Biểu Đồ Phân Tích Bằng Công Cụ Phân Tích Ichimoku Kinko Hyo.

phiên giao dịch đầu tiên sau khi Ngân hàng Nhật Bản công bố chính sách lãi suất sẽ không thay đổi và tiếp tục duy trì mức lãi suất 0,1% để kích thích nền kinh tế. Các nhà giao dịch hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho kinh tế Nhật và giá trị đồng yên được kì vọng sẽ tăng trong thời gian tới. Tỷ giá sụt giảm đáng kể. Những phiên giao dịch của nửa cuối ngày đã bị ảnh hưởng bởi những thông tin không tốt đến từ thị trường nhà đất của Mỹ, giá nhà liên tục giảm, trong đó báo cáo của S&P là báo cáo có tác động lớn hơn đã cho thấy giá trên thị trường bất động sản trên 20 khu vực chính của Mỹ đã giảm. Chỉ số này được tính trên những thông tin về giá nhà dành cho hộ gia đình ở các trung tâm thành phố, và mức tiêu chuẩn được lấy là giá trị của tháng 1/ 2000 tương đương với thang đo 100. Ví dụ, chỉ số này hôm nay là 150 thì có nghĩa rằng gía nhà đã tăng 50% so với giá nhà tính từ tháng 1/2000. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia môi giới bất động sản thì mùa thu và mùa đông là thời điểm mà giá nhà đất sẽ xuống thấp nhất trong cả năm. Và trong tháng này chỉ số này đã tăng từ - 7.3% lên -5,3% thấp hơn dự đoán là -4,9%. Chỉ số sản xuất Richmond Fed cũng tăng không như mong muốn của các nhà kinh tế, nó chỉ tăng nhẹ từ -4 lên -2 trong khi đó mức dự báo là 0. Đây là một loại chỉ số được tổng hợp bao gồm 33% là chỉ số giao thông vận tải, chỉ số các đơn đặt hàng mới chiếm 40% và chỉ số thất nghiệp chiếm 27% và những thông tin để tính toán được cung cấp bởi 80 đến 144 hãng ở các quận của Columbia, Marylanhd, Carolina, Virginia. Bên cạnh đó nhu cầu dự trữ dầu mỏ giảm mạnh. Chỉ số lòng tin người tiêu dùng tăng rất thấp, và không đáp ứng được lòng mong đợi của các nhà kinh tế. Đến cuối ngày những thông tin lạc quan của bộ tài chính Nhật Bản đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ giá giao dịch. Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng một cách ngoạn mục trong tháng cuối cùng của năm 2009 từ 492,4 tỷ yên lên 655.868 tỷ yên và tăng ngoài dự kiến của chính phủ.

Ngày 27 Ngân hàng Nhật Bản công bố những thông tin về bản khảo sát nền kinh tế hàng tháng và cho biết kinh tế Nhật đang trên đà phục hồi nhưng với tốc độ vừa phải. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thị trường nhà đất đang trong giai đoạn tạm dừng để khắc phục những điểm yếu khác đang tồn tại trong hệ thống kinh tế. Mặc dù vậy nó cũng chỉ chững lại trong ngắn hạn bởi các chỉ tiêu khác như tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu và sản xuất vẫn đang trên đà tăng nhờ những ưu đãi của chính sách kích thích kinh tế cả từ trong nước và ngoài nước. Nhật là nước phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, do vậy khi tăng trưởng kinh tế của thế giới phục hồi nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Nhật Bản. Chỉ số về thương mại bán lẻ hàng năm cũng đã tăng đáng kể, mặc dù chưa đạt đến mức kì vọng của người dân nhưng cũng là cả một thành tích lớn trong việc thúc đẩy tiêu dùng ở Nhật. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong quá trình thúc đẩy chi tiêu cá nhân và hộ gia đình, nó đóng một vai trò không nhỏ giúp nền kinh thế phục hồi trở lại. Ngày 28/1 bài phát biểu của Masaaki Shirakawa về toàn cảnh chung nền kinh tế Nhật Bản đã có tác động đến tỉ giá giao dịch của đồng Yên, và làm cho tỉ giá USD/JPY có một ngày đi xuống. Ông cho rằng nền kinh tế Nhật có mối liên hệ khá chặt chẽ nền kinh tế thế giới chính vì vậy mà những chính sách kích thích kinh tế ở châu Âu, Mỹ… không chỉ mang lại lợi ích cho nước họ mà còn có tác động tốt đến nền kinh tế của Nhật. Đầu năm 2010, kinh tế khu vực châu Âu và Mỹ đã báo hiệu những điều tốt đẹp, các nhà kinh tế kì vọng vào một năm đi lên sau khi khủng hoảng đã rơi xuống đáy vào năm 2009. Do vậy có thể nói rằng kinh tế Nhật cũng đang trên đà đi lên, tuy nhiên chỉ ở một mức độ vừa phải. Đầu tiên là chỉ số về sản xuất công nghiệp, lĩnh vực này chiếm 20 % trong tổng sản phẩm thu nhập quốc nội của Nhật và cũng được xem như một chỉ báo tổng quan cho nền kinh tế, nó đã tăng 18.5% trong tháng 1/2010. Tình trạng giảm phát cũng giảm đáng kể từ -2.2% tháng 9/2009 xuống còn -1,3 tháng 1/2010. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng tăng từ

36.3 tháng 5/2009 lên 39.4. Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm 0,4 % so với cuối năm ngoái. Bên cạnh đó chính phủ Nhật cũng ra sức tìm ra những giải pháp hỗ trợ nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ. Nhật Bản không những được hưởng lợi từ những chính sách của chính phủ Nhật mà còn cả từ các nước khác.

Tuần giao dịch cuối tháng 1 đã vẽ nên một mẫu hình vai- đầu- vai đảo ngược. Ngày 21 xu hướng đi xuống được dự đoán bởi mô hình 2 đáy và được xác nhận bởi công cụ dự báo Ichimoku Kinko Hyo. Đường tenkan màu đỏ cắt đường kijun màu xanh từ trên xuống, hơn nữa đám mây kumo lại ở trên đường giá, chứng tỏ một dấu hiệu giảm giá mạnh. Và ta cũng có thể thấy được tín hiệu bán ra rất mạnh khi đường chikou span (màu đen) nằm ngay bên dưới đường giá ở thời điểm 8h sáng ngày 22/1. Với những tín hiệu rất mạnh như thế, thị trường đã ồ ạt bán ra, đồ thị tỉ giá cũng chạm phải ngưỡng kháng cự 38.2 rồi đi xuống vẽ nên đỉnh vai thứ nhất của mẫu hình. Những ngày tiếp theo thông tin về sự phục hồi của Nhật Bản đã được công bố, khiến giá trị của đồng Yên được nâng lên và kéo thị trường đi xuống cho đến ngày 26. Lúc này đồ thị tỉ giá đã chạm phải ngưỡng hỗ trợ 50.0 đây là một ngưỡng hỗ trợ khá mạnh, nó đã đâm xuyên qua ngưỡng này nhưng lại bật trở lại rồi đi lên. Hai đường tenkan và kijun đã tiến lại gần nhau và đang có xu hướng cắt lên, đồng thời đám mây Kumo cũng tiếp tục đi xuống và tiến gần vào đường tỉ giá, báo hiệu thị trường sẽ đi lên trong tương lai. Ngày 28/1 khi tenkan cắt kijun và đường chikou span ở trên đường tỉ giá rất cao, nó cho thấy một tín hiệu mua vào cực mạnh bởi đó là một đáy tiếp theo của mô hình vai đầu vai đảo ngược, và đây chính là vai thứ 2. Kết thúc một mô hình vai đầu vai, tỉ giá đi lên mạnh mẽ trong ngày 29. Ta có thể thấy đường xu hướng của đồ thị đi lên từ “đầu” của mô hình vẫn được duy trì trong một vài phiên giao dịch sau đó.


Hình 2 16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko Hyo Chương III 1


Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko Hyo.

Chương III. Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam‌‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam

1.1 Là một thị trường non trẻ.

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ năm 1986, công cuộc đổi mới ở Việt Nam được thực hiện với chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng trên khắp mọi lĩnh vực.

Trong những năm qua, với vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới bên ngoài, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển. Thị trường ngoại hối Việt Nam mang gần như đầy đủ những đặc điểm của thị trường ngoại hối nói chung tuy nhiên đó vẫn còn là một thị trường còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh.

Cuối năm 1994 trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán quốc tế của nền kinh tế nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế phù hợp với quá trình phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống NHTM đã phát triển hơn về số lượng và chất lượng các điều kiện về kinh tế, trang thiết bị cho phép khả năng giao dịch của các ngân hàng được nâng cao và đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế trở nên dồi dào ngày 20/9/1994 thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 203/QĐ-NH thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây

được coi là bước thành công đầu tiên cho việc hình thành 1 thị trường ngoại hối minh bạch, khách quan, đã dần xoá bỏ chế độ áp đặt tỉ giá chủ quan duy ý chí và rút ngắn được khoảng cách giữa tỉ giá ở thị trường tự do và thị trường chính thức. Tuy nhiên do còn non kém trong công tác quản lí và điều hành nên thị trường liên ngân hàng vẫn chưa phát huy được hết những mặt tích cực của mình. Về phía NHNN thì luôn tỏ ra lúng túng trong vai trò là người quản lí chính sách vĩ mô và điều hành tỉ giá thông qua quá trình điều tiết cung cầu trên thị trường, còn các NHTM và tổ chức tài chính trên thị trường thì chưa có kinh nghiệm tham gia một thị trường kinh doanh ngoại hối lớn mang tính toàn cầu, chiến lược kinh doanh đề ra còn mang tính chất ngắn hạn chưa có tầm nhìn xa. Nhìn chung, giai đoạn này thị trường ngoại hối vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và đã có những bước tiến đáng kể để tiến tới một thị trường hoạt động theo cơ chế mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.

1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW.

Sau 1 thời gian hoạt động đến 4/1999 trước những thay đổi về tính chất và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt là khi luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được ban hành tháng 12/1997 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở trình độ cao hơn, chặt chẽ hơn của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) ngày 26/3/1999 thống đốc ngân hàng đã ra quyết định 101/1999 /QĐ NHNN 13 về quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho QĐ203 trước đây. So với quy chế cũ, quy chế mới được quy định trong QĐ 101/1999 có nhiều thay đổi theo hướng cụ thể hơn mở rộng điều kiện để trở thành thành viên, đồng tiền giao dịch, các nghiệp vụ và phương thức giao dịch. Trước chỉ có các NHTM được phép tham gia TTNTLNH thì nay tất cả các tổ chức có giấy phép đều được giao dịch trên TTNTLNH và nghiệp vụ hoán đổi đã được phép áp dụng trong giao dịch bên cạnh các

nghiệp vụ truyền thống như giao ngay và kì hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ đạo trên thị trường kinh doanh ngoại tệ, còn các doanh nghiệp được cấp phép thì vẫn còn hạn chế về số lượng và quy mô giao dịch.

1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá dần các giao dịch ngoại hối

Kể từ năm 2002 với sự phục hồi của nền kinh tế cùng với sự thay đổi và ổn định của cơ chế chính sách về khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, luật cạnh tranh, xây dựng luật đầu tư chung… Nhìn chung giai đoạn này tỉ giá biến động trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn. NHNN cố gắng xây dựng chế độ tỉ giá linh hoạt có điều tiết, theo dõi sát sao tỷ giá hàng ngày để có những can thiệp kịp thời định hướng cho tỷ giá dài hạn đạt đến mức mục tiêu phù hợp với chính sách tiền tệ và môi trường kinh tế.

Quyết định 46/2003/QĐ Ttg đã nới rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, xoá bỏ tỷ lệ kết hối ngoại tệ, đồng thời kích thích thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào trong nước đặc biệt là nguồn kiều hối tập trung vào hệ thống NHTM thông qua hình thức ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng bán và gửi ngoại tệ vào NH góp phần thành công vào mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nhờ những thay đổi theo hướng tích cực, nước ta đã thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể vào trong nước. Hoạt động của hệ thống NH và các tổ chức tín dụng trên thị trường ngoại hối ngày càng sôi động tạo điều kiện mở rộng hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, giảm ảnh hưởng của thị trường tự do từ năm 2004 trở lại đây quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998.

Nền kinh tế mở sau sự kiện gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trường tài chính đã giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, điều này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam tăng nhanh về quy mô, nâng cao chất lượng thành viên tham gia thị trường và cơ quan quản lí điều tiết cũng đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong công tác quản lí điều hành thị trường một cách linh hoạt, thông thoáng, an toàn hơn để ổn định thị trường.

1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tự do hóa kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn thông qua các quy chế về chủ thể kinh doanh ngoại tệ, giới hạn biên độ biến động tỉ giá để điều tiết thị trường này và can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để ổn định nhu cầu và nguồn cung ngoại tệ trong nước.

Ví dụ, ngày 02/01/2007 NHNN ban hành quyết định sô 2554/QĐ- NHNN thay thế quyết định số 679/2003/ QĐ-NHNN về việc nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hối.

Đến những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng rơi vào tình trạng căng thẳng, nhưng những áp lực trên đã không còn quá lớn. Trong 7 tháng đầu năm, nhập siêu chỉ mới ở mức 3,38 tỷ USD; do chính sách hạn chế nhập khẩu, kích cầu trong nước do vậy theo mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra, nhập siêu sẽ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, cả năm sẽ khoảng 8 - 10 tỷ USD, rất thấp so với sự đột biến 18 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên cung cầu ngoại tệ vẫn chưa hết căng thẳng. Tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, nhưng tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,5%. Doanh số giao dịch chỉ bằng mức trần mà ngân hàng quy định. Tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp ngày một cao.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022