CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Có thể nói mỗi tỉnh, mỗi vùng đều có những đặc sản đặc trưng mang tính chất vùng miền. Điều đó thể hiện rò đối với các loại cây trồng nông
nghiệp vì nó phụ
thuộc vào điều kiện tự
nhiên, khí hậu tại địa phương.
Chính sự đặc trưng, khác biệt đó mà mỗi địa phương trong cả nước đều
muốn phát huy tối đa lợi thế
của mình để
tạo nên sự
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 1
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 2
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 3
- Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên Vị Trí Địa Lý
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 6
- Phương Pháp Tiếp Cận Chuỗi Giá Trị
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
độc đáo của địa
phương nhưng để phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp của địa phương là điều không đơn giản. Nhất là trong giai đoạn mở cửa thị trường như hiện nay. Hiện hệ thống sản xuất và kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp đang tồn tại một số yếu điểm như: sự phát triển ngành thiếu tính ổn định và thiếu bền vững, chất lượng sản phẩm kém, thiếu kiến thức thị
trường và khó khăn trong tiếp cận thông tin thị trường, thiếu sự liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ, hàng hóa không có thương hiệu, do đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng. Đặc biệt là thiếu dự báo cầu thị trường để quy hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy mà các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị xuất hiện và được sử dụng rộng rãi để phân tích cho các nông sản đặc trưng cho tỉnh, cho vùng nhằm nhận ra những mắt xích hạn chế trong toàn chuỗi và đề ra giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Gooch và cộng tác viên (2009), Phạm Văn Sáng (2012) đã sử dụng
khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá thị thường và quản lý chất lượng
Nho tươi, Táo tươi và chế
biến nhiều hoa quả
khác của vùng Ontario,
Canada. Hosni and Lancon (2011) tìm hiểu chuỗi giá trị Táo của Syris trên thị trường nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng để xuất khẩu Táo thì Syris cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị Táo hiện tại. Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống Táo mới. Đồng thời, cần có các tổ chức xếp loại và đánh giá chất lượng Táo độc lập
để làm giảm các rủi ro chất lượng. Trong nghiên cứu “Phân tích đặc tính kinh tế của ba loại trái cây tiềm năng ở Ấn Độ” năm 2006 của Joshua N. Daniel và Prashant A. Dudhade đã chỉ ra rằng việc sản xuất Quýt, me và kokum của nông hộ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về diện tích và sản lượng. Đồng thời sản xuất phân tán, không tập trung đã gây ra khó khăn cho hoạt động chế biến và tiêu thụ. Trong khi đó James Ssemwanga (2008) với “Phân tích chuỗi giá trị Xoài từ Homoshaassosa đến Addis ababa, Ethiopia”
đã chia sẽ
chuỗi Xoài từ
Assosa đến Addis ngắn và không hiệu quả, thị
trường trái cây ở Addis được chi phối bởi các nhóm tổ chức có xu hướng không cho phép người mới gia nhập. Sự cạnh tranh của Xoài với các sản phẩm trái cây tươi được nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có sự cải thiện và nâng cao chất lượng Xoài để tăng khả năng cạnh tranh của Xoài Ethiopia. Một nghiên cứu khác của Zuhui Huang Zhejiang (2009) cho thấy vai trò quan trọng của liên kết trong sản xuất, với “Chuỗi giá trị Lê Trung Quốc: mục tiêu tăng trưởng cho người sản xuất nhỏ” Zuhui Huang Zhejiang đã chỉ ra rằng các nông hộ nhỏ ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi từ chuỗi giá trị lê vì mức độ giá trị gia tăng trong các giai đoạn giữa và kết thúc cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Chuỗi giá trị Lê Chiết Giang ngắn hơn ở Hà Bắc và giá trị gia tăng của giai đoạn đầu tiên cao hơn so với ở Hà Bắc,
do đó các hộ
sản xuất nhỏ
có thể
được hưởng lợi. Hợp tác xã ở
Chiết
Giang giúp cho các nông hộ nhỏ giảm chi phí và giá trị gia tăng trong tiêu thụ nhiều hơn. Năm 2010 qua nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị Gạo và Ngô tại một số địa phương điển hình của Tanzania” Peniel Uliwa và ctv đã nêu rò dù Gạo là lương thực quan trọng đứng thứ hai sau Ngô tại nước này nhưng năng suất sản xuất gạo ở Tanzania còn rất thấp, chuỗi giá trị gạo
hoạt động không hiệu quả. Đối với chuỗi giá trị
Ngô, các tác giả
chỉ ra
được tiềm năng xuất khẩu và bốn phân khúc thị trường chính cho loại
lương thực quan trọng nhất của Tanzania và khu vực. Đồng thời, nghiên cứu đã giải thích lí do vì sao an ninh lương thực không được đảm bảo, dù sản lượng lớn nhưng đôi khi quốc gia này vẫn cần nhập khẩu lương thực từ bên ngoài. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề ra chiến lược cải thiện cung ứng chuỗi, các mô hình kinh doanh hiện có và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi. Với nghiên cứu của Hualiang Lu (2006) về
“Mô hình chuỗi giá trị
hai giai đoạn đối với sự
hiệu quả
trong hoạt
marketing của chuỗi rau quả” đã chỉ ra chi phí giao dịch ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả
của chuỗi cung
ứng rau Nam Kinh. Cụ thể hoạt động bán
hàng (tiếp thị) trực tiếp phải gánh chịu chi phí giao dịch cao nhất, hoạt động bán hàng đạt hiệu suất thấp nhất trong chuỗi. Do đó, giai đoạn sản xuất rau hoạt động tốt hơn giai đoạn tiếp thị. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải hỗ trợ hoạt động tiếp thị bằng cách giải quyết các vấn đề như: thông tin thị trường, tìm cách giảm chi phí giao dịch.
Có thể khẳng định, trong phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp toàn
cầu đã đem lại cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vì chuỗi giá trị chỉ ra
được các vấn đề quan trọng sau: vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường liên kết ngang, vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc và vai trò của nhà nước trong chuỗi ngành hàng.
2.1.2 Nghiên cứu trong nước
GTZ, (2006) thực hiện phân tích thử nghiệm chuỗi giá trị Cà phê cho đồng bào thiểu số ở Daklak. Nghiên cứu chỉ ra những thách thức đối với chuỗi Cà phê này là trình độ kỹ năng canh tác yếu, chi phí vật tư đầu vào như nước, phân bón, thuốc trừ sâu cao. Điều kiện sơ chế cà phê còn thiếu thốn khiến cho chất lượng cà phê thấp. Hơn nữa, chuỗi cà phê này có quá nhiều khâu trung gian và thiếu liên kết khiến cho giá đầu vào cao nhưng giá đầu ra của nhà vườn lại thấp. Trong một nghiên cứu khác, GTZ, (2006) phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Dưa Hấu ở Long An. Nghiên cứu chỉ ra
nhiều vấn đề
trong chuỗi cần sự trợ
giúp để
nâng cao hiệu quả. Chẳng
hạn, tỉnh Long An cần có các chương trình phát triển bền vững cây Dưa Hấu với sự hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi tập quán trồng trọt. Người nhà
vườn cũng cần được hỗ
trợ
tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhu cầu thị
trường trong và ngoài nước cũng cần phải được nghiên cứu thấu đáo hơn cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, tránh tình trạng Dưa đổ xô lên biên giới Trung Quốc rồi lại bị loại vì chất lượng, bị ép giá…
Để xây dựng một kế hoạch cho các loại trái cây Việt Nam có cái tên trên thị trường, một thương hiệu mang tầm vóc quốc tế thì Nguyễn Quốc Nghi và Đinh Kim Xuyến, 2009, với nghiên cứu “Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh hội nhập” cho biết rằng: Việc cạnh tranh gay gắt của các nông sản ngoại khiến cho nông sản
trong nước trở nên bấp bênh và mất dần thị phần. Yêu cầu bức bách đang đặt ra cho nông sản Việt Nam là xây dựng thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh, tăng vị thế trên thị thường quốc tế. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào công tác khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu các giống mới. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải dựa trên yêu cầu của khách hàng, cần nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước để xác định người tiêu dùng đang cần sản phẩm có đặc điểm, chất lượng như thế nào. Hoạt động quảng bá, tiếp thị và nâng cao nhận thức về thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thương hiệu không những đối với người sản xuất mà cả với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ và xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn (Hoàng Việt Thắng, Châu Minh Tường, 2006). Cũng nói về vấn đề thương hiệu thì Công ty Nghiên Cứu Thị Trường Axis Research, 2006, “Chuỗi giá trị cho Bưởi Vĩnh Long” kết quả khái quát hệ thống về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Khó khăn lớn nhất cho chuỗi giá trị Bưởi là làm sao xây dựng được niềm tin của các thành phần trong chuỗi giá trị, nâng cao ý thức và trách nhiệm từng khâu từ việc chọn giống trồng cây, chăm sóc…cho đến thu hoạch và lưu thông hàng hóa.
Song song đó, để xây dựng và phát triển một thương hiệu cần phải có
sự thống nhất và hợp tác giữa các tác nhân với nhau như nhà sản xuất,
thương lái, vựa, HTX, công ty, ... thì theo Nguyễn Ngọc Huy, 2010 “Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu Bưởi Năm Roi và vú sữa Vĩnh Kim”, trong bối cảnh xây dựng thương hiệu, lợi nhuận của những hộ trồng Bưởi theo quy trình GAP đạt được khá cao, trung bình 71,4 triệu đồng/ha/năm; Vú sữa Vĩnh Kim lợi nhuận bình quân thu được là 99,9 triệu đồng/ha/năm. Người trồng Bưởi bán sản phẩm chủ yếu bán cho người bán sỉ/bán lẻ (41,1%) và 36% bán cho thương lái, ngoài ra bán cho HTX và công ty với hình thức thanh toán 70% là tiền mặt. Bên cạnh đó, vú sữa Vĩnh Kim có 53,6% sản lượng được bán cho người bán sỉ/bán lẻ; 39,9% bán cho
thương lái; HTX chỉ thu mua với số lượng nhỏ, 6,5%. Qua khảo sát, các
nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu Bưởi Năm Roi gồm ba nhóm nhân tố
tác động: (1) nhóm yếu tố nội lực của nông hộ; (2) Nhóm yếu tố thị trường tiêu thụ;(3) Nhóm nhân tố chất lượng sản phẩm. Đối với Vú sữa Vĩnh Kim, có 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm: (1) Nhóm yếu tố thị trường tiêu thụ; (2) Nhóm nhân tố về điều kiện sản xuất; (3) Nhóm nhân tố chất lượng sản phẩm; (4) Nhóm nhân tố về mức độ tham gia của người sản xuất; (5) Nhóm nhân tố về đầu tư cho thương hiệu; (6) Nhóm nhân tố về khả năng kinh doanh.
Ngoài ra trong sản xuất và tiêu thụ, người sản xuất có được một số thuận lợi như: cây giống đáp ứng được nhu cầu (giá cả, số lượng), có kinh nghiệm trong sản xuất, đê bao được khép kín, thị trường nguyên liệu đầu vào đa dạng với nhiều mức giá khác nhau nên dễ lựa chọn, đầu ra rất dễ dàng do có nhiều thương lái thu mua đó là dựa trên tác giả Vò Chí Cường,
2008, “So sánh hiệu quả sản xuất trồng chuyên Xoài và Xoài xen Chanh
Giấy tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”. Trồng xen Xoài – Chanh giấy đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ cao hơn những hộ chỉ thâm canh cây Xoài.
Bên cạnh đó, những nhân tố về nguồn lực của nông hộ như diện tích đất đai, kinh nghiệm sản xuất, số lao động chính của nông hộ, vốn sản xuất cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của canh tác ở những mức độ khác nhau. Ngoài khâu sản xuất, xây dựng thương hiệu thì vấn đề thu mua và
xuất khẩu thì đó cũng là 1 vấn đề cần bàn luận. Theo Đoàn Hữu Tiến,
2009, “Thực trạng sản xuất Bưởi”. Viện cây ăn quả Miền Nam.
Tại ĐBSCL, công ty Hoàng Gia là đơn vị xuất khẩu có năng lực về thu mua, bảo quản và xuất khẩu trực tiếp, công ty này có thương hiệu trong xuất khẩu Bưởi trên thương trường trong những năm qua và hiện tại. Thị trường xuất khẩu Bưởi Năm roi trong năm 2007 của công ty Hoàng Gia chủ yếu xuất đi thị trường Châu Âu. Bưởi Năm roi của ĐBSCL còn được một số công ty ở TP HCM về tới vùng nguyên liệu đặt điểm thu mua sau đó vận chuyển về TP HCM bảo quản và xuất khẩu. Ba tháng đầu năm 2008, HTX
Bưởi Năm roi Mỹ
Hòa đã thực hiện 2 hợp đồng cung
ứng gần 100 tấn
Bưởi Năm roi xuất khẩu thông qua công ty xuất khẩu. HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hợp đồng với công ty Đạt Vinh đóng gói Bưởi Năm roi xuất khẩu
mỗi tuần một chuyến 17 tấn Bưởi Năm roi sang thị trường Hà Lan (tuy
nhiên sản lượng Bưởi cung cấp không đủ số lượng nên phải ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian).
Lê Thanh Loan, Đặng Hải Phương, Vò Hùng (2006), trong nghiên cưú
“Chuỗi cung
ứng hạt điều tại Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở
Đăk
Nông tỉnh Bình Phước”
có nguồn gốc từ mô hình giá cả
hưởng thụ
theo
quan điểm của các hộ gia đình, nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá tại vườn ở Đắk Nông tỉnh Bình Phước trong năm 2006. Mô hình ước lượng cho thấy sự gia tăng về chất lượng thông tin hoặc giá đạt được giúp cải thiện giá tại vườn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cơ sở hạ tầng tạo ra một tác động tích cực đối với giá tại vườn. Trong khi đó vẫn còn thiếu nguồn của thông tin thị trường chính thức, giao dịch theo mối
quan hệ
không cạnh tranh, cải thiện giá tại vườn và hiệu quả
trong thị
trường nông nghiệp đã yêu cầu các chính phủ, các tổ chức liên quan, các doanh nghiệp chế biến và sự tham gia của nhà vườn để đưa ra một số vấn đề dịch vụ cơ sở hạ tầng và mua bán, nguồn tin hiệu quả hơn có thể truy cập thông tin về giá thị trường, sự trùng hợp giữa hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tiếp thị dưới một gói chính sách chiến lược của chính phủ.
Trong phân tích chuỗi giá trị thì phương pháp thông kê mô tả, CBA,
phân tích thị trường, phân tích SWOT,… là những phương pháp được sử
dụng phổ biến nhất: Nguyễn Vũ Trâm, 2010, “Phân tích kênh phân phối Bưởi Năm roi Vĩnh Long” với phương pháp nghiên cứu nêu trên cho ta kết
quả
rằng: diện tích trồng Bưởi nhỏ
lẻ manh mún, chi phí sản xuất bình
quân trên 2,3 triệu đồng/công/năm, trong đó chi phí lao động chiếm nhiều nhất 52,39%. Lợi nhuận của hộ bình quân 1,9 triệu đồng/tấn; chủ vựa lợi nhuận bình quân 2,24 triệu đồng/tấn; cơ sở bán lẻ lợi nhuận bình quân 1,55 triệu đồng/tấn. Các tác nhân trong kênh đều gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và rủi ro. Một số giải pháp cho kênh như: Đẩy mạnh và quản lý công tác lai tạo giống có chất lượng; phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; thu hút vốn vào lĩnh vực đầu tư chế biến; liên kết sản xuất – tiêu thụ; đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch. Bên cạnh những phương pháp nói trên thì nhà nghiên cứu cũng sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để xác định các chi phí, lợi nhuận.
Nghiên cứu “chuỗi giá trị Xoài cát Hòa Lộc tỉnh Tiền Giang” đã đưa
được những khó khăn tỷ lệ thu nhập được phân phối cho mỗi tác nhân không đồng đều. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận cao (63,12%) nhưng so với tổng
thu nhập thì nhà vườn có tỷ lệ thấp nhất.., và thuận lợi chung của toàn
chuỗi cũng như đề ra những chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Xoài cát Hòa Lộc – đẩy mạnh kinh tế chuỗi, mở rộng thị trường kết hợp với mở rộng sản xuất giúp sản lượng bán ra nhiều hơn, tăng thu nhập cho mỗi tác nhân đặc biệt nhà vườn trồng Xoài. (Vò Thị Thanh Lộc, 2013). Trong nghiên cứu Xoài cát gần đây của Ngô Vinh Quảng (2010) cho thấy rằng, sản xuất Xoài mang lại hiệu quả tài chính cho người nhà vườn, chi phí phân bón, thuốc bệnh, thuốc dưỡng, và lao động là các yếu tố tạo nên phân biệt lợi nhuận của người trồng Xoài cát và lợi nhuận của hộ trồng Xoài cát. Kênh tiêu thụ
Xoài tươi chủ
yếu từ
người nhà vườn đến các vựa đóng gói, phân phối
hoặc thương lái ngoài tỉnh chiếm 80% và 17% bán cho người thu gom số còn lại bán trực tiếp cho người bán lẻ và chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát, chưa nói lên được các tác động từ yếu tố bên ngoài và bên trong cũng như chưa đi tìm đúng hướng ra cho sản phẩm Xoài cát đặc sản này.
2.2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Tổng quan tỉnh Đồng Tháp
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền Nông nghiệp
phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng
GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008.
đồng
Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản, sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như: nhãn Châu Thành, Bưởi Phong Hòa, Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng
Lai Vung… Đặc biệt hoa kiểng Sa Đéc với trên 298 ha vàhàng trăm loại hoa và kiểng quý cung cấp cho cả nước và xuất khẩu. Nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh nhất là cá tra và tôm càng xanh, hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 250.000 tấn cá và trên 2.000 tấn tôm càng xanh. Dân số gần 1,7 triệu dân với nguồn lao động dồi dào đặc biệt tỉnh rất chú trọng đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
Vị trí địa lý
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, trong giới hạn 10°07’10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’105°56’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tỉnh lị của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)
Điều kiện thủy văn và khí hậu
sông ngòi chằng chịt: có khoảng 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cùng với nhiều con sông lớn đã hình thành hệ thủy nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng. Nhìn chung, địa hình Đồng Tháp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)
15
Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Với vị trí nằm ở hạ lưu sông Mekong, thủy triều Biển Đông nên sông Tiền được chia làm 2 mùa: mùa cạn và mùa lũ. Đồng tháp có hệ thống