Đặc Điểm Của Công Tác Thu Hồi Đất, Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

gia, lợi ích công cộng được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án đầu tư đã được chấp thuận, cấp phép đầu tư, quyết định đầu tư; Thu hồi đất trong trường hợp người được trao quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (để đất hoang hóa, hủy hoại đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính, ...) phải trên cơ sở kết luận thanh tra; Thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất (tổ chức bị giải thể, cá nhân bị chết, tự nguyện trả lại đất) phải trên cơ sở quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng tử, đơn trả lại đất, ...

+ Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục với thời gian tương đối dài, bao gồm các bước thông báo thu hồi đất, đo đạc diện tích, kiểm đếm tài sản, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất và bàn giao đất trên thực địa; Thu hồi đất trong trường hợp người được trao quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai gắn liền với thủ tục thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất có trình tự thủ tục đơn giản hơn.

+ Tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất mà người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc không được bồi thường thiệt hại về đất, về tài sản gắn liền với đất: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất và đất có nguồn gốc được giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thu hồi đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, do tự nguyện trả lại đất thì được bồi thường; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thì không được bồi thường nhưng được xem xét trả lại giá trị đã đầu tư vào đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã trả trước, chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, ...).

- Trưng thu, trưng mua, trưng dụng đất

Thuật ngữ trưng thu, trưng mua được sử dụng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản thuộc sở hữu tư nhân (của các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá

nhân) để sử dụng cho các nhu cầu của Nhà nước, cho lợi ích chung. Như vậy, đối với đất đai, việc trưng mua, trưng thu chỉ xảy ra trong thời kỳ có sở hữu tư nhân về đất đai (thời kỳ trước ngày 18/12/1980).

Cơ chế trưng thu đất có những điểm giống với cơ chế thu hồi đất hiện nay là: Nhà nước trưng thu đất trong các trường hợp cần cho nhu cầu lợi ích chung như vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; cá nhân, tổ chức bị trưng thu đất được bồi thường theo thời giá thị trường. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt giữa trưng thu đất với thu hồi đất, đó là trong một số trường hợp thu hồi đất không gắn liền với việc bồi thường như thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, thu hồi đất được giao không thu tiền sử dụng đất, đất được thuê và trả tiền thuê đất hàng năm.

Trưng mua là việc Nhà nước buộc chủ sở hữu tài sản phải bán tài sản thuộc sở hữu của mình cho Nhà nước. Theo Hiến pháp năm 1992 thì:

Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do Luật định [19].

Theo Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản năm 2008 thì nhà ở và các tài sản gắn liền với đất thuộc đối tượng trưng mua; Luật không điều chỉnh vấn đề trưng mua đất (Hội đồng Chính phủ, 1959; Quốc hội, 2008). Sở dĩ pháp luật hiện hành không đặt vấn đề trưng mua đất vì dựa trên quan điểm không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, Nhà nước - đại diện cho chủ sở hữu không thể mua lại chính những tài sản thuộc sở hữu của mình. Thuật ngữ “thu hồi đất” phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đang áp dụng ở nước ta hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trưng dụng là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước với điều kiện có bồi thường, buộc tư nhân phải cho Nhà nước sử dụng một động sản hay bất động sản trong một thời gian nhất định. Do đó, có thể hiểu, trưng dụng đất là việc Nhà nước điều chuyển quyền sử dụng một diện tích đất trong một giai đoạn tạm thời từ người sử dụng đất hợp pháp sang Nhà nước một cách bắt buộc theo thủ

tục hành chính. Như vậy, khác với thu hồi đất, nếu thu hồi đất dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn quyền sử dụng đất của người có đất thì trưng dụng đất chỉ chấm dứt quyền sử dụng đất của người có đất một cách tạm thời trong một thời gian nhất định. Cũng giống như thu hồi đất, việc trưng dụng đất thực hiện trong điều kiện được quy định chặt chẽ nhằm mục đích vừa bảo đảm trưng dụng trong trường hợp thật cần thiết vừa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ tài sản hợp pháp của người dân, cụ thể như sau:

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 3

+ Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, đe dọa sự ổn định về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

+ Khi các mục tiêu công trình quan trọng về an ninh quốc gia bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng gây phương hại tới an ninh quốc gia;

+ Khi cần khắc phục thảm họa lớn do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo Luật Đất đai năm 2013, Bồi thường về đất là nhà Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất(Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013). Trong các điều khoản quy định cụ thể, Luật cũng quy định những thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất do việc thu hồi đất gây ra cũng được xem xét bồi thường. Thực tế quá trình triển khai thi hành Luật, việc xác định loại thiệt hại, mức độ thiệt hại, đối tượng được bồi thường cần được xem xét một cách toàn diện, cụ thể hơn.

+ Về xác định thiệt hại: ngoài thiệt hại về đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì còn có những thiệt hại khác mà người sử dụng đất cần phải được bồi thường như: thiệt hại về nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thiệt hại về môi trường học tập, về dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí, thiệt hại do chi phí đã đầu tư vào việc san lấp mặt bằng, thiệt hại do mất địa thế kinh doanh, các thiệt hại về sức khỏe do việc thực hiện dự án gây ra như: khói bụi, tiếng ồn, nước thải...

+ Về xác định đối tượng được bồi thường: đối tượng bị ảnh hưởng từ việc

thu hồi đất không chỉ là tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi mà còn bao gồm cả người đang sử dụng đất thuê, người sử dụng đất lân cận, người có lợi ích liên quan.

Theo Bộ luật Dân sự thì bồi thường là việc đền bù những thiệt hại về vật chất, về tinh thần mà mình gây ra cho người khác, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời; các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần; khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi, để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013) bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ trợ khác. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là phần cho thêm của Nhà nước sau khi đã bồi thường sòng phẳng và là khoản điều tiết từ phần giá trị gia tăng từ đất đai mà không phải là do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

Như vậy, khác với bồi thường là việc trả lại một các tương xứng những giá trị bị thiệt hại, thì hỗ trợ mang tính chính sách, trợ giúp thêm của Nhà nước, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hi sinh, mất mát của người bị thu hồi đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, do việc bồi thường chưa thực sự sòng phẳng nên các khoản hỗ trợ chưa thực sự đúng với ý nghĩa mà nó được định nghĩa trong Luật đất đai và trong đa số trường hợp thì nó chỉ là sự bù đắp vào khoảng thiếu hụt do việc bồi thường thiếu sòng phẳng gây ra; bên cạnh đó một số khoản hỗ trợ thực chất là bồi thường như là hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm vì đây chính là những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.

- Tái định cư

Tái định cư là việc Nhà nước bố trí đất ở, nhà ở tại nơi mới cho những người bị Nhà nước thu hồi đất ở mà họ không còn chỗ ở nào khác. Việc thu hồi đất ở thông qua một quyết định hành chính là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng chế và đòi hỏi có sự “hy sinh” của người sử dụng đất, do đó, không chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật chất (có đất ở, nhà ở) mà còn phải đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất, họ phải có được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Như vậy, nếu việc bồi thường thiên về mức độ tương xứng thì tái định cư thiên về chính sách tạo lập chỗ ở. Trong quy định của Luật đất đai năm 2013 có sự giao thoa giữa hai khái niệm này, theo đó các khu tái định cư được xây dựng để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

- Giá đất

Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Có những phương pháp xác định giá đất phổ biến trên thế giới và đã được áp dụng tại Việt Nam là: phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập; phương pháp chiết trừ, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số. Đối với từng loại đất, sẽ lựa chọn phương pháp cụ thể để áp dụng, ví dụ: phương pháp so sánh trực tiếp chủ yếu áp dụng cho xác định giá đất ở, phương pháp thu nhập chủ yếu áp dụng cho đất nông nghiệp. Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì xác định giá đất cụ thể để làm căn cứ tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

1.1.2. Đặc điểm của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện bởi các chủ thể mang quyền lực nhà nước tiến hành trên cơ sở quy định cụ thể của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện như thẩm quyền quyết định thu hồi đất (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện), tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, tái định cư.

- Đối tượng chịu tác động trực tiếp của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

- Các hoạt động thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chuỗi các hoạt động liên quan, là điều kiện và hệ quả của nhau trong đó thu hồi đất là điều kiện đầu tiên, quyết định đến các hệ quả khác. Trên cơ sở quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các công việc cụ thể, kế hoạch và các bước triển khai cũng như đối tượng và phạm vi áp dụng về thu hồi đất, bồi thương, hỗ trợ và tái định cư mới được triển khai cụ thể.

- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là những hoạt động diễn ra trên cơ sở các quy định của pháp luật, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và được nhà nước đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước.

- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là những hoạt động diễn ra khi nhà nước cần một diện tích đất cụ thể để phục vụ các mục đích khác nhau như các mục đích liên quan đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công công và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện khác nhau ở mỗi dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.

+ Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường, GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi dự án và từng địa điểm khác nhau.

+ Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong

đời sống kinh tế – xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.

- Thu hồi đất phải được xem là một loại “giao dịch”

Trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu việc chuyển giao đất từ Nhà nước đến NSDĐ là một “giao dịch” thì việc thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước (loại trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất do NSDĐ vi phạm pháp luật) cũng phải được coi là “giao dịch” tương tự. Rõ ràng, trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, việc chuyển giao QSDĐ xuất phát từ nhu cầu của NSDĐ; còn ở trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc dịch chuyển QSDĐ lại xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước. Nếu như trong mối quan hệ thứ nhất NSDĐ phải trả tiền (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) cho Nhà nước thì trong mối quan hệ thứ hai, Nhà nước phải trả tiền (bồi thường) cho NSDĐ (người bị thu hồi đất). Từ đây có thể khẳng định, thu hồi đất là một quan hệ của thị trường bất động sản. Vì thế, để đảm bảo tính thị trường của quan hệ đất đai, quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất và của các chủ thể có liên quan cần phải được đảm bảo một cách “sòng phẳng”.

1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Ở nước ta, sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Luật Đất đai năm 1998, 2001, 2003, và mới đây nhất là

ban hành luật đất đai năm 2013. Theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng luôn được không ngừng hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, đã cơ bản đáp ứng được tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác GPMB. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng. Trong báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 15/8/2013 tại trang 10 có nêu: “Tình trạng chậm hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang diễn ra phổ biến ở địa phương do chính sách thường xuyên thay đổi; do các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng”. Từ đó dẫn tới tình trạng có nhầm lẫn việc áp dụng pháp luật trong giải quyết giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa thật sát sao. Tại nhiều địa phương, đang tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai. Cán bộ địa chính, chủ tịch UBND xã nói chung chưa làm tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Đó là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí