Cán Cân Vãng Lai Tháng 11 Của Nhật

giá trị tương đối so với đồng USD. Một sự tăng giá đồng Yên như vậy cũng giúp cho cầu trái phiếu chính phủ Nhật tăng, ngân hàng trung ương cũng đã mua vào 1.8 tỷ Yên trái phiếu mỗi tháng và có thể mua nhiều hơn thế nữa để giúp chính phủ đối phó với tình trạng giảm phát. Tuy nhiên Bộ trưởng bộ tài chính Kan cũng đã cho rằng nên giảm bớt giá trị của đồng Yên để kích thích xuất khẩu hơn là tăng giá trị của nó như người tiền nhiệm ông là bộ trưởng Fuji đã làm năm ngoái khi ông còn đang giữ chức. Hầu hết các nhà giao dịch cũng dự đoán rằng Nhật Bản sẽ duy trì một đồng Yên yếu để ngăn chặn giảm phát và hỗ trợ xuất khẩu. Những ý kiến trái ngược vẫn đang được xem xét và chưa đi đến những kết quả cuối cùng chính vì vậy mà những dự đoán của các nhà kinh tế học sẽ có ảnh hưởng ngắn hạn đến thị trường ngoại hối. Thêm vào đó, cuối ngày giao dịch bộ tài chính Nhật Bản công bố mức thặng dư cán cân vãng lai là 1304.8 tỷ Yên, con số này khả quan hơn rất nhiều so với dự đoán là 1220.0 tỷ Yên. Nó có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là lớn hơn so với chi. Nó là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở. Đặc biệt là nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Cũng trong thời gian này cán cân cơ bản của Nhật cũng giảm ít hơn con số dự tính. Trong bối cảnh các nước thắt chặt chi tiêu, Nhật Bản, quốc gia dựa vào xuất khẩu để phát triển kinh tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến thặng dư cán cân đi xuống trong suốt 14 tháng. Tuy nhiên mặc dù là mức thặng dư đã giảm xuống rất nhanh nhưng vẫn còn chậm hơn dự đoán như vậy đã đem lại sự lạc quan hơn cho các nhà kinh tế. Thêm vào đó chính sách duy trì một đồng Yên yếu của tân bộ trưởng bộ tài chính Naoto Kan đã giúp cho xuất khẩu của Nhật đạt được sự kì vọng tốt đẹp mới.


Bảng 2 4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật Bảng 2 5 Cán cân thương mại tháng 11 1


Bảng 2.4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật


Bảng 2 5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật Ngày 12 1 hai luồng thông tin từ 2 2

Bảng 2.5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật

Ngày 12/1 hai luồng thông tin từ 2 nước đối lập nhau tạo nên một ngày giảm mạnh cho cặp tỉ giá USD/JPY. 5.00 GMT văn phòng nội các Nhật Bản đã đưa ra các thông tin tổng hợp về xu hướng phát triển của các vùng, miền. Đây là một bản khảo sát dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa phương, qua đó có thể dự đoán được xu hướng phát triển kinh tế chung trong ngắn hạn cho toàn nền kinh tế Nhật. Chỉ số này càng cao thì càng tốt và ngược lại. Trong những năm gần đây nó đã xuống 17.6 điểm, thấp nhất vào đầu năm 2009 khi nền kinh tế đã thực sự trì trệ trên mọi vùng, ngành ở Nhật nhưng hiện tại thì đang từng bước phục hồi đi lên và đã đạt 36.3 cao hơn tháng trước. Ngược lại, ở Mỹ cán cân thương mại thâm hụt nhiều hơn tháng trước và nhiều hơn mức dự tính của chính phủ. Cục nghiên cứu kinh tế và cục điều tra dân số đã liên tục thông báo những thông tin đáng thất vọng về thâm

hụt thương mại của Mỹ trong suốt thời gian vừa qua. Nó không những không suy giảm mà còn càng ngày càng tăng kể từ tháng 4 năm 2009. Mỹ là một quốc gia luôn dẫn đầu trong tỉ trọng thương mại quốc tế, đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, môtô, máy bay, lương thực thực phẩm và đồ uống. Và có những đối tác chủ chốt trong thương mại là Canada, Liên minh châu Âu, Mexico, Trung Quốc và Nhật Bản. Tổng gía trị xuất khẩu trong tháng 1 là 91842 triệu đô la nhưng giá trị nhập khẩu còn lớn hơn đạt 136499 triệu đôla. Mỹ là một cường quốc xuất khẩu nhưng cũng là một cường quốc nhập khẩu. Phần lớn hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước liên minh châu Âu, Trung Quốc, Mexico và Nhật Bản. Đến 21h30GMT ngày 12/1 API công bố lượng dầu thô dự trữ hàng tuần của Mỹ. Tuần này số lượng thùng dầu thô dự trữ đã tăng thêm 1.2 triệu thùng điều này cho thấy nhu cầu về dầu đã tăng trở lại so với tuần trước. Cầu về dầu tăng cũng có nghĩa là giá dầu sẽ tăng, như vậy không có lợi cho những nước nhập khẩu dầu thô nhiều như Mỹ. Chỉ số niền tin của người tiêu dùng của tuần tiếp theo được công bố ngay sau đó và cũng chỉ mang lại những tin đáng buồn cho nền kinh tế Mỹ. Nó được thống kê bởi tạp chí Washington và hãng tin ABC. Chỉ số này đã giảm chỉ còn -47 điểm trong tuần vừa qua. Nó phản ánh tình trạng tài chính hiện tại của người dân, đó là một vấn đề đáng lo lắng đối với họ, họ nghĩ rằng phải tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng để có những khoản tiền dự trữ cho tương lai không mấy sáng sủa sắp tới. Những dấu hiệu này đã kéo thị trường đi xuống với giá mở cửa là 92,095 và giá đóng cửa 91,097.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quay trở lại với phân tích kĩ thuật, các biểu đồ 4h và một ngày cũng cho thấy rõ xu hướng đi xuống của giá trong 4 ngày vừa qua. Những thông tin trên thị trường ngoại hối đã phản ánh đầy đủ trên biểu đồ thông qua kết quả của các thành viên giao dịch. Qua những biểu hiện của đồ thị ta có thể thấy những thông tin lạc quan đã được thể hiện ngay trong xu hướng đi lên giá

ngày mùng 6, 7 đã vượt ra khỏi dải bolinger band nhưng ngay sau đó đã có xu hướng quay trở lại tiến vào trong giữa hai đường nhanh và chậm. Chỉ số RSI cũng tiến sát tới mức 50 và có khả năng sẽ đi xuống, nó xác nhận xu hướng trước đó của đồ thị. Đến thanh nến của ngày mùng 9 nó đã thiết lập được mô hình Harami (Bullish) trong vòng tròn màu đỏ mẫu hình hai thanh nến, trong đó một thanh nến xanh nhỏ nằm trong thân một thanh nến đỏ trước đó. Mẫu hình này ám chỉ rằng xu hướng trước đó đang dần kết thúc. Thị trường sẽ đi lên. Nhưng những giao động đi xuống chỉ năm giữa 2 đường 0.0 và 23.6 của công cụ Fibonacci, điều đó chứng tỏ nó vẫn chưa chắc chắn được xu hướng quay đầu đi lên của đường tỷ giá, nó vẫn dễ dàng đi xuống tiếp. Và đúng như vậy, những thông tin xấu cho đồng đôla vẫn tiếp tục kéo nó đi xuống trong ngày 10 và 11/1 và đến ngày 12 do ảnh hưởng của những luồn thông tin trái chiều, bất lợi cho đồng USD và có lợi cho đồng Yên tăng giá, đường tỷ giá đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 23.6. Khối lượng giao dịch trên thị trường tăng mạnh do tâm lí lo sợ muốn cắt lỗ của một số nhà đầu tư và số khác thì mua vào với hi vọng rằng đó sẽ là đáy mới của thị trường. Tính thanh khoản lúc này tăng mạnh, khối lượng giao dịch thành công đạt hơn 50 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra để bắt kịp và xác định đúng xu hướng của thị trường hơn ta có thể dùng thêm chỉ số ADX, chỉ số này có thể khắc phục những điểm yếu của RSI mà ta sẽ trình bày ở biểu đồ sau.


Hình 2 10 Diễn biến tỷ giá USD JPY từ 4 1 đến 12 1 Đường RSI giúp cho ta tránh 3


Hình 2.10 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ 4/1 đến 12/1

Đường RSI giúp cho ta tránh mua vào ở những điểm vượt mua, bán ra ở những điểm vượt bán, nhưng nó sẽ mất tác dụng khi thị trường đi theo xu hướng rõ ràng như hình vẽ bên dưới. Ở ngày 6 và 7/1 khi thị trường đang lên rất mạnh thì RSI lại chỉ là một đường lên yếu và khi nó đi xuống như ở các ngày 912 thì RSI chỉ đi ngang và phản ánh xu hướng không rõ ràng. Nhưng ngược lại ADX lại rất hiệu quả khi thị trường đang có hướng, những xu hướng lên và xuống được thể hiện rõ ở đồ thị của ADX. Sự kết hợp giữa 2 công cụ này sẽ đem lại hiệu quả cho chúng ta muốn tối đa hoá lợi nhuận và tránh thua lỗ. ADX bao gồm 2 đường +DI và –DI biểu hiện xung lượng tích cực và tiêu cực của giá. Khi xu hướng rõ ràng đường +DI sẽ vượt từ dưới lên khỏi đường –DI , và ngược lại. ADX là đường chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Có nghĩa là khi giá tăng hay giảm theo 1 chiều rõ ràng ( theo 1 xu hướng – xu hướng tăng hoặc giảm ) , ADX vượt mức 30 cho biết xu hướng đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên ADX cũng chỉ là một chỉ số dựa vào xu hướng trong quá khứ nên nó chậm hơn so với những gì đang diễn ra trên thị trường một khoảng thời gian nhất định. Để giảm thiểu được nhược điểm này ta cũng có thể phân tích những

biểu đồ có khung thời gian ngắn hơn, ví dụ biểu đồ 1h, 4h. Với những dấu hiệu đi xuống rất nhanh chỉ trong vài ngày, tỉ giá đã giảm từ 93,7 còn 90,6 và cuối ngày 12/1 thị trường cũng đã có dấu hiệu phục hồi, đồng thời đường tỉ giá cũng vượt xuống dưới dải Bolingerband thì dấu hiệu chứng tỏ nó có xu hướng quay trở phía trong của dải thì đây có thể là thời điểm để các nhà giao dịch có thể mua vào và kinh doanh trong ngắn hạn.

Hình 2 11 Diễn biến tỷ giá USD JPY chỉ báo ADX RSI Hình 2 12 Mô hình vai đầu 4

Hình 2.11 Diễn biến tỷ giá USD/JPY, chỉ báo ADX, RSI.


Hình 2 12 Mô hình vai đầu vai Nhìn trên biểu đồ tỉ giá ta có thể thấy mô 5


Hình 2.12 Mô hình vai- đầu- vai

Nhìn trên biểu đồ tỉ giá ta có thể thấy mô hình vai- đầu- vai đã được hình thành sau khi giá đạt mức đỉnh vai1 tại 92.7 điểm ngày 6/1 sau đó lại lên đến mức kỉ lục là 93.73 điểm ngay 7/1 rồi đảo chiều đi xuống, ta có thể vẽ một đường ngang từ đáy thứ nhất để xác định một điểm hỗ trợ cho xu hướng giá đang đi xuống sau khi tạo được đỉnh Đầu. Đường này là đường quan trọng nhất trong mô hình này, thường dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ cho thị trường. Cuối phiên giao dịch của ngày 11 tỉ giá đã đi xuống xuyên qua đường này đó là dấu hiệu kết thúc của xu hướng đi lên và đảo chiều đi xuống mạnh. Không chỉ vậy ngưỡng hỗ trợ 23.6 của Fibonacci cũng bị đâm thủng, đây có thể coi là dấu hiệu báo tỉ giá sẽ đi xuống rất mạnh của thị trường trong những phiên giao dịch tiếp theo. Và ngày 12/1 tỉ giá giảm mạnh từ mức cao nhất trong ngày 92,47 xuống còn mức thấp nhất trong ngày 90,7.

Mô hình “ đầu và vai” là một trong nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau mà được sử dụng để hoạch định cho chiến lược về giá. Các nhà phân tích đo lường khoảng cách từ đỉnh “đầu” đến đường tiệm cận của đồ thị sau đó trừ đi khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể giảm đến mức nào.

Chuyển tiếp sang một xu thế mới cho tỉ giá của cặp tiền tệ này. Nhìn tổng quát những thông tin tác động trực tiếp tới thị trường ngày 13/1 có phần tích cực cho đồng USD với những tín hiệu tốt đến từ thị trường cho vay cầm cố nhà đất, chính sách mới của cục dự trữ liên bang, báo cáo ngân sách hàng tháng…Những thông tin này đã giúp cho tỉ giá USD/JPY phục hồi trong ngày giao dịch 13/1 và đạt gần đến ngưỡng đã để mất của những ngày trước. Đầu tiên là những thông tin từ phía Nhật Bản công bố số lượng đơn đặt hàng thiết bị tăng mạnh nó cho thấy những tín hiệu lạc quan cho ngành công nghiệp sản xuất máy móc. Nó cũng có ý nghĩa rằng nền kinh tế thế giới đang phục hồi có những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản. Giá trị của đồng Yên được củng cố hơn nữa. Nhưng những thông tin từ phía Mỹ đã cho thấy tốc độ phục hồi còn nhanh hơn thế trên nhiều lĩnh vực cụ thể cũng như tổng quan chung. 12h ngày 13/1 hiệp hội các ngân hàng cho vay thế chấp đã công bố số lượng đơn xin vay tăng 14.3% so với tuần trước. Nó cho thấy sức khoẻ của thị trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Khi giá nhà đất tăng người dân có xu hướng thế chấp nhà và tài sản của họ và vay tiền từ ngân hàng để chi tiêu nhiều hơn. Như vậy, sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế Mỹ đi lên. 15h30’ cơ quan quản lí thông tin năng lượng cho biết số lượng dầu thô dự trữ đã tăng lên 3.7 triệu thùng tăng hơn rất nhiều so với dự đoán 1.4 triệu thùng trước đó. Đây là một dấu hiệu tăng có tác động đáng kể tới kinh tế Mỹ. Lượng dầu dự trữ tăng làm tăng nhu cầu về dầu mỏ trên trên thế giới, hầu hết các hợp đồng mua bán dầu đều được tính bằng đồng đôla, dẫn đến nhu cầu về đồng đôla Mỹ cũng tăng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây các nước OPEC và một số quốc gia lớn bắt đầu hạn chế sự ảnh hưởng của đồng đôla tới giá dầu nên đã dần chuyển đổi sang kí kết các hợp đồng bằng các loại tiền tệ khác như đồng Yên, Euro và Sterling. Ví dụ như Nga đã cắt giảm tỉ lệ hợp đồng xuất khẩu dầu thanh toán bằng đồng đôla từ 67% xuống còn 65%. 19 GMT Báo cáo Biege Book của cục dự trữ liêng bang khái quát điều kiện chung của nền

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí