Diễn Biến Tỷ Giá Usd/jpy Tháng 1 Năm 2010

hiệu sớm nhất được thể hiện bởi vì nó cho biết giá cũng lên hay xuống như vậy. Nó được xem như công cụ tốt nhất sử dụng trong thị trường có xu hướng nhưng không nên sử dụng công cụ này trong thị trường không ổn định khi giá di chuyển vô hướng.


Hình 2 6 Diễn biến tỷ giá USD JPY tháng 1 năm 2010 Hơn nữa ta cũng có thể thấy 1

Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 1 năm 2010

Hơn nữa ta cũng có thể thấy dải bolinger band đã thu hẹp lại ở trước đó nó thể hiện rằng các nhà giao dịch trên thị trường đang tích luỹ USD trong một khoảng thời gian mà không dám mạo hiểm, để chờ thị trường đi lên. Chính vì vậy mà khối lượng giao dịch cũng rất hạn chế và thường là lượng mua vào tương đương hoặc nhiều hơn lượng bán ra rất ít. Do vậy, cuối tháng 12/2009 là thời điểm mà ta có thể xâm nhập vào thị trường mua đồng đô la Mỹ và chờ đến đầu tháng 1 là có thể bán ra để chốt lãi.

Không chỉ Parabolic cho ta thấy những tín hiệu thị trường đang lên vào những ngày cuối năm 2009 mà Chỉ số sức mạnh tương đối –RSI cũng cho thấy thị trường đang lên và tiếp tục xu hướng đó tới đầu năm 2010 và đạt gần

tới ngưỡng 80 tức là ngưỡng không thể mua. RSI là một công cụ rất phổ biến bởi vì nó có thể được sử dụng để xác nhận sự hình thành một xu hướng.

Sau khi giá liên tiếp tăng ba cây nến màu xanh xuất hiện cho thấy thị trường bắt đầu mua vào nhiều, cây nến thứ hai có thân dài nhất chứng tỏ sức mua của thị trường thời điểm đó rất mạnh, cuối cùng xu hướng đi lên kết thúc bằng một cây nến có thân ngắn và bóng trên gần như không có điều này có nghĩa là sức mua và sức bán của thị trường gần như tương đương, lượng bán ra đã kéo giá đóng cửa đi xuống gần bằng với giá ban đầu. Thị trường phản ứng mạnh ngay lập tức sau đó và cây nến đỏ bắt đầu xuất hiện, giá mở cửa của nó thấp hơn cả giá đóng cửa của phiên trước đó. Một số nhà đầu tư vẫn còn hi vọng giá sẽ tiếp tục tăng và một cây nến xanh lại xuất hiện tuy nhiên sức mua vào vẫn rất yếu không đủ mạnh để kéo thị trường lên và kết thúc ngày giao dịch mùng 3/1 một cây nến đỏ có thân ngắn và 2 bóng cũng rất ngắn (giá mở cửa: 92.907, đóng cửa:92.729, giá cao nhất 92.937, giá thấp nhất:92.679) được hình thành. Sang ngày 4/1 mặc dù những thông tin về nền kinh tế Mỹ đã có những thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn nhưng xu hướng đi xuống dường như vẫn còn tiếp tục diễn ra trên thị trường sau một thời gian dài đồng Yên Nhật mất giá vào cuối năm 2009. Chính phủ Nhật cũng ra sức cứu vãn tình trạng thiểu phát của nền kinh tế và hứa hẹn những kết quả tốt đẹp hơn sau các biện pháp kích cầu, do vậy niềm tin vào kinh tế Nhật bắt đầu được khôi phục, thông tin này đã kéo tỉ giá đi xuống.

Trong các ngày mùng 5 và 6/ 1/2010 Hiệp hội các nhà buôn bất động sản quốc gia đã thông báo chỉ số về doanh số bán nhà, đây là một chỉ số chỉ dẫn trên thị trường nhà đất ở Mỹ và thị trường này được xem là rất nhạy cảm với sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ do vậy nó là một thông tin quan trọng mà bất cứ nhà kinh doanh ngoại hối hay nhà nghiên cứu kinh tế nào đều phải chú ý. Nó có thể tạo ra những biến động tỷ giá đồng đôla so với các đồng tiền khác. Nói chung, nếu chỉ số này tăng thì nó là một tín hiệu khả quan cho nền kinh tế

Mỹ và ngược lại. Trong tháng 12/2009 chỉ số này đã xuống tới mức kỉ lục trong cả năm 2009 chỉ còn -16.4%, con số này cũng vượt quá nhiều lần so với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

-2% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó. Sự sụt giảm của thông tin này đã đẩy thị trường đi xuống mặc dù cùng thời điểm đó cục điều tra dân số cũng đưa ra những thông tin khả quan về số lượng các đơn đặt hàng của các nhà máy bao gồm cả các đơn đặt hàng lâu bền và hàng tiêu dùng không bền, hàng tồn kho… cũng như rất nhiều các chỉ số khác, thông thường nếu nó tăng cao thì đó là dấu hiệu tốt và ngược lại. Trong tháng 12 chỉ số này cũng chỉ tăng 1%.

Hình 2 7 Doanh số bán nhà Nguồn http www fxstreet com Vào lúc 21 30 và 22h Viện 2

Hình 2.7 Doanh số bán nhà

Nguồn: http://www.fxstreet.com/. Vào lúc 21.30 và 22h Viện dầu khí quốc gia Hoa Kì đã thông báo những thông tin về tình hình dự trữ dầu thô. Nhìn vào kết quả của báo cáo này chúng ta có thể dự đoán lượng cầu, biến động giá cả xăng dầu ở Mỹ và nền kinh tế Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi biến động này. Theo nghiên cứu của Kevin L. Kliesen trong báo cáo của cục dữ trữ liên bang thì dầu thô và các sản phẩm phái sinh của nhiên liệu chất đốt này có thể thúc đẩy hoặc làm trì trệ sự tăng trưởng kinh tế. Cứ mỗi thùng dầu thô tăng thêm $ 10 thì GDP giảm đi 0,4 % và nếu như mỗi thùng dầu tăng giá gấp đôi thì sẽ làm cho giá cả của các mặt hàng khác tăng 3.2%. Trong tháng 12, lượng dầu thô dự trữ đã giảm 2.3

triệu thùng điều đó có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang tăng mạnh và nó có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô của thế giới.

Hình 2 8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010 Nguồn http www fxstreet com 3

Hình 2.8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010

Nguồn: http://www.fxstreet.com/.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng của tuần đầu tiên trong tháng này đã suy giảm còn -44 điểm trên thang điểm từ -100100 của hãng tin ABC và tạp chí Washington. Chỉ số này đo lường lòng tin của người tiêu dùng và phản ánh mức thu nhập của họ thông qua thói quen chi tiêu hàng ngày. Trong một nền kinh tế mà người tiêu dùng lạc quan về thu nhập của họ trong tương lai thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế mở rộng sản xuất và ngược lại chính vì thế chỉ số này giảm trong thời gian vừa qua là một tín hiệu xấu đối với các nhà sản xuất. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta có thể thấy là lòng tin của người tiêu dùng đã xuống tới mức thấp nhất trong 2 thập niên vừa qua và nó vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.


Hình 2 9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng Nguồn Báo cáo chỉ số tiêu 4


Hình 2.9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng

Nguồn: Báo cáo chỉ số tiêu dùng của hãng tin ABC (ABC news consumer index) phát hành thứ 3 ngày 5/1/2010

Ngày 6/1 với một loạt các tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế. Đầu tiên là số lượng đơn thế chấp nhà đất được thống kê bởi hiệp hội các Ngân hàng cho vay thế chấp đã tăng 0,5% trong tuần đầu tiên của tháng 1 so với mức giảm -22,8% của tuần trước đó, tiếp theo là tỉ thất nghiệp đã giảm chỉ còn -61K thấp hơn rất nhiều so với -169K trong tháng trước, viện quản lí nguồn cung hàng hoá (Institute for Supply Management) đã đưa ra kết quả hoạt động khả quan của lĩnh vực phi sản suất tăng từ 48.7 điểm trong tháng trước lên 49.8, tuy nhiên vẫn thấp hơn dự báo là 50.5 điểm trong tháng này. Chỉ số này cũng đang có xu hướng tăng dần lên từ đầu năm 2009. Cũng trong ngày 6.1 vào lúc 19h Uỷ ban thị trường mở liên bang (FOMC) đã đưa ra biên bản của cuộc họp thường xuyên được tổ chức 8 lần trong một năm để báo cáo điều kiện nền kinh tế, tài chính, quyết định những chính sách tiền tệ phù hợp và đánh giá rủi ro trong dài hạn của việc thực hiện mục tiêu duy trì ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây là một biên bản có tính quyết định đối với chính sách tỉ gía trong tương lai. Trong biên bản này FOMC cũng trình bày những quan điểm sẽ chỉ kì vọng một mức tăng trưởng thấp

trong thời gian tới nhưng sẽ ngăn chặn lạm phát và chú ý hơn đến việc giảm tình trạng thất nghiệp đang diễn ra. Những quan chức cấp cao trong hội nghị còn lo sợ rằng nền kinh tế có thể sẽ đi xuống khi gói kích thích của chính phủ kết thúc. Còn về phía Nhật Bản, bộ trưởng bộ tài chính Hirohisa Fuji đã tuyên bố trước cuộc họp báo về việc ông xin từ chức vì lí do sức khỏe. Ông hiện là người có nhiều kinh nghiệm về vấn đề tài chính quốc gia nhất trong nội các của Thủ tướng Hatoyama. Ông đã phải nhập viện tháng 12 vừa qua vì kiệt sức và đã tuyên bố hoãn cuộc họp thường kì của bộ tài chính Nhật vào ngày 6.1. Đây là thời điểm nội các Nhật Bản đang có những vẫn đề tranh cãi về việc thu chi ngân sách và áp lực từ dân chúng với cam kết không sử dụng lãng phí nguồn thu từ thuế của nhân dân. Việc này cũng đặt một thách thức cho thủ tướng khi phải tìm một người có trách nhiệm và ảnh hưởng chính trị đủ lớn để thay thế ông Hirohisa Fuji.

Ngày 7/1 Bộ lao động Mỹ đã đưa ra con số đáng mừng cho tình trạng thất nghiệp ở Mỹ. Số lượng người điền vào tờ khai xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên tron tuần đầu của tháng 1 không tăng thêm như dự đoán. Những vấn đề về tình trạng thất nghiệp bắt đầu có dấu hiệu tích cực tỉ lệ thất nghiệp giả m từ 10% tháng 12 năm 2009 xuống còn 9,7% trong đầu năm nay. Những thông tin trên đã làm cho thị trường ngoại hối có những ngày giao dịch sôi động và đi lên mạnh mẽ trong ngày mùng 7 đạt đỉnh cao nhất từ đầu quý IV năm 2009.

Sau 2 ngày liên tiếp nhận được những thông tin lạc quan từ thị trường trên biểu đồ đã hình thành 2 cây nến xanh với mức giá đóng cửa và mở cửa chênh lệch nhau khá lớn thể hiện một xu hướng đi lên rất mạnh. Tuy nhiên ngay sau cây xanh thứ 2 của ngày mùng 7 một cây nến đỏ có giá mở cửa bằng với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, hai bóng của cây nến này rất dài thì ta có thể thấy thị trường đang giằng co giữa người bán và người mua, nhưng sau một hồi giá lên mạnh mẽ trong 2 ngày mùng 6 và 7/1 thì sức mua

đã giảm dần. Thị trường đã có dấu hiệu đi xuống nhưng ngay sau đó lại xuất hiện một cây nến Doji, đây là dấu hiệu đảo chiều cho thấy thị trường có thể vẫn tiếp tục đi lên do sức cung và cầu đang cân bằng nhau.

Ngày 8/1 Nhật Bản đã công bố những thông tin chỉ dẫn quan trọng của nền kinh tế, số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đang theo chiều hướng đi ngang và không có sự biến đổi quan trọng. Chỉ số này là sự tổng hợp của 12 chỉ số thành phần khác như số lượng đơn đặt hàng máy móc, giá chứng khoán, chỉ số hàng tồn kho…. Nó phản ánh tổng quát nền kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn và trung hạn. Mức bình quân của chỉ số này là 50, do vậy nếu cao hơn 50 thì đó là một dấu hiệu tốt, nhỏ hơn 50 thì nó cảnh báo rằng đồng Yên sẽ mất giá mạnh. Chỉ số này đang có xu hướng đi lên kể từ đầu năm 2009 điều đó cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên so với các nước khác những biện pháp để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng không thể hiện sự quyết tâm của chính phủ và đang tồn tại những vấn đề mâu thuẫn trong nội các chính vì vậy mà việc thống nhất các biện pháp hỗ trợ rõ ràng cũng trở nên khó khăn hơn và sự phục hồi kinh tế cũng khó đạt được những bước ngoặt lớn. Nhưng ngược lại với những thông tin không gây được sự định hướng chắc chắn cho nền kinh tế thì một loạt thông tin quan trọng về bảng lương, mức lương trung bình mỗi giờ, tuần, tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 12 của Mỹ đã gây ra tác động mạnh mẽ cho thị trường ngoại hối trong ngày giao dịch. Tất cả những chỉ số này đều phản ánh một thực trạng đáng buồn về nền kinh tế Mỹ. Trái lại những thành tựu đạt được trước đó thì mức lương của các ngành phi nông nghiệp đã sụt giảm nhiều hơn mong đợi rất nhiều. Nó là một trong những chỉ báo quan trọng nhất tác động đến tâm lí của các nhà giao dịch. Bên cạnh đó vấn đề giải quyết tình trạng thất nghiệp xem ra không có gì khả quan, số lượng người không viết đơn xin trợ cấp tăng lên nhưng thị trường việc làm vẫn dậm chân tại chỗ, khả năng tìm được việc mới của những người thất nghiệp còn thấp. Do vậy, tỉ lệ

thất nghiệp trong tháng 12 vẫn duy trì ở mức rất cao 10%. Đây là hai nguyên nhân chính đã làm sụt giảm giá trị đồng đôla mạnh nhất trong ngày 8/1. Tuy nhiên được phần hỗ trợ thêm của thông tin về sự sụt giảm của tín dụng tiêu dùng cũng cho thấy động lực thúc đẩy nền kinh tế đã giảm sút. Đây là giai đoạn mà đáng ra người dân phải chi tiêu nhiều để chuẩn bị cho các ngày lễ tết mừng noel, năm mới nhưng họ lại hạn chế chi tiêu vì lo sợ cho tương lai của một năm khó khăn tiếp theo. Tín dụng cá nhân đã giảm tới mức thấp nhất kể từ đầu cuộc khủng hoảng tới giờ và quan trọng hơn là nó thấp rất nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế, giảm 21.8 triệu đô la Mỹ trong khi dự báo chỉ là 5 triệu. Nếu như theo dõi các bản tin thường ngày thì ta cũng có thể nhận ra điều này vì năm nay là một năm mà khoản chi cho các đồ trang trí, thời trang, thực phẩm cao cấp đã phải giảm rất nhiều, người dân Mỹ sống tiết kiệm hơn, họ lo cho tương lai và không xa hoa như trước nữa. Điều này là tốt cho bản thân và gia đình của họ trong thời gian trước mắt, nhưng xét trong dài hạn và trên khía cạnh vĩ mô thì nó là một dấu hiệu xấu. Chính vì những lí do này mà xu hướng đi lên mạnh mẽ trước đó đã bị ngăn chặn bằng một cây nến đỏ, và bắt đầu cho một xu hướng đi xuống. Giá trị đồng đôla giảm tương đối so với đồng Yên Nhật.

Tính chính xác của mẫu hình trên đã được kiểm chứng trong những ngày tỉ giá giảm liên tục tiếp theo. Trong ngày 11/1 xu hướng đi xuống vẫn được duy trì. 17h45’ Giám đốc điều hành ngân hàng liên bang của bang Atlanta đã đưa ra ý kiến theo những quan sát của mình về nền kinh tế Mỹ và giá trị tương quan của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền chủ chốt khác. Ông tốt nghiệp đại học Standford và nghiên cứu kinh tế thế giới và chính sách ngoại giao của Hoa Kì tại trường Johns Hopkín năm 1971, đã có 17 năm kinh nghiệm nắm giữ nhiều vị trí quan trọng cả trong nước và quốc tế của tập đoàn Citybank. Những bài phát biểu của ông cũng tác động đến thị trường ngoại hối trong ngắn hạn. Theo quan sát của ông cho thấy đồng Yên Nhật đã tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022