quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc vốn bị sử dụng sai mục đích, góp phần làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, làm giảm chất lượng tín dụng của BIDV. Bên cạnh đó, thông tin từ phía CIC cũng không đầy đủ và cập nhật khiến Ngân hàng BIDV gặp khó khăn trong việc đánh giá, chấm điểm tín dụng cho một số doanh nghiệp, nhiều trường hợp dẫn đến việc xếp loại tín dụng sai, BIDV đánh giá không đúng rủi ro khi cấp vốn, gây thất thoát vốn, tổn thất đến lợi nhuận của Ngân hàng. Ngoài ra, thông tin từ CIC chủ yếu là về đối tượng doanh nghiệp, khi khách hàng của BIDV là cá nhân thì BIDV rất khó kiểm chứng các thông tin họ đưa ra, nguy cơ nợ quá hạn hay vốn bị sử dụng sai mục đích vì thế cũng tăng lên. Thông tin chưa được cập nhật nhanh chóng, kịp thời, chính xác dẫn đến kéo dài thời gian tìm hiểu thông tin.
Nguyên nhân thứ ba, đến từ chất lượng nguồn nhân lực của BIDV. Đội ngũ cán bộ nhân viên của BIDV đa phần đều rất trẻ, có nhiệt huyết, tận tâm với công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, do đó công tác đánh giá khách hàng đôi khi còn khá hạn chế. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên BIDV còn khá rụt rè trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ, điều này phần nào làm gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Một số khách hàng của BIDV năng lực quản lý yếu kém, chiến lược kinh doanh không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế khiến việc sản xuất kinh doanh không thuận lợi, gây ra việc chậm trả nợ cho Ngân hàng.
Tư cách đạo đức của một bộ phận khách hàng của BIDV không tốt, khai báo thông tin sai sự thật, vay vốn để sử dụng với mục đích tiêu cực: Để trả nợ, đem cho vay lại, kinh doanh phi pháp,… Hoặc khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ, muốn chiếm đoạt nguồn vốn vay mặc dù có khả năng trả nợ.
Nguyên nhân từ phía nền kinh tế
Tình hình nền kinh tế những năm gần đây biến động thất thường, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 đến nay gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, lạm phát gia tăng, giá vàng, giá xăng dầu liên tục tăng, chính sách tiền tệ được điều chỉnh nhiều lần,… đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế nói
chung, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tạo lợi nhuận, thu hồi vốn để trả nợ cho BIDV. Một nguyên nhân khác là do cuộc chạy đua lãi suất của các Ngân hàng trong thời gian gần đây, khiến Ngân hàng BIDV cũng phải nâng mức lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ đúng hạn và đầy đủ cho Ngân hàng.
Nguyên nhân từ môi trường pháp lý
Mặc dù các luật, văn bản dưới luật chi phối hoạt động Ngân hàng đã được sửa đổi cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường song cũng vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn quan liêu, tùy tiện. Cụ thể là:
- Một số văn bản của NHNN đưa ra còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp thực tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kiểm Tra Sau Cho Vay Của Bidv Các Năm 2009-30/06/2012
- Biểu Đồ Lãi Suất Trung Bình 12 Tháng Của Năm 2012
- Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Tại Ngày 30/06/2012
- Giải Pháp 1: Nâng Cao Trình Độ Nghiệp Vụ Thẩm Định Của Nhân Viên Tín Dụng
- Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 17
- Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
- Việc sắp xếp, cải cách lại các DNNN còn chậm trễ, khiến cho việc phân loại, đánh giá chính xác của BIDV về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách của nhà nước còn chậm trễ trong việc đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro.
- Hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế tạo cơ
sở cho BIDV thẩm định, đánh giá khách hàng còn chưa được quan tâm thích đáng.
- Các ngành chức năng chưa hỗ trợ tốt cho Ngân hàng BIDV trong việc thu hồi nợ.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
3.1.1. Định hướng phát triển tổng thể
Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – Ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là Ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. chúng ta tin tưởng rằng QTDTW sẽ thực sự trở thành Ngân hàng đầu mối đủ khả năng hỗ trợ cho hệ thống QTDND phát triển an toàn và bền vững, đồng thời gắn kết hoạt động của hệ thống QTDND với các loại hình kinh tế hợp tác xã khác theo đúng tinh thần Quyết định số 272/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Là một trong 5 Ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.
Hình 21: Giá trị cốt lõi
Chính sách và giải pháp lớn đối với một số lĩnh vực chính
+ Tài sản và Vốn
Tái cấu trúc và nâng cao chất lượng Tài sản Có theo hướng nâng cao tính linh hoạt và chất lượng của tài sản, đảm bảo tăng cường hiệu quả và kiểm soát rủi ro. Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu từ 65% trở lên, tích cực tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của BIDV và phê duyệt của Chính phủ và NHNN.
+ Tín dụng & Đầu tư
Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua kiểm soát tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. Đa dạng hoá cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, nâng cao năng lực quản lý danh mục tín dụng của BIDV. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư; giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ngoài ngành theo chính sách của Chính phủ. Kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu chiếm tỷ lệ ≤ 2,5% tổng dư nợ.
+ Nguồn vốn
Tích cực tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng gia tăng các nguồn vốn dài hạn, vốn huy động từ khách hàng cá nhân có tính ổn định cao; tích cực huy động nguồn vốn nước ngoài. Duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR theo quy định và đáp ứng thông lệ quốc tế thông qua 3 hình thức tăng vốn chính là từ lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu tăng vốn.
+ Sản phẩm – dịch vụ
Tích cực hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng chuẩn hoá, tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của từng đối tượng khách hàng theo ngành nghề, quy mô và địa bàn kinh doanh gắn với cải tiến quy trình bán sản phẩm ngày càng tinh gọn, chính xác đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản trị rủi ro đảm bảo phát triển an toàn, ổn định và bền vững. Ưu tiên các nguồn lực tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, duy trì và tạo lợi thế đi trước đón đầu thị trường đảm bảo vị thế của Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Phát triển sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao nhằm cải thiện và gia tăng
năng suất, tốc độ, tính chính xác, chất lượng và khả năng tiếp cận khách hàng của sản phẩm dịch vụ.
+ Thương hiệu & mạng lưới
Phát triển đồng bộ mạng lưới kinh doanh vật chất và mạng lưới Ngân hàng điện tử gắn với kênh phân phối sản phẩm và phát triển thương hiệu, gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng đảm bảo duy trì và giữ vững thị phần đứng thứ 3 trên thị trường.Hoàn thiện mô hình không gian giao dịch Ngân hàng bán lẻ, bán buôn, hỗn hợp chuyên nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp tại các BIDV, phòng giao dịch Ngân hàng. Hoàn thiện và tăng cường nhận diện thương hiệu BIDV trên toàn hệ thống, đảm bảo mục tiêu BIDV nằm trong TOP 3 Ngân hàng nội địa có mức độ nhận diện thương hiệu cao nhất tại Việt Nam. Gắn kết để cộng hưởng, gia tăng sức mạnh thương hiệu giữa thương hiệu BIDV với các thương hiệu nhánh (các công ty trực thuộc); giữa thương hiệu BIDV ở trong nước và trong khu vực Đông Nam Á và một số nước có hiện diện thương mại của BIDV.
+ Phát triển Ngân hàng bán lẻ
Tập trung phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ, tiến tới nắm giữ thị phần lớn về cả huy động vốn dân cư và tín dụng bán lẻ, tiếp tục gia tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ; tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn của Ngân hàng. Xây dựng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm- dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trên nền tảng phát triển công nghệ cao, hướng đến cung ứng những sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại nhất đến khách hàng cá nhân.
+ Công nghệ
Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu phát triển hệ thống CNTT trở thành lĩnh vực then chốt tạo sự phát triển đổi mới và đột phá trong hoạt động kinh doanh; trong đóbao gồm các nội dung chính:
- Đầu tư hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao
- Đầu tư phát triển và hoàn thiện ứng dụng quản trị nội bộ
- Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng
- Đầu tư hệ thống công nghệ cốt lõi cho các đơn vị thành viên như chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính, đảm bảo hiệu quả công tác quản trị điều hành của mô hình quản trị công ty mẹ-con.
+ Tổ chức nhân sự & quản trị điều hành
Tập trung thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa BIDV, hoàn thiện chuyển đổi sang mô hình NHTMCP, thiết lập cơ chế nội bộ và bộ máy quản trị điều hành của NHTMCP, tích cực tìm kiếm lựa chọn đối tác chiến lược phù hợp. Từng bước phát triển mô hình Tập đoàn tài chính, trong đó củng cố và phát triển hoạt động Ngân hàng và các công ty con làm trụ cột chính trong các lĩnh vực: Ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm và đầu tư tài chính. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mới phù hợp với mô hình Tập đoàn và NHTMCP, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế động lực đảm bảo có tính cạnh tranh cao. Xây dựng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt thông qua đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có kết hợp với tuyển dụng chuyên gia quốc tế.
Hoàn thiện công cụ quản trị nhân sự, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc chính xác, khoa học (KPI, HR scorecard...) đảm bảo đánh giá đúng kết quả năng suất, hiệu quả công việc làm cơ sở phát huy chính sách động lực kịp thời và hiệu quả.
3.1.2. Kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2012-2015
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2012 của BIDV đã xác định các chỉ tiêu sau:
Tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ: 18%-19%/năm Tăng trưởng bình quân tổng dư Nợ tín dụng: 17%-18%/năm Tỷ lệ nợ xấu đến 2015: ≤ 2,5%
Tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế: 20-25%/năm
ROA: ≥ 1%
ROE: ≥17%
3.1.3. Kế hoạch tín dụng giai đoạn 2012-2015
Trong năm 2012, với nền tảng kinh nghiệm quản lý cùng với chính sách vĩ mô khuyến khích đầu tư của nền kinh tế, BIDV xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 17%. Đến hết Quý II/2012, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,83% so với 31/12/2011. Một số hợp đồng tín dụng lớn BIDV đã ký kết và kế hoạch giải ngân
trong năm 2012 bao gồm: Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 240 triệu USD đối với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, cấp tín dụng 70 triệu USD đối với Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Dự án trung tâm giao dịch và điều hành Vicem của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam – 1.224 tỷ đồng, Dự án Golden Palace – 1.200 tỷ đồng…. BIDV dành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 1A Hà Nội - Cần Thơ năm 2013
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp huy động vốn
Cơ sở của giải pháp
Dựa trên những phân tích đánh giá về công tác huy động vốn của BIDV giai đoạn 2009-30/06/2012, qua nghiên cứu về công tác huy dộng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần như: VPbank, DongABank, Maritime Bank và một ngân hàng thương mại Nhà nước…học viên xin đề xuất giải pháp huy động tiền gửi áp dụng tại BIDV giai đoạn tới nhằm thu hút thêm lượng tiền gửi cho BIDV
Như đã trình bày tại Chương 2 của luận văn này; sở dĩ công tác huy động vốn những năm qua có mức tăng trưởng cao nhưng chưa thu hút được lượng tiền gửi trung và dài hạn mà vẫn chiếm tỷ trọng nguồn tiền gửi ngắn hạn là do nhiều nguyên nhân: Mạng lưới các điểm huy động vốn của BIDV chưa phân bổ đến các tỉnh lẻ nhiều phần lớn vẫn tập trung tại các Thành phố lớn, công tác tuyên truyền quảng cáo còn nhiều hạn chết, sản phẩm huy động vốn nhiều và linh hoạt, nhưng chưa có sự đổi mới hoặc khác biệt…
Nội dung của giải pháp
Để tăng cường thu hút vốn, BIDV cần phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Mỗi một loại sản phầm huy động vốn đều có những tính chất và hình thức riêng, phù hợp với nhu cầu một nhóm khách hàng nào đó. Đồng thời, lượng khách hàng của các nhóm rất khác nhau. Vì thế các sản phẩm huy động càng đa dạng, mới lạ cũng như đem lại lợi ích cao cho khách hàng thì càng có có khả năng
thu hút được nhiều nhóm khách hàng chọn lựa, làm cho lượng vốn huy động của BIDV tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại.
Các sản phẩm của ngân hàng nói chung và các sản phẩm huy động vốn nói riêng đều rất dễ bắt chước, sao chép. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng trên địa bàn các tỉnh thành phố đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm…Để có thể thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Việc đa dạng hoá các sản phẩm của BIDV còn nhiều hạn chế.
Học viên xin được đề xuất một số ý tưởng về các sản phầm huy động vốn
mới cho BIDVnhư sau:
Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi
- Hiện tại BIDV có các SP huy động tiền gửi TK như:
Tiền gửi Tài Lộc
Tiền gửi Tích lũy Kiều hối
Tiết kiệm dành cho trẻ em
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiết kiệm Năng động
Tiết kiệm Tích lũy Bảo An
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi Kinh doanh chứng khoán
Trái phiếu bằng VND/USD
- BIDV nên bổ sung thêm sản phẩm huy động vốn trung và dài hạn để có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh: Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Nếu có thêm sản phẩm tiền gửi này thì BIDV sẽ huy động được nguồn vốn lớn hơn và dài hạn hơn nhiều so với các sản phẩm tiền gửi như đã có. Kỳ hạn gửi:
VND: 3 tháng; 7 tháng; 13 tháng; 18 tháng; 24 tháng.
USD: 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng; 18 tháng; 24 tháng.