Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên Vị Trí Địa Lý






 Đất đai

Địa bàn nghiên cứu của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp‌

(Nguồn: http://www.dongthap.gov.vn)


Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1­2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

Vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc sông Tiền, dọc theo hướng Tây Bắc­ Đông Nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.

Vùng phía Nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình

lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8­1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)

 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước: có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn; có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. Tài nguyên đất có 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất xám, đất cát. Đất đai của vùng có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương

thực. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát xây dựng các loại, sét gạch ngói, than bùn. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)

2.2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

Năm 2012, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế xã hội do các yếu tố tác động từ nền kinh tế thế giới và ngay trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, cùng với sự động viên, hỗ trợ của các ngành, các cấp đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh duy trì phát triển, ổn định đơì sôń g của nhân dân.

Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 9,76%; trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 3,87%, khu vực công nghiệp ­ xây dựng tăng 11,19%, khu vực thương mại ­ dịch vụ tăng 15,2%. GDP bình quân đầu người (giá 1994) ước đạt 10,68 triệu đồng, tương đương 967 USD, tăng 9,66% so với năm 2011.

 Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Năm 2012, diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 515.706 ha bằng 96,85% so năm 2011, giảm 16.780 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa được 487.624 ha, giảm 2,69%, ước tính sản lượng lúa đạt 3.051.763 tấn, giảm 1,56%. Nguyên nhân, do diện tích lúa vụ Thu Đông giảm nhiều, diện tích vụ Đông Xuân và Hè Thu tăng ít. Ngoài ra, các loại cây trồng khác có sản lượng giảm như: sản lượng mía đạt 7.624 tấn giảm 820 tấn, rau đậu các loại đạt 209.286 tấn giảm 10.979 tấn. Đối với cây Xoài ở tỉnh có diện tích trồng 9.031 ha (năm 2012) nhưng số lượng diện tích thu hoạch chỉ đạt 8.286 ha trong đó thành phố Cao Lãnh chiếm 23% và huyện Cao Lãnh chiếm trên 40% tổng diện tích

Xoài toàn tỉnh. Sản lượng Xoài toàn tỉnh 83.992 tấn (thành phố Cao Lãnh

chiếm 20,2%, và huyện Cao Lãnh chiếm trên 49%) (nguồn niên giám thống kê 2012, Đồng Tháp).

Tình hình chăn nuôi trong tỉnh ổn định, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm nên tình hình dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi có lãi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm mạnh, trong năm 2012, đạt 5.915 ha, tăng 423 ha so năm 2011 nhưng chỉ bằng 66,64% kế hoạch. Giá cá tra thương phẩm từ đầu năm cho đến cuối năm 2012 dao động ở mức 20.000 ­ 23.500 đồng/kg (trọng lượng

bình quân 0,7 ­ 0,9 kg/con). Giá cá ổn định, tuy nhiên, chi phí nuôi tăng lên, lợi nhuận từ con cá thấp. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cho người nuôi trồng do công tác quy hoạch vùng nuôi và liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến chưa chặt chẽ. Mặt khác, giá cá tăng và khan hiếm nguồn cung, tuy trước mắt có lợi cho người nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà máy chế biến, nhất là các nhà máy đã ký hợp đồng tiêu thụ trong khi không có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất, buộc phải giảm sản lượng sản xuất trong các chu kỳ sản xuất tới.

 Lĩnh vực công nghiệp

Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012 ước tính 14.001 tỷ đồng, tăng 7,81% so với năm 2011. Các sản phẩm chủ yếu như: thuỷ sản đông lạnh, xay xát, lau bóng gạo, thức ăn thuỷ sản, gia súc, thuốc viên các loại đều tăng thấp. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lớn của tỉnh vẫn trụ vững và có bước phát triển mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước tính 836.469 ngàn USD, bằng 95,4% so năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu trong năm gặp nhiều khó khăn, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch xuất khẩu giảm hoặc tăng ít so với năm 2011.

 Hoạt động thương mại – dịch vụ

Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định. Tuy ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước, sức mua trong dân giảm, các dịch vụ kém sôi động, nhưng cộng đồng doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến động khó lường của thị trường, cùng với việc nỗ lực xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tiếp cận hàng hoá, dịch vụ, thực hiện các chương trình quảng bá hàng Việt, tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn của các ngành chức năng, nên đã giữ được đà tăng trưởng khu vực thương mại và dịch vụ, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 17,06% so với năm 2011.


 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

Hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phong trào thể thao phát triển rộng khắp. Đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, triển lãm, giao lưu thể thao với tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia. Nhiều chương trình văn hoá, thể dục, thể thao, lễ hội được tổ chức theo hình thức xã hội hoá thu hút được sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, góp phần quảng bá du lịch và hình ảnh của tỉnh, trong năm có khoảng 1,46 triệu lượt khách du lịch (tăng 11,13%), tổng doanh thu ước tăng 22,22% so năm 2011.

Về lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng

cường thực hiện, kết hợp với hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức cho người dân về dinh dưỡng, vận động tham gia bảo hiểm y tế. Về công tác xã hội, toàn tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, tổ chức 09 phiên giao dịch việc làm, có

3.125 lao động được tuyển dụng, 1.288 lao động đăng ký học nghề và xuất khẩu lao động; trợ cấp thất nghiệp cho 5.139 người. Công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

 Lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Ngành giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011­2012 với kết quả giảng dạy, học tập được nâng cao, đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012­2013. Công tác xây dựng mạng lưới trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị dạy học trong năm được tăng cường, ước tính năm 2012 hoàn thành đưa vào sử dụng 420 phòng học, phòng chức năng, sửa chữa 766 phòng học và công trình phụ trợ khác tại 188 điểm trường.

Đào tạo và dạy nghề được quan tâm thực hiện, chương trình Mekong 1000, chương trình đào tạo nghề nông thôn được thực hiện rộng khắp, phát huy tốt mối liên kết đào tạo với các trường Đại học, số lượng sinh viên, học viên theo học ngày càng tăng, qua đó đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,2%, trong đó đào tạo nghề đạt 31,5%. (Nguồn: Báo cáo năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Diện tích, sản lượng cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000­ 2010

Kết quả Hình 2.2 cho ta thấy, Xoài là cây ăn trái có diện tích lớn nhất ở Đồng Tháp, năm 2000 diện tích Xoài của tỉnh là 3.662 ha thì đến năm 2005 diện tích đạt 6.143 ha, tăng 67,7%, đến năm 2010 diện tích Xoài đạt 9.300 ha, tăng 51,3%.


Hình 2 2 Diện tích cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp 2000­2010 ‌ Nguồn Niên Giám 4

Hình 2.2 Diện tích cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000­2010)‌

(Nguồn: Niên Giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011)

Diện tích Xoài tăng đều qua các năm do lợi nhuận từ trồng Xoài khá cao so với các cây trồng khác nên người dân đã chuyển đổi một số diện tích cây ăn trái kém hiệu quả, diện tích lúa sang canh tác Xoài. Cây nhãn có diện tích lớn thứ 2, tuy nhiên diện tích có xu hướng giảm, nếu như năm 2000 diện tích nhãn của tỉnh là 6.191 ha thì đến năm 2005, diện tích đạt 6.401 ha và năm 2010 diện tích nhãn giảm còn 5.087 ha. Cây có múi (Cam, Chanh, Quýt…) có diện tích nhỏ nhất, năm 2000 diện tích là 2.962 ha, đến năm 2005 giảm còn

2.459 ha và đến 2010 diện tích cây có múi đạt 3.243 ha.

Hình 2 3 Sản lượng cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp 2000­2010 ‌ Nguồn Niên Giám 5

Hình 2.3 Sản lượng cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000­2010)‌

(Nguồn: Niên Giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011)

Kết quả Hình 2.3 cho ta thấy, sản lượng các loại cây ăn quả cũng biến thiên theo diện tích canh tác. Cụ thể sản lượng Xoài vào năm 2000 là 12.557 tấn, đến 2005 sản lượng đạt 49.177 tấn và đến năm 2010 sản lượng đạt

61.357 tấn. Sản lượng Xoài tăng ngoài nguyên nhân tăng diện tích thì việc thâm canh, ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất (xử lý nghịch vụ, quản lý tốt dịch bệnh, thay đổi cơ cấu giống Xoài theo hướng năng suất, chất lượng…) đã làm tăng năng suất và sản lượng Xoài gấp 5 lần trong thời gian 10 năm.

 Diện tích, sản lượng Xoài ­ Đồng Tháp chia theo địa phương (2011­2012)

Kết quả phân tích từ Hình 2.4 cho thấy, huyện Cao Lãnh có diện tích Xoài lớn nhất tỉnh, năm 2012 đạt 3.663 ha, Thành phố Cao Lãnh có diện tích lớn thứ 2 đạt 2.002 ha, các huyện còn lại có quy mô diện tích tương đối nhỏ như huyện Châu Thành 573 ha, Lấp Vò 765 ha, Tháp Mười 665 ha, Thị xã Se Đéc 581 ha, Lai Vung 405 ha, Thanh Bình 301 ha.

Hình 2 4 Diện tích Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011 2012‌ Nguồn Trung tâm Khuyến 6

Hình 2.4 Diện tích Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012‌

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông­Khuyến ngư Đồng Tháp)

Kết quả từ Hình 2.5 cho thấy, sản lượng Xoài của từng huyện cũng biến thiên theo chiều thuận với diện tích canh tác, huyện Cao Lãnh và Thành phố Cao Lãnh có sản lượng lớn nhất nhì lần lượt đạt 30.924 tấn và 17.024 tấn. Thời gian gần đây tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình canh tác Xoài theo hướng an toàn (xây dựng mô hình đủ điều kiện sản xuất an toàn, VietGAP, GlobalGAP) cùng với sự hỗ trợ, tư vấn từ các nhà Khoa học (Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ). Qua đó đã chuyển giao những tiến bộ mới và nâng cao năng lực canh tác của người nhà vườn.


Hình 2 5 Sản lượng Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011 2012‌ Nguồn Trung tâm 7

Hình 2.5 Sản lượng Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012‌

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông­Khuyến ngư Đồng Tháp)

2.2.2 Tổng quan huyện Cao Lãnh

2.2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Huyện Cao Lãnh là một huyện phía Bắc Sông Tiền thuộc vùng

Đồng Tháp Mười, cánh trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 8 km về hướng

Đông Nam. (nguồn http://www.caolanh.dongthap.gov.vn)

­ Phía Bắc và Tây Bắc: giáp huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình.

­ Phía Nam: huyện Châu Thành.

­ Phía Đông: giáp huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang.

­ Phía Tây và Tây Nam: giáp Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc.

 Địa hình địa mạo

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam, cao từ 1,0 ­ 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4­5 tháng/năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp. (nguồn http://www.caolanh.dongthap.gov.vn).


 Khí hậu­thủy văn

Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc điểm cơ bản sau:

­ Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C –32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

­ Lượng mưa bình quân hàng năm thấp (1.332 mm chỉ bằng 70% lượng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022