pháp luật, đảm bảo BIDV luôn kiểm soát và phòng ngừa được rủi ro trong hoạt động tín dụng.Chiến lược phát triển tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp được nghiên cứu xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, trong đó xác định vị trí của BIDV, đối tượng khách hàng mục tiêu và thị trường cần hướng tới. Căn cứ vào chiến lược tín dụng, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu vốn dự kiến, các chỉ tiêu như: kế hoạch về cơ cấu tín dụng; giới hạn tín

dụng theo từng sản phẩm, loại tiền, lĩnh vực, thành phần kinh tế và khách hàng sẽ được phân giao cho các đơn vị thành viên.

Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng

Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện tại cấp BIDV và Trụ sở chính. Sau khi khách hàng có đơn đề nghị cấp tín dụng cùng với hồ sơ vay vốn, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện thẩm định khoản vay bao gồm: Tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đánh giá phân tích phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng,

thẩm định tài sản đảm bảo, xác định hạn mức cho vay, mức lãi suất, phương án cấp tín dụng... và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Tùy trường hợp cụ thể, báo cáo đề xuất tín dụng sẽ được chuyển cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để tiến hành độc lập phân tích rà soát, đánh giá lại toàn bộ các rủi ro liên quan, xác định mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro (trong trường hợp phải thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng) và hồ sơ tín dụng sau đó sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, BIDV thực hiện phân cấp thẩm quyền cho các cấp tại Hội sở chính và các cấp, chức danh tại BIDV. Việc phân cấp cho các cấp, chức danh điều hành tại BIDV đảm bảo phù hợp theo các quy trình cấp tín dụng bán buôn, bán lẻ và mức phân cấp được Hội sở chính rà soát, giao hàng năm cho từng BIDV căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của BIDV. Các tiêu chí để xác định mức thẩm quyền phân cấp bao gồm: (i) nhóm tiêu chí về quy mô dư nợ; (ii) nhóm tiêu chí về chất lượng tín dụng; (iii) nhóm tiêu chí về khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết hiện tại; (iv) nhóm tiêu chí về đánh giá năng lực điều hành của BIDV và (v) nhóm tiêu chí về tuân thủ chỉ đạo điều hành của Trụ sở chính. Khoản tín dụng sau khi đã được phê duyệt sẽ được theo dõi và giám sát trong suốt quá trình đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, thanh lý hợp đồng và các thủ tục khác.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (ICRS)

Ngay sau quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành, song song với việc phân loại nợ theo điều 6 (phân loại nợ theo tuổi nợ quá hạn), BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.. Hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá toàn diện về khách hàng như tình hình tài chính, khả năng trả nợ, chiều hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như những ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của ngành nghề. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân. Hệ thống này giúp Ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt

quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay.

Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trên cơ sở kết quả xếp hạng theo ICRS (đối với những khách hàng đủ điều kiện xếp hạng) hoặc tình hình trả nợ của khách hàng (nợ quá hạn, nợ cơ cấu – đối với những khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng), BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN rồi nhân với các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm nợ như sau:

Bảng 19: Phân loại các khoản nợ


Hạng khách hàng

Nhóm

Phân loại nợ

Tỷ lệ dự phòng cụ thể

AAA, AA, A

1

Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

BBB, BB

2

Nợ cần chú ý

5%

B, CCC, CC

3

Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

C

4

Nợ nghi ngờ

50%

D

5

Nợ có khả năng mất vốn

100%

* Kết quả công tác cho vay thời gian qua

Bảng 20: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính : Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

30/6/2012

1.Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

9,53%

9,32%

11,07%

10,08%

2. Kết quả hoạt động kinh doanh





Doanh số huy động tiền gửi

NA

5.392.141

6.283.273

3.639.905

Tổng nguồn vốn huy động

245.518

301.478

330.578

360.211

Doanh số cho vay

NA

407.686

476.238

289.407

Doanh số thu nợ

NA

359.787

437.057

259.717

Dư nợ tín dụng ( bao gồm cho vay

bằng nguồn ODA và ủy thác)

206.402

254.192

293.937

325.756

Nợ xấu

5.534

6.424

8.122

9.984

Hệ số thu nợ

NA

88,25%

91,77%

89,74%

+ Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu

(ROE)

18,11%

17,95%

13,16%

N/A

+ Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản

(ROA)

1,04%

1,13%

0,83%

N/A

+Tỷ lệ bảo lãnh thuộc nhóm 3,4,5/

Tổng số dư bảo lãnh

0,36%

0,26%

0,53%

0,67%

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

2,80%

2,72%

2,96%

3,29%

3. Khả năng thanh khoản





Tài sản có thanh toán ngay trên nợ

phải trả

N/A

20,44%

18,55%

15,67%

Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để

cho vay trung hạn và dài hạn

25,5%

25,7%

25,6%

23,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV các năm 2009 - 2012) Theo báo cáo thường niên 2012 gần đây BIDV công bố tính từ ngày 1/1/2012- 31/12/2012. Tổng tài sản của BIDV: 484.695.976.142.495 tỷ đồng và lợi nhuận sau

thuế: 3.318.863.293.900 tỷ đồng. Vậy ta tính được ROA của năm 2012 của BIDV là:

Lợi nhuận sau thuế 3.318.863.293.900

ROA = ------------------------- = --------------------------- * 100% = 0.6847%

Tổng tài sản 484.695.976.142.495

Lợi nhuận sau thuế 3.318.863.293.900

ROE= ------------------------ = ----------------------- * 100% = 12,4 %

Vốn chủ sở hữu 26.808.970.070.225

Với mức tăng trưởng và huy động vốn cao, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 4.259 tỷ đồng, tăng 16 tỷ so với năm 2011. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn chưa đạt mục tiêu 5.800 tỷ đặt ra đầu năm cũng như mục tiêu 4.272 tỷ đồng mới điều chỉnh gần đây. Lợi nhuận năm 2011 không đạt chỉ tiêu là do Ngân hàng phải chấp nhận giảm lãi để chia sẻ cùng doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. "Doanh nghiệp khó khăn, rủi ro với hoạt động Ngân hàng cũng gia tăng nên BIDV phải tăng trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động, hạ nhanh lãi suất cho vay trong khi lãi suất tiền gửi vẫn thực hiện theo cam kết", đó là nguyên nhân dẫn đến BIDV chưa đạt được mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của BIDV năm 2012 đạt 0,7% trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 12,44%. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ROA toàn ngành Ngân hàng năm 2012 là 0,58%, ROE đạt 5,89%. So với tình hình chung của ngành Ngân hàng thì tỷ suất lợi nhuận của BIDV vẫn cao gấp 2 lần so với mặt bằng chung của ngành Ngân hàng trong hệ thống.

- Nhận xét: Công tác cho vay giai đoạn 2009-30/06/2012 đạt kết quả cao tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng BIDV chiếm vị thế cao trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Dưới đây là một số chỉ tiêu so sánh kết quả của BIDV so với NHTM khác.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 05/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí