Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 6

mưa năm của thành phố Hồ Chí Minh) và chia làm hai mùa rò rệt:

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ. Riêng khu vực nằm trong những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc xoáy.

+ Mùa khô: Từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ

chiếm dưới 10%

lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.

Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa tại chỗ. Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa khô.

+ Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về

cộng với mực nước dâng cao do triêù

cươǹ g lam̀

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

cho sự chênh lệch mực

nươć thấp nên khả năng thoát nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện

Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 6

thường duy trì trong 3 tháng (8, 9, và 10), đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95

m hầu hết diện tích tự nhiên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp

ngập ở độ sâu 2­ 2,5 m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp đến

kênh số 1 ngập ở độ sâu 1,5 ­ 2 m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập từ độ sâu 1 ­ 1,5 m.

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh

triều hầu như

thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử

dụng bơm

tưới để tưới bổ sung nước cho cây trồng.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An Phong ­ Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1... nên khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ­ vật nuôi, vận chuyển hàng hóa. (nguồn http://www.caolanh.dongthap.gov.vn)


2.2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội

Giá trị GDP ước đạt 1.723 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 13,58% (Kế hoạch 13,5%). Theo đó, khu vực Nông ­ Lâm ­ Thuỷ sản (khu vực I) đạt 896

tỷ đồng, tăng 7,13% (Kế hoạch 5%); khu vực công nghiệp ­ xây dựng (khu vực II) đạt 335 tỷ đồng, tăng 27,98% (Kế hoạch 31%); khu vực thương mại

­ dịch vụ (khu vực III) đạt 492 tỷ đồng, tăng 17,46% (Kế hoạch 19,1%).


Cơ cấu GDP theo giácố định: Khu vực I chiếm 51,98%, khu vực II

chiếm 19,45% và khu vực III chiếm 28,57% (Kế

hoạch theo thứ

tự là

50,76%, 20,16% và 29,08%). GDP bình quân đầu người (theo giá cố định) đạt 8,53 triệu đồng, tương đương 772 USD và (theo giá thực tế) đạt 19,92 triệu đồng.

Trong năm 2011, Ủy ban nhân dân Huyện đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung thực hiện các chương trình trọng điểm của tỉnh như: Hoàn thành công tác bồi thường dự án ĐT846, triển khai

thi công đường ĐT850; đầu tư về cơ sở vật chất và có 100% trạm y tế

được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trong quí I năm 2011; hoàn

thành chương trình xây dựng nhà ở

cho hộ

nghèo theo Quyết định

167/2008/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới 04 xã điểm và cơ bản hoàn thành các xã còn lại; hoàn thành chương trình xây dựng cụm dân cư giai đoạn II, đang xét, bố trí dân vào ở và triển khai xây dựng nhà.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển tích cực; tổ chức xuống giống vụ lúa Đông Xuân sớm và thu hoạch trước Tết Nguyên đán Tân Mão (năm 2011) được 8.434 ha đã góp phần tăng diện tích lúa vụ Thu Đông cao hơn năm 2010 (tăng 8.621 ha) và năng suất lúa đạt cao hơn so với

cùng kỳ

(tăng 2,21 tạ/ha), sản lượng vượt kế

hoạch đề

ra (vượt 63.450

tấn), giá lúa ổn định ở mức cao nên nhân dân rất đồng tình và hưởng ứng.

Công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp, Thương mại ­ Dịch vụ, Du lịch phát triển tích cực; thu ngân sách đạt cao, nhất là thu tiền sử dụng đất đạt 176% so với kế hoạch, chi ngân sách bảo đảm theo dự toán và tiết kiệm; hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư được nâng cao; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là

công tác bồi thường, hỗ

trợ

và tái định cư

các công trình, dự

án theo kế

hoạch; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công

trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt là các công trình trọng điểm và có khả năng đưa vào sử dụng sớm để phát huy hiệu quả đầu tư.

Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện nâng lên, nhất là khu vực nông thôn vùng sâu; thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ­ đào tạo. Lĩnh vực quốc phòng ­ an ninh tiếp tục được chú trọng, đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.(nguồn: Báo cáo năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh)

2.2.3 Tổng quan Thành phố Cao Lãnh

2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Diện tích tự nhiên là 107 km2, dân số hiện nay 151.027 người. Cao Lãnh là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của toàn tỉnh. (nguồn http://www.caolanhcity.gov.vn/)

Thế

mạnh của thành phố

là Thương mại ­ Dịch vụ

với mạng lưới

kinh doanh, thương mại rộng lớn và điều kiện phát triển tốt dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền với tốc độ tăng khá cao. Về thị trường chứng khoán đã có 02 công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và trụ sở tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpham và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO.

Về công nghiệp: có 01 khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích

là 55,937ha, dự

kiến sẽ mở

rộng thêm 180ha, là một trong hai khu công

nghiệp tập trung nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa của thành phố và của tỉnh.

Về giao thông: hạ

tầng kỹ

thuật từng bước được chỉnh trang, nâng

cấp. Cảng Cao Lãnh là một trong các cảng sông lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường thuỷ quốc tế đi Campuchia thuận lợi

trong việc gắn kết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu vực, TP HCM và quốc tế.

Về du lịch: du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái là một trong những

điểm mạnh của thành phố, với các khu du lịch: Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, bia tiền hiền Nguyễn Tú, di tích lịch sử cách mạng Hòa An ­ Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, bảo tàng Đồng Tháp, đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường, khu công viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn v.v..

Về nông nghiệp: thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa phương được đẩy mạnh.

Về chỉnh.

giáo dục: có hệ

thống trường được đầu tư, nâng cấp khá hoàn

Về hệ thống y tế, môi trường luôn được coi trọng.

Thành phố Cao Lãnh là một đô thị văn minh, năng động, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế ­ xã hội khu vực Bắc sông Tiền.

2.2.3.2 Tình hình kinh tế ­ xã hội

 Về kinh tế

Nông nghiệp

­ Tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình nông nghiệp đô thị năm 2012, đồng thời tổng kết công tác phòng, chống lụt bão 2012 và xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2013.

­ Đề tài: “Xây dng và áp dng quy trình sn xut Xoài theo hướng VietGAP ti thành phCao Lãnh – Đồng Tháp” hiện nay đơn vị chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, đã triển khai quy trình canh tác Xoài để nhà vườn áp dụng thực hiện 40 ha Xoài tại xã Tân Thuận Tây và xây dựng lộ trình thực hiện năm 2013; chuyển giao tập huấn an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật bao trái và chọn thực hiện mô hình bao trái với diện tích 01ha.

­ Chỉ đạo các đơn vị (MNgãi, MTrà) phối hợp các ngành chuyên

môn xây dựng kế hoạch thực hiện cánh đồng quy mô lớn và sẽ triển khai thực hiện trong quý II năm 2013.

­ Hoàn chỉnh các thủ tục thực hiện việc hỗ trợ Công ty TNHH Hoa lan Ngọc Tú xây dựng nhà sơ chế đóng gói theo Quyết định 114/QĐ­UBND­HC ngày 29/01/2013 của UBND Tỉnh về việc phân bổ dự toán vốn sự nghiệp có tình chất đầu tư và xây dựng ngành nông nghiệp năm 2013.

­ Tổ chức cấp phát kinh phí hỗ trợ cho 16 hộ dân có nhãn bị bệnh chổi rồng với kinh phí 42.521.600 đồng; Công tác di dân sạt lở được thực hiện chặt chẽ, đã cấp phát kinh phí hỗ trợ di dời đến nơi an toàn cho 17 hộ dân (Tân Thun Đông 14 h, Tân Thun Tây 01 h, Hòa An 02 h) với tổng kinh phí 170 triệu đồng.

Công nghiệp ­ Tiểu thủ công nghiệp

Đến nay công tác thực hiện quy hoạch Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2012 ­ 2015 tầm nhìn đến năm 2020 hiện đang giao đơn vị tư vấn tiến hành thực hiện và hoàn thành trong Quý II năm 2013.

Thương mại ­ dịch vụ

Tình hình tiêu thụ hàng hóa được ổn định, tuy nhiên trong những ngày cận Tết do nhu cầu lớn nên lượng hàng hoá tiêu thụ tăng hơn so với ngày thường từ 30 ­ 40%, nên giá cả cũng tăng theo từ 10 đến 15% nhưng không có tình trạng khan hàng, sốt giá. Tình hình giá cả sau Tết đến nay vẫn giữ ổn định, tuy nhiên hiện nay đang có chiều hướng tăng nhẹ.

Chợ hoa kiểng (phường MPhú) có bước chuẩn bị chặt chẽ đảm bảo trật tự mỹ quan nơi mua, bán theo kế hoạch của Ban tổ chức dự kiến các

hộ kinh doanh hoa kiểng đăng ký 564 lô nhưng thực tế số hộ đăng ký

558/564 lô. Nhìn chung tình hình mua bán năm nay giảm hơn so với năm 2012, số lượng hoa, kiểng đăng ký chiếm tỷ lệ cao, các mặt hàng còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn so với năm trước, các loại hoa kiểng có phần kém sắc hoa hơn, lượng hoa tập kết tại thành phố Cao Lãnh không nhiều.

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý tốt tình hình giá cả, Thành phố tiến hành kiểm tra 149 lượt đối với các cơ sở kinh doanh mua, bán trên địa bàn. Qua đó xử lý vi phạm 21 trường hợp, trong đó nhắc nhở 16 cơ sở (chyếu là các đim trông gixe) và xử lý tang vật 05 trường

hợp (24,5 kg sản phẩm gia cầm không rò nguồn gốc và 02 cơ sở sản xuất thực phẩm).

Xây dựng nông thôn mới

Với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh về chương trình mục tiêu quốc gia

(MTQG) và tổ chức Môi trường Quốc tế Nhật Bản (OEC) hỗ trợ xã Nông

thôn mới (xã Hoà An). Hiện đang hoàn chỉnh các thủ tục tiếp nhận nguồn

vốn hỗ trợ của Chủ tịch nước (300 con bò); củng cố hoạt động của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để triển khai thực hiện mô hình sản xuất rau năm 2013 tại xã Hòa An. Đã hoàn thành việc lập danh mục đầu tư cho các xã điểm (ngun vn 3 tỷ đồng/xã) và đang tiến hành khảo sát, phân công nội dung thực hiện theo từng lĩnh vực chuyên môn của ngành để đi vào thực hiện trong năm 2013.

Thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách thành phố quý I năm 2013 là 103 tỷ đồng, đạt 21%

so với dự

toán(giảm 4,24% so với cùng kỳ

năm 2012). Nguyên nhân đạt

thấp là do: thực hiện chính sách giãn thời gian gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết 02/CP và Thông tư 16/TT­BTC đối với nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng chi ngân sách thành phố

quý I năm 2013 là 100 tỷ

đồng,

đạt

24,45% so với dự

toán (chi đầu tư

xây dựng cơ

bản 31,8 tỷ

đồng; chi

thường xuyên 68,2 tỷ đồng). Trong đó ngân sách cấp thành phố chi 93 tỷ, ngân sách cấp xã chi 7 tỷ.

Văn hóa ­ Xã hội Ngành giáo dục

Tổ chức Lễ công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (THCS Nguyễn Trải, trường Mầm non Hoa Sữa, trường Mầm non Tân Thuận Tây, trường Tiểu học Mỹ Ngãi đồng thời khánh thành công trình trường mẫu giáo Hồng Gấm. Về cơ sơ vật chất được đầu tư khang trang, sạch đẹp hơn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và học tập.

Ngành Y tế


Công tác khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

thực phẩm trên địa bàn, từ đầu năm đến nay một số bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng gây thành dịch lớn như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, Cúm A/H5N1, Tả…vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tính đến nay bệnh sốt xuất huyết xảy ra 43 tăng 30 ca so với cùng kỳ năm 2012 và đáng chú ý là bệnh tay chân miệng với 111 ca, tăng 18 ca so với cùng kỳ năm 2012, không có trường hợp tử vong. Thành phố đang tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm hạn chế, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.


Ngành Lao động Thương binh và xã hội

Giải quyết việc làm cho 880 lao động, trong đó có 458 nữ, đạt 22 % thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 là 401 lao động, 02 lao động xuất khẩu lao động (phường Hòa Thuận), đồng thời triển khai xây dựng 06 căn nhà tình thương, số tiền 78,478.000 đồng, 06 căn nhà tình nghĩa theo chương

trình “Mái ấm đồng đội” cho các gia đình chính sách trên địa bàn.

(Nguồn:Báo cáo quý I năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Lãnh)

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1.1 Khái quát về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là khái niệm và cách tiếp cận xuất hiện đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, được mô tả chính thức và phổ biến bởi nhà nghiên cứu quản trị nổi tiếng người Mỹ, Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo dựng và duy trì sự vượt trội”, xuất bản năm 1985. Mặc dù

vậy, những nội dung liên quan đến chuỗi giá trị đã được nghiên cứu từ

trước đó trong những năm 1960. Một chuỗi giá trị là một chuỗi toàn bộ các hoạt động hay quá trình theo thứ tự mà sản phẩm phải đi qua, từ nguyên

liệu thô tới sản phẩm đến tay người tiêu dùng và ở

phẩm lại tăng thêm giá trị.

mỗi hoạt động, sản


Mô hình chuỗi giá trị của Porter bao gồm hai hoạt động: hoạt động

chính (Primary activities) và hoạt động hỗ

trợ

(Support activities). Những

hoạt động này trực tiếp đóng góp vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ (Van den Berg và cộng sự,( 2009), theo Phạm Văn Sáng, (2012). Tuy nhiên, phân tích chuỗi giá trị của Porter chỉ giới hạn ở phạm vi doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định chiến lược (Fasse và cộng sự, 2009). Khái niệm chuỗi giá trị sau đó được áp dụng cho mọi chuỗi cung ứng và phân phối. Chẳng hạn, Gereffi và cộng sự (2005), theo Phạm Văn Sáng, (2009) phát triển khái niệm “Chuỗi cung ứng toàn cầu” (GCC), sử dụng khung phân tích

chuỗi giá trị

để đánh giá mức độ

hội nhập của các doanh nghiệp và các

quốc gia. Khái niệm GCC tập trung vào mối quan hệ quyền lực trong hoạt

động điều phối các hệ

thống sản xuất toàn cầu. Gereffi chỉ

ra rằng các

chuỗi giá trị thường do một mắt xích lãnh đạo, quyết định tính chất, đặc điểm của toàn bộ chuỗi. Các quan hệ trong chuỗi được Gereffi chia làm 4 nhóm chính: quan hệ đầu vào, đầu ra; quan hệ cơ cấu lãnh thổ; quan hệ thể chế và quan hệ quản trị (Kaplinsky và Morris, 2002). Khái niệm này cũng được áp dụng trong quản trị chất lượng, ví dụ như quản trị chất lượng café trong nghiên cứu của Ponte (2002).

Tiếp cận chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí