Chỉ Số Sản Xuất Bang Philadelphia

kinh tế Mỹ cũng được công bố, nó được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn các nhà kinh tế, chuyên gia thị trường và các nhà kinh doanh lớn ở nhiều bang khác nhau. Nếu họ bày tỏ tinh thần lạc quan về sự phát triển kinh tế trong tương lai thì đó là dấu hiệu tăng cho đồng USD và nếu họ bi quan thì nó sẽ gây ra tác động giảm giá trị đồng đôla trên thị trường tiền tệ. Sự phục hồi của nền kinh tế vẫn tiếp tục từ cuối năm 2009 và lan rộng ra nhiều khu vực của Mỹ, nhưng nó vẫn quá yếu để có thể làm nóng thị trường lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Trong bản báo cáo Beige book mới nhất, Fed đã cho biết hoạt động kinh tế đã dần tiến triển tốt lên nhưng vẫn ở mức độ rất thấp bởi vì sự ảm đạm của thị trường lao động và sự trì trệ của thị trường buôn bán bất động sản. So với năm 2008, cuối năm 2009 hầu hết các quận đều có mức chi tiêu dùng cá nhân tăng lớn, nhưng thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Số lượng hàng bán lẻ tồn kho vẫn duy trì ở mức rất thấp, doanh số bán ôtô cũng chỉ tăng rất ít còn những thông tin về ngành du lịch thì không có gì khá hơn những báo cáo trước, nhưng về lĩnh vực sản xuất dường như chúng ta có thể tìm thấy chút hi vọng trong tương lai gần. Cuối năm 2009 số lượng nhà bán được đã tăng đáng kể đặc biệt là ở phân khúc thị trường nhà giá rẻ, giá nhà không biến động mấy so với kì báo cáo trước và số lượng nhà ở xây dựng thêm vẫn duy trì ở mức thấp trên hầu hết các quận. Cùng lúc này cơ quan quản lí tài chính cũng công bố bản báo cáo ngân sách hàng tháng tóm tắt hoạt động tài chính của các định chế tài chính liên bang, các cơ quan thu chi ngân sách và Ngân hàng dự trữ liên bang. Thâm hụt ngân sách đã giảm gần 1/3 so với tháng trước xuống còn -91,9 triệu đôla nhưng giảm ít hơn dự tính là

-84.9 tỉ đôla. Đến cuối ngày những thông tin không mấy lạc quan về nền kinh tế Nhật đã được thông báo. Số lượng đơn đặt hàng máy Core Machinery đã giảm 11,3% nhiều hơn mức giảm 4,5 % của tháng trước và đi ngược lại với dự đoán tăng 0,2%. Nó là một mức giảm nhiều nhất kể từ đầu năm 2009 đến nay. Những đơn đặt hàng này được tổng hợp từ các ngành vận chuyển và

năng lượng điện. Đây là một trong những dấu hiệu được xem xét bởi các nhà đầu tư để đánh giá cơ hội kinh doanh ở Nhật. Một con số tăng sẽ giúp giá trị đồng Yên tăng theo và ngược lại. Cùng với đó những thông tin về chỉ số giá hàng hoá nội địa hàng tháng và hàng năm cũng tăng rất nhẹ 0,1%. Chỉ số này cũng là một cách để đo lường biến động giá sản xuất và lạm phát ở Nhật. Nếu chỉ số này tăng thì đó là một tín hiệu đáng mừng cho tình trạng giảm phát ở Nhật Bản trong suốt thời gian vừa qua và sẽ là một tín hiệu xấu nếu như nó giữ nguyên hay giảm đi. Kết thúc ngày 13, tỉ giá đã đảo chiều đi lên sau 3 ngày đầu tuần giảm mạnh liên tiếp.

Ngày 14/1 có thể coi là một ngày chiến đấu không mỏi mệt giữa người mua và người bán dựa trên loạt thông tin có tác động lớn tới thị trường như chỉ số giá hàng nhập khẩu hàng tháng và hàng năm, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp, chỉ số bán lẻ hàng hoá thiết yếu, hàng hoá công nghiệp ôtô…Trong những phiên giao dịch đầu tiên tỉ giá vẫn đi lên theo xu hướng của ngày hôm trước, nhưng đến 13h30 Bộ lao động đã cho biết những biến động giá hàng nhập khẩu trong tháng trước tăng cao hơn mức dự tính nhưng cũng đã giảm đi so với tháng 11. Bộ lao động cũng cho biết số lượng người thất nghiệp lần đầu làm đơn xin trợ cấp tuần thứ 2 cũng tăng ngoài mức dự tính từ 433 nghìn người lên 446 nghìn người, nhưng số người thất nghiệp trong cả năm 2009 đã có xu hướng giảm mạnh và giảm nhiều hơn dự tính từ 4,807 triệu lao động xuống còn 4.617 triệu lao động, mức dự tính là 4.8 triệu người. Những con số này phản ánh sức mạnh của thị trường lao động đã được phục hồi so với năm trước nhưng tình trạng người lao động mất việc vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng. Người dân mất việc thì nguồn thu nhập của họ cũng bị cắt giảm cho nên họ sẽ không còn khả năng chi tiêu như trước. Việc này làm giảm tiêu dùng cá nhân, một trong những thành phần quan trọng đóng góp vào GDP. Tiếp đến là chỉ số bán lẻ hàng tháng và năm 2009 cũng được thông báo trong thời gian này. Đây là chỉ số phản ánh sâu sắc thực trạng của

nền kinh tế, nếu chỉ số này tăng cao nó thể hiện một nền kinh tế khoẻ mạnh có sức mua bán lớn, hàng hoá luân chuyển nhanh, ngành sản xuất, dịch vụ tăng trưởng mạnh, tỉ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại. Chỉ số này trong tháng vừa qua đã giảm 0.1% sau khi tăng 1,8% vào tháng trước, nó được các nhà kinh tế kì vọng là sẽ tăng 0,4% vào tháng này. Tính trung bình năm thì nó cũng giảm 0,2% và nếu theo như dự đoán thì phải tăng 0,4%. Những thông tin này đã làm nản lòng các nhà giao dịch, tỉ giá lại quay đầu đi xuống. Trên đồ thị ta có thể thấy kết thúc ngày giao dịch 14/1 đã hình thành một spinning top điều này có nghĩa là thị trường đã không còn nhiều người mua nữa và có thể xảy ra sự đảo chiều. Xu hướng ngày mai có thể dự đoán là thị trường sẽ đi xuống.

Giữa ngày 15/1 chỉ số giá tiêu dùng của tháng được công bố, đây là một thước đo biến động giá bán lẻ các mặt hàng và dịch vụ. Sức mua của đôla Mỹ đã bị giảm xuống bởi lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ báo kinh tế dùng để đo lường mức lạm phát và xu hướng mua bán của người dân. Trong tháng trước CPI tăng 0,2%, giá cả đang tăng ở một mức vừa phải và báo hiệu bước đầu của sự phục hồi kinh tế. CPI hàng năm cũng tăng đáng kể từ 1,8% lên 2,7%. Chỉ số giá tiêu dùng loại trừ lương thực và năng lượng hàng tháng và hàng năm đều tăng nhẹ thêm 0,1% đúng như mức dự báo. Các chỉ số cảm tính của người tiêu dùng cũng chỉ tăng nhẹ so với tháng trước từ 72,5 lên 72,8 và thấp hơn mức dự tính. Chỉ số này đánh giá mức độ tự tin của người tiêu dùng vào thu nhập trong tương lai, nếu họ tin tưởng rằng nguồn thu nhập của họ ổn định thì sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nếu họ nghĩ rằng họ có thể bị mất việc, thu nhập không ổn định thì sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Những thông tin không mấy tiến triển này đã làm mất đà tăng giá trị của đồng đôla, số lượng người bán ra tương đương với mua vào khiến tỷ giá ở những phiên giao dịch cuối ngày đi ngang. Nhìn chung ngày 15/1 tỉ giá đã bị xu hướng đi xuống của ngày hôm trước ảnh hưởng và những thông tin được công bố cũng không đủ sức để kéo tỉ giá đi lên, giá trị đồng đôla tiếp tục giảm. Ngày 19/1

ngay từ những phiên giao dịch đầu tiên những thông tin giảm sút của nền kinh tế Nhật Bản đã kéo tỉ giá USD/JPY đi lên. Lòng tin của người tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình đã giảm sút và vẫn duy trì ở mức dưới 50. Những thông tin này đã khiến các nhà giao dịch bi quan hơn vào nền kinh tế Nhật và thị trường bắt đầu chuyển hướng đi lên. Đến 14 h thông tin về nguồn vốn ròng trung bình hành tháng và hàng năm được công bố cho thấy những tài sản tài chính vẫn ồ ạt chảy vào Mỹ để giúp nước này thoát khỏi suy thoái. Chỉ số nay tăng mạnh so với tháng 11 từ 19,3 tỉ đôla lên 126,4 tỉ đô la và gấp 4 lần so với dự tính. TIC là một nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và là một trong những sự kiện quan trọng trên thị trường, nó được các thành viên giao dịch chú ý theo sát để đưa ra những dự đoán về biến động thị trường trong thời gian sắp tới. Đây có thể coi là thông tin quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất để kéo tỉ giá đi lên trong ngày

19. Đến cuối ngày những thông tin về thị trường nhà ở, sự lạc quan của người tiêu dùng ở Mỹ đã giảm nhẹ so với tháng trước và cũng thấp hơn so với dự đoán cũng cân bằng với thông tin giảm sút của chỉ số công nghiệp Tertiary hàng tháng. Chỉ số này được bộ công nghiệp, thương mại và kinh tế Nhật Bản cung cấp, nó đánh giá lĩnh vực dịch vụ bao gồm truyền thông thông tin, năng lượng điện, chất đốt, nước, dịch vụ, giao thông, thương mại bán buôn và bán lẻ, tài chính và bảo hiểm và sự thịnh vượng của một nhóm người. Do nền kinh tế của Nhật Bản dựa nhiều vào xuất khẩu nên những thông tin này được cho là không có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế.


Hình 2 13 Mô hình hai đỉnh Từ ngày 12 đến ngày 14 tỉ giá tăng chậm lượng 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Hình 2.13 Mô hình hai đỉnh

Từ ngày 12 đến ngày 14, tỉ giá tăng chậm, lượng giao dịch trên thị trường thấp, chứng tỏ tâm lí e ngại của người bán và người mua nên giai đoạn này đã hình thành hàng loạt cây nến ngắn và có bóng ngắn. Sau khi lên đỉnh ở ngày 14, nó đã đâm thủng ngưỡng kháng cự 23.6 đây là một ngưỡng kháng cự mạnh nên nó đã quay đầu đi xuống, khối lượng bán ra lúc này cũng tăng vọt kéo thị trường đi xuống mạnh và liên tiếp chuyển hướng đi xuống chậm chạp trong những ngày tiếp theo. Đến ngày 19/1 nó lại tiếp tục gặp ngưỡng hỗ trợ

38.2 đây chỉ là một ngưỡng hỗ trợ yếu, cùng với lòng tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, đồ thị cũng đã quay đầu đi lên trở lại. Xu hướng đi lên tiếp diễn trong một thời gian ngắn rồi cũng gặp ngưỡng kháng cự 23.6 rồi đi xuống. Đến đây ta có thể thấy mẫu hình đồ thị 2 đỉnh đã được hình thành. Sự biến đổi của mô hình này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình các đỉnh “M” hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá. Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các trường hợp, những điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời. Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu này khuyên ta nên bán. Mô hình này kết thúc

bằng một sự giảm giá rất mạnh của thị trường. Hầu như các nhà giao dịch đều nắm bắt được cơ hội này và thi nhau bán USD đang nắm giữ ra, việc này đã làm cho thị trường đi xuống và biểu đồ ngay lập tức hình thành 3 cây nến đỏ có thân rất dài.

Ngày 20/1 tính thanh khoản của thị trường được tăng lên nhờ tác động của những thông tin quan trọng về thị trường nhà đất và chỉ số giá sản xuất PPI ở Mỹ. Nhưng nhìn chung thị trường vẫn không phân thắng bại giữa người bán và người mua và ngày giao dịch đã tạo nên một cây nến Doji mới báo hiệu sự đảo chiều, kết thúc xu hướng đi lến yếu ớt từ 2 ngày trước đó. Về phía Nhật Bản những tin tức từ Hiệp hội sản xuất công cụ máy móc đã cho biết số lượng đơn đặt hàng của các nhà sản xuất tính trung bình trong năm ngoái đã tăng 63.4% trong khi năm trước giảm 21.0%. Nhưng nó cũng không đủ sức để kéo tỉ giá đi xuống và làm tăng giá đồng Yên Nhật do trong nửa sau của ngày giao dịch 2 luồng thông tin trái chiều từ phía Mỹ cũng làm cho thị trường đi lên đi xuống thất thường. Đầu tiên là số lượng nhà xây mới số giấy phép cấp thêm đã tăng đáng kể, vượt mức mong đợi của thị trường. Mặc dù chỉ số sản xuất giảm nhiều so với tháng trước nhưng cũng vẫn tăng nhiều hơn mức dự tính và tính trung bình cả năm thì nó đã tăng thêm 2% từ 2.4% năm 2008 lên 4,4% năm 2009. Đây là những tín hiệu phục hồi quan trọng nhất của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên nó cũng chỉ tăng ở mức vừa phải so với những dự đoán trước đó nên thị trường chịu những tác động bất ngờ khiến tỉ giá tăng ngoài dự kiến.

Ngày 21 đến ngày 23 xu hướng đi xuống đã được xác nhận bởi những thông tin nghiêng về phía đồng Yên. Nhật Bản đã có những tín hiệu phục hồi khá khả quan sau quyết định kích thích nền kinh tế chống giảm phát của chính phủ được công bố từ đầu tháng 12 năm 2009. Những phiên giao dịch đầu tiên đã chứng kiến những bước đảo chiều đi xuống sau khi nội các chính phủ Nhật đã công bố chỉ số chỉ dẫn chung của nền kinh tế. Nó được tính toán dựa trên

12 chỉ số khác bao gồm chỉ số về hàng tồn kho, số lượng đơn đặt hàng sản xuất công nghiệp, giá chứng khoán, và các chỉ số liên quan khác. Đây là chỉ số phản ánh thực trạng toàn cảnh của nền kinh tế và nó đã tăng một cách khả quan từ 91.2 điểm lên 94 điểm trong tháng trước. Ngược lại với những gì đang diễn ra ở Nhật Bản thì thị trường lao động Mỹ đã công bố những con số cho thấy số người thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên và số người thất nghiệp chưa tìm được việc cũng không giảm đi. Mặc dù điều này cho thấy thị trường lao động chưa có dấu hiệu phục hồi ổn định nhưng các nhà kinh tế cũng không tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Bộ lao động cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng thêm 36 nghìn đơn lên 482 nghìn trong tuần này. Ngân hàng liên bang của bang Philadelphia đưa ra một bản khảo sát cho biết chỉ số đo lường điều kiện sản xuất đã giảm từ 22.5 điểm xuống còn 15,2 điểm trong tháng này nhưng vẫn duy trì được mức dương liên tiếp trong 5 tháng liên tục. Trong đó số lượng đơn đặt hàng mới và vận tải đã giảm từ 4 đến 5 điểm, riêng chỉ số hàng tồng kho mặc dù vẫn ở mức điểm âm nhưng cũng đã tăng được 4 điểm trong tháng này và là mức tăng cao nhất trong 26 tháng qua. Những phiên giao dịch cuối ngày chứng kiến sự giảm điểm mạnh mẽ bởi những tin tức trên và một tác động xấu nữa đó là sự cắt giảm lớn lượng dầu thô dự trữ được cơ quan quản lí thông tin năng lượng công bố. Ngày 22/1 là một ngày rực sắc đỏ trên biểu đồ của cặp tiền USD/JPY do Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi kinh tế khá rõ thể hiện qua doanh số bán hàng do hiệp hội hàng hoá tổng hợp cho biết. Giá trị của các mặt hàng hoá bán ra đã tăng gần 7% trong năm 2009


Hình 2 14 Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ Nguồn Globicus Hình 2 15 Chỉ số sản 2


Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ

Nguồn: Globicus


Hình 2 15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia Nguồn Globicus Rất nhiều thông tin 3


Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia

Nguồn: Globicus

Rất nhiều thông tin quan trọng có tác động mạnh đến thị trường ngoại hối được công bố trong những ngày cuối tháng 1. Ngày 26/1 ngay tại những

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí