Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Phân Tích Kĩ Thuật

- Chỉ số giá thuê công nhân ( Employment cost index ECI)

- Chỉ số CRB

- Chỉ số giá công nghiệp do tạp chí JOC công bố

2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Chỉ số giá sản xuất được thu thập từ đầu thế kỉ XX và được gọi là chỉ số giá bán buôn (wholesale price index) cho đến năm 1978. Chỉ số giá sản xuất phản ánh sự thay đổi trung bình của chi phí mà nhà sản xuất phải chịu trong suốt các giai đoạn của quá trình sản xuất.

Không giống như CPI, nó bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu và thuế, PPI được tính dựa trên các lĩnh vực chính như sản xuất, khai khoáng và nông nghiệp. Việc tính toán PPI liên quan đến hơn 3400 mặt hàng.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế, như vậy có thể suy ra là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau.

Chỉ số giá bán buôn đo lường sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.

Chỉ số giá hàng hóa cho biết sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.

2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hiệp hội quốc gia các nhà quản lí tiêu dùng mua bán nay đổi thành viện quản lí nguồn cung cấp công bố hàng tháng một chỉ số tổng hợp về tình trạng

sản xuất quốc gia dựa trên những đơn đặt hàng mới, sức sản xuất, thời gian giao hàng, lô hàng giao trễ, tồn kho, giá cả, thuê mướn nhân công, đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Mức đo trung bình của chỉ số này là 50, nếu nó lớn hơn 50 thì có nghĩa là nền kinh tế đang có xu hướng mở rộng phát triển hơn, và nếu nhỏ hơn 50 thì nền kinh tế đó đang co lại và đây là một tín hiệu xấu.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam - 3

2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Rổ hàng hoá dịch vụ được sử dụng để tính bao gồm hơn 200 danh mục, thuộc 8 nhóm: thực phẩm và đồ uống, nhà đất, may mặc, vận tải, chăm sóc sức khoẻ, giải trí, giáo dục và truyền thông, và một số loại hàng hoá dịch vụ khác. Giá cả của khoảng 800.000 hàng hoá dịch vụ trong rổ tính được thu thập hàng tháng từ hàng ngàn các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty cho thuê nhà đất và các phòng khám sức khoẻ.

Cả hai chỉ số CPI và PPI đều giúp nhà đầu tư trong việc quyết định quốc gia này có đang trong tình trạng lạm phát hay không và chúng đều được tính toán và thông báo hàng tháng.

2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good

Đơn đặt hàng lâu bền đo lường đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất trong nước. Đó là những loại hàng hoá của các nhà máy công nghiệp nặng có thể được giao ngay hoặc giao trong tương lai. Hàng hóa bền được định nghĩa là hàng hóa có thời gian sử dụng lớn hơn 3 năm.

Những đơn đặt hàng lâu bền gia tăng dẫn tới nhu cầu về vốn tăng, và kéo theo lãi suất tăng lên. Khi điều này xảy ra, đồng USD sẽ tăng giá và các loại tiền tệ trên thị trường lên quan tới đồng USD sẽ giảm giá trị.

2.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân.

Bảng biểu báo cáo tổng sản phẩm quốc dân bản thân nó không có ý nghĩa gì. GNP tăng là tốt hay xấu cho nền kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ lạm phát. Vì thế, GNP danh nghĩa phải được quy đổi theo chỉ số giá. Có nhiều cách để tính chỉ số giảm phát nhưng thông dụng nhất là tính chỉ số giảm phát ẩn (implicit deflator). Chỉ số giảm phát ẩn được tính bằng cách chia GNP hiện tại cho một GNP gốc cố định.

2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội

Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội. Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực. Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.

2.2.7 Chỉ số CRB

Chỉ số CRB bao gồm giá tương lai của 21 loại hàng hoá có trọng số bằng nhau:

- Kim loại quí: vàng, bạc và bạch kim

- Hàng hoá công nghiệp: dầu thô, dầu đốt lò sưởi, xăng không chì, đồng, đồ gỗ và bông

- Ngũ cốc: ngô, lúa mì, đậu tương, dầu thực vật…

- Vật nuôi và thịt

- Hàng hoá nhập khẩu: cà phê, ca cao và đường

- Hàng tạp hoá: nước cam…

Chỉ số CRB phổ biến và đáng tin cậy từ những năm cuối thập niên

1980

2.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC

Chỉ số JoC được sử dụng để nhận biết dấu hiệu của lạm phát trước cả những chỉ số giá khác. Chỉ số giá JoC bao gồm giá của 18 loại nguyên liệu công nghiệp và gia công giai đoạn đầu của sản xuất, xây dựng và sản xuất năng lượng.

2.3 Những chỉ báo về việc làm

Tỉ lệ thất nghiệp là chỉ báo kinh tế quan trọng trong thị trường ngoại hối do tầm quan trọng của nó trong việc dự đoán tình hình các khu vực kinh tế. Tỉ lệ việc làm có thể phản ánh sự ổn định xã hội và tính lành mạnh của nền kinh tế. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng, nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả xấu tất yếu của sự dư thừa nhân công lao động như tệ nạn xã hội, tội phạm trộm cắp…

Trên thị trường ngoại hối, những chỉ thị tiêu chuẩn được các nhà giao dịch nghiên cứu là tỉ lệ thất nghiệp, mức lương trong lĩnh vực sản xuất, trong lĩnh vực phi nông nghiệp, thu nhập trung bình...Nói chung, dữ liệu quan trọng nhất là lương chi trả trong ngành sản xuất và phi nông nghiệp, tiếp sau đó là tỉ lệ thất nghiệp.

Những thông số này được công bố rộng rãi hàng tháng bởi cục thống kê lao động.

2.4 Chỉ báo chi tiêu dùng

2.4.1 Doanh số bán lẻ

Chỉ số bán lẻ là một chỉ báo kinh tế quan trọng bởi vì nó phản ánh nhu cầu và sự lạc quan của người tiêu dùng. Ở Mỹ chỉ báo này được chú ý hơn ở các nước khác ví dụ như Nhật Bản, bởi vì sự phát triển của nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng bởi tiêu dùng nhiều hơn so với các nước khác.

Doanh số bán lẻ cao là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất. Các tháng có doanh số bán lẻ cao trong năm là 9,11 và 12. Tháng 9 là tháng mà mọi người bắt đầu đi học hoặc là trở lại với công việc. Tháng 11 và 12 là tháng mua sắm

cho lễ tết và các nhà giao dịch thường quan sát cẩn thận chỉ số vào đầu tháng 12 và sau lễ giáng sinh.

Báo cáo doanh số bán lẻ là một thước đo tổng doanh số của các nhà bán lẻ từ các mẫu điều tra đại diện cho tất cả doanh nghiệp có qui mô khác nhau trong ngành bán lẻ trên toàn quốc. Nếu chỉ số tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa nhanh, sản xuất trong nước cũng tăng theo và phản ánh thực trạng hoạt động tốt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.

2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng

Chỉ số cảm tính tiêu dùng được đưa ra thông qua việc khảo sát các hộ gia đình để đo lường xu hướng tiêu dùng cá nhân. Đại học Michigan và Ủy ban nghiên cứu dư luận gia đình quốc gia đều tiến hành nghiên cứu và đưa ra chỉ số này của riêng mình. Chỉ số do ủy ban đưa ra có liên hệ chặt chẽ với thị trường việc làm còn chỉ số do Đại học Michigan đưa ra thì được đưa ra dựa trên kết quả của ít nhất 500 cuộc phỏng vấn trên hầu hết các bang loại trừ Alaska và Hawaii

Những thông tin này đưa ra sự đánh giá về phản ứng của người tiêu dùng dựa trên điều kiện kinh doanh, điều kiện tài chính và tiêu dùng cá nhân. Dự báo kì vọng kinh tế và hành vi tiêu dùng trong tương lai của người tiêu dùng. Đánh giá mức độ lạc quan của người tiêu dùng về viễn cảnh kinh tế trong tương lai. Nó không chỉ tác động đến thị trường ngoại hối, mà đối với thị trường chứng khoán và trái phiếu, những thông tin này cũng được xem xét một cách kĩ lưỡng.

2.4.3 Xây dựng nhà mới

Báo cáo xây dựng nhà mới đo lường số đơn vị dân cư mà ngành xây dựng phải khởi công hàng tháng. Báo cáo này cho biết số lượng nhà mà ngành xây dựng phải bắt đầu vào mỗi tháng dựa trên nhu cầu về nhà ở của dân cư. Nhà ở là một lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và đi đầu trong việc phản ứng lại với sự thay đổi lãi suất. Số lượng nhà xây dựng tăng lên cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng

và nhu cầu vốn tín dụng tăng lên. Kết quả là lãi suất tăng kéo theo đồng USD tăng giá. Báo cáo xây dựng của tháng này thường được công bố vào khoảng giữa tháng tiếp theo.

2.4.4 Sản xuất công nghiệp

Là một thước đo sự thay đổi trong sản xuất của các nhà máy, hầm mỏ và công ty trong nước. Chỉ số này đo lường năng lực sản xuất của rất nhiều nhà máy và các hầm mỏ thông qua cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có (thường được gọi là chỉ số năng lực sản xuất- Capacity utilization)

Chỉ số năng lực sản xuất là một khái niệm kinh tế học, nó đề cập đến mức độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của một doanh nghiệp hay một quốc gia. Vì thế nó cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra thực tế và sản lượng tiềm năng nếu ta sử dụng tối đa các nguồn lực.

Khu vực sản xuất chiếm ¼ nền kinh tế, do vậy khi chỉ số sản xuất công nghiệp giảm cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế. Lúc đó, Ngân hàng trung ương sẽ giảm mức lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế, điều này kéo theo sự giảm giá của đồng USD.

2.5. Các chỉ báo quan trọng nhất

Là những yếu tố kinh tế thay đổi trước khi nền kinh tế bắt đầu theo một hướng hay dạng mẫu thị trường. Chỉ thị hướng dẫn được dùng để tiên đoán những sự thay đổi sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Nó bao gồm những chỉ báo kinh tế sau:

- Số ngày làm việc trung bình trong tuần của công nhân trong ngành sản

xuất


- Số người bị thất nghiệp hàng tuần

- Những đơn đặt hàng hàng tiêu dùng và nguyên liệu (được điều chỉnh

theo chỉ số lạm phát)

- Doanh số bán hàng

- Hợp đồng và đơn đặt hàng nhà máy và trang thiết bị

- Số giấy phép xây dự ng mới được cấp

- Sự thay đổi giá cả của những nguyên vật liệu nhạy cảm

- Chỉ số giá chứng khoán

- Cung tiền

- Chỉ số kì vọng của người tiêu dùng

Những chỉ số này thường được tính toán để dự đoán viễn cảnh kinh tế trong khoảng 6- 9 tháng tới. Các con số này là công cụ hữu ích để dự báo lạm phát và giảm phát và không giống như tỉ lệ thất nghiệp là chỉ báo theo sau. Những chỉ thị kinh tế này giúp dự đoán được triển vọng của nền kinh tế.‌

Không giống như thị trường chứng khoán, khi tin tức được tung ra, thị trường ngoại hối sẽ phản ánh lại ngay lập tức. Chúng ta phải chắc chắn rằng những nguồn thông tin của mình là chính xác và là sớm nhất có thể để đưa ra quyết định giao dịch kịp thời.

II. Phân tích kĩ thuật

1. Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật

1.1 Khái niệm

“Phân tích các yếu tố kĩ thuật là nghiên cứu sự vận động của giá, dự báo các xu hướng giá trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ. Hay còn gọi là kĩ thuật phân tích bằng biểu đồ”.

Phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo, các quy tắc giao dịch, đồ thị giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp để dự báo xu hướng. Nó có thể áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính có thể giao dịch được: ngoại tệ, cổ phiếu, các hợp đồng giao sau, hàng hóa…

1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản

a. Coi giá là nền tảng phản ánh tất cả hành động thị trường và thừa nhận tính xu hướng của giá cả.

Giá không chỉ phản ánh những sự kiện liên quan, mà nó còn thể hiện những cảm xúc của con người, tâm lí phổ biến và tâm trạng chung của các

nhà giao dịch trên thị trường ở thời điểm đó. Tóm lại, giá cả không chỉ là hàm số của cung và cầu nó còn chịu sự tác động của cảm xúc, lòng tham, sự sợ hãi, hoảng loạn, kích động, phấn chấn và gọi chung là tâm lí của con người.

b. Chỉ căn cứ vào thông tin có trong giá cả để lý giải về các biểu hiện của thị trường và hình thành dự báo giá trong tương lai.

Các nhà giao dịch bằng phân tích kĩ thuật đều cho rằng tất cả các yếu tố cơ bản đều đã được thể hiện trong giá. Họ dường như không quan tâm tới tầm ảnh hưởng của một trận thiên tai, hay những con số lạm phát đó có thể gây ra đột biến về giá bằng việc những biến động của giá đó có phù hợp với một mẫu hình thị trường hay xu hướng không. Và hơn thế nữa mẫu hình thị trường đó có thể dùng để tiên đoán những giá cả trong tương lai sẽ biến động như thế nào.

c. Nhấn mạnh sự điều chỉnh theo thị trường: xác định thời điểm thị trường thay đổi.

Bằng cách xem biểu đồ ta có thể nhận diện xu hướng và mẫu hình có thể giúp ta tìm thấy cơ hội giao dịch tốt nhất. Điều quan trọng nhất trong phân tích kĩ thuật là dự báo xu hướng. Có thể nói rằng: “xu hướng là bạn của nhà phân tích” bởi vì khi dự đoán được xu hướng biến động giá cả chúng ta có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách giao dịch dựa trên xu hướng đó. Phân tích kĩ thuật có thể giúp ta nhận diện được xu hướng một cách sớm nhất và đưa ra những quyết định giao dịch sinh lời.

d. Tập trung nhiều vào sự biến động trong ngắn hạn của thị trường.

Phân tích kĩ thuật có thể giúp ta nhận diện được xu hướng trong tương lai dựa trên việc phân tích các mẫu hình cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, đặc điểm của thị trường ngoại hối là thị trường biến đổi liên tục trong một khoảng thời gian ngắn, các nhà giao dịch luôn tập trung phân tích tận dụng cả những biến động ngắn để nắm được thời cơ giao dịch tốt nhất.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí