Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ



Trang

Hình 1.1. Phương pháp nghiên cứu cảnh quan ABC

26

Hình 1.2. Phân loại cảnh quan dạng kim tự tháp, xác định đặc tính của các loại cảnh quan và khu vực theo quy mô không gian và cấp độ khác nhau


29

Hình 1.3. Các thành phần của quy mô nghiên cứu (theo K. McGarigal, 2002)

31

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa quy mô khảo sát và độ phân giải của dữ liệu (theo K. McGarigal, 2002)


32

Hình 1.5. Quan hệ giữa mức độ khái quát và tỷ lệ bản đồ

32

Hình 1.6. Phân loại các kiểu quy mô

33

Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp không gian các đơn vị CQ theo phương pháp tổng thể

39

Hình 1.8. Quy trình chồng xếp các dữ liệu hợp phần theo phương pháp tham số

40

Hình 1.9. Năm bước trong mô hình phương pháp được sử dụng cho việc thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn


42

Hình 1.10. Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài

52

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

55

Hình 2.2. Bản đồ địa chất tỉnh Lạng Sơn

57

Hình 2.3. Bản đồ mô hình số độ cao DEM tỉnh Lạng Sơn

67

Hình 2.4. Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Lạng Sơn

68

Hình 2.5. Biến trình mưa năm thời kỳ 1961-2020 và 2011-2020

72

Hình 2.6. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn

82

Hình 2.7. Bản đồ lớp phủ thực vật tỉnh Lạng Sơn

86

Hình 3.1. Năm bước trong phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan đa bậc tỉnh Lạng Sơn


98

Hình 3.2. Bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn

111

Hình 3.3. Chỉ số LPI các đơn vị cảnh quan Lạng Sơn

114

Hình 3.4. Chỉ số AREA_MN các đơn vị cảnh quan Lạng Sơn

115

Hình 3.5. Chỉ số PARA_MN các đơn vị cảnh quan Lạng Sơn

116

Hình 3.6. Chỉ số SHAPE_MN các đơn vị cảnh quan Lạng Sơn

116

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 2



Hình 3.7. Chỉ số TCA các đơn vị cảnh quan Lạng Sơn

117

Hình 3.8. Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn

120



1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Sự phát triển như vũ bão của kinh tế toàn cầu cùng những tiến bộ xã hội và thành tựu vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống "tự nhiên - xã hội". Do đó việc nghiên cứu cảnh quan cũng đòi hỏi có cách tiếp cận mới đa chiều hơn.

Trong lịch sử, trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan và có nhiều hướng nghiên cứu cảnh quan khác nhau, trong đó nổi bật nhất là hai trường phái của các nhà nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu của Nga và Đông Âu, và các nhà nghiên cứu ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan hàng chục năm qua, có một số hệ thống phân loại đã được nhiều nhà địa lý Việt Nam tiếp nhận một cách hệ thống và áp dụng rộng rãi. Thêm vào đó, sự phát triển của các công ước quốc tế đa dạng về cảnh quan đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về phân loại cảnh quan ở tất cả các quốc gia. Trong những năm gần đây, Công ước cảnh quan châu Âu khuyến khích các nước xác định và mô tả các cảnh quan bao phủ toàn bộ lãnh thổ của họ. Chiến lược cảnh quan châu Âu của Liên minh châu Âu với một sáng kiến về mô hình toàn diện nhất ở quy mô châu Âu.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của nước ta, nơi chủ yếu là địa hình đồi núi, đặc biệt là địa hình karst phát triển, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm vùng núi đặc trưng, lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật phong phú đa dạng. Thêm vào đó đây cũng là địa bàn sinh sống của người dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% số dân, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội với những đặc thù của văn hóa bản địa, tín ngưỡng, phong tục nơi vùng đất biên ải đã tác động sâu sắc đến bộ mặt cảnh quan của tỉnh. Do đó luận án tập trung nghiên cứu bản chất và phân hóa đa bậc của các loại hình cảnh quan tỉnh Lạng Sơn với điểm nhấn là cảnh quan vùng núi đặc sắc có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lí luận và thực tiễn.

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào trước đây về cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan của toàn bộ lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu. Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài “Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn” cho luận án Tiến sĩ của mình với cách tiếp cận mới theo Công ước cảnh quan châu Âu nhằm đưa ra bức tranh phân loại cảnh quan đặc trưng của khu vực miền núi Lạng Sơn, bản đồ đặc tính cảnh quan có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Với hi vọng


sẽ đóng góp phần nhỏ vào sự phát triển hướng nghiên cứu cảnh quan nói chung và sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Vận dụng được quan điểm phân loại cảnh quan kết hợp với quan điểm mô tả cảnh quan, giữa phương pháp nghiên cứu tổng thể và phương pháp tham số bằng cách tiếp cận từ dưới lên trong nghiên cứu cấu trúc đa bậc cảnh quan.

- Đánh giá được sự phân hóa và các chỉ số hình thái của các đơn vị cảnh quan làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ khả năng kết hợp giữa các quan điểm, phương pháp, cách tiếp cận trong nghiên cứu cấu trúc đa bậc cảnh quan;

- Phân tích sự phân hóa đa bậc của các yếu tố hình thành cảnh quan tỉnh Lạng

Sơn; cứu;


- Thành lập bản đồ kết quả phân hóa đa bậc của cảnh quan lãnh thổ nghiên


- Áp dụng phương pháp đánh giá trắc lượng hình thái cảnh quan thông qua

phần mềm Fragstats 4.2 để đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: được giới hạn trong lãnh thổ của tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian: các chuỗi số liệu trong nghiên cứu từ năm 2010 đến 2020.

- Phạm vi khoa học:

+ Phân tích cấu trúc đa bậc của các yếu tố thành tạo cảnh quan

+ Thành lập bản đồ phân hóa cảnh quan

+ Đánh giá cảnh quan thông qua các chỉ số trắc lượng hình thái của các đơn vị cảnh quan nhằm đề xuât sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn.

4. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần phát triển cơ sở lý luận tiếp cận địa lý học và làm phong phú hơn phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu cảnh quan theo hướng tiếp cận mới của Tây Âu ở quy mô cấp tỉnh.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt được có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lí, nhà quy hoạch, v.v, có

3


thêm cơ sở khoa học tin cậy trong hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực liên quan tại lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn.

5. Những điểm mới của luận án

1) Phân tích được tính đa bậc của các nhân tố thành tạo cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 tỉnh Lạng Sơn gồm 40 đơn vị cảnh quan

2) Đánh giá cảnh quan thông qua 8 chỉ số trắc lượng hình thái của 40 đơn vị cảnh quan nhằm cung cấp cơ sở khoa học đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.

6. Những luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Tính phân bậc của các yếu tố thành tạo cảnh quan với yếu tố trội là địa hình karst có mùa đông lạnh kéo dài tại khu vực nghiên cứu đã hình thành 40 đơn vị CQ chính trên cơ sở tổng hợp từ 8719 đơn vị CQ bậc 1.

- Luận điểm 2: Đánh giá cảnh quan thông qua các chỉ số trắc lượng hình thái của các đơn vị cảnh quan có thể cung cấp cơ sở khoa học đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.

7. Cơ sở tài liệu

- Kết quả nghiên cứu thực địa theo tuyến: phân tích đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo cảnh quan, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn.

- Cơ sở bản đồ chuyên đề gồm:

+ Bản đồ địa chất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1:100.000 của Liên đoàn Địa chất Đông

Bắc.


+ Bản đồ mô hình số độ cao (DEM) tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1:100.000

+ Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1:100.000 của Viện Quy hoạch Thổ

nhưỡng

+ Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1:100.000 của Viện Điều tra quy hoạch rừng thành lập.

- Các đề tài nghiên cứu khoa học của NCS có liên quan đến luận án:

Bùi Thị Thanh Dung (chủ nhiệm đề tài), Xây dựng cơ sở dữ liệu kênh hình về Cảnh quan tự nhiên Việt Nam phục vụ việc dạy và học môn Địa lý tự nhiên Việt Nam, mã số SPHN-12-159, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013.


- Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn qua các năm.

8. Cấu trúc luận án

Luận án được trình bày trong 132 trang A4, trong đó có 20 bảng số liệu, 17 hình vẽ và đồ thị, 08 bản đồ, 36 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 45 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan

Chương 2: Đặc điểm các nhân tố hình thành tính đa bậc cảnh quan trên lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Kết quả phân hóa đa bậc cảnh quan lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA BẬC CẢNH QUAN

Lịch sử nghiên cứu cảnh quan có nhiều quan điểm, trường phái với các hướng nghiên cứu khác nhau và không ngừng phát triển. Việc nghiên cứu cảnh quan luôn đòi hỏi cách tiếp cận mới đa chiều hơn. Những khác biệt về kết quả nghiên cứu tại các nước, các khu vực bắt nguồn từ quan niệm về cảnh quan, mục tiêu nghiên cứu cảnh quan cũng như quy mô dữ liệu sử dụng khác nhau.

Những năm gần đây, hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở các nước Tây Âu có nhiều bước tiến mới và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh thế giới hiện nay. Để thực hiện các nội dung của Công ước cảnh quan Châu Âu, các nhà nghiên cứu tại đây đã xây dựng một hệ thống phân loại cảnh quan, phương pháp nghiên cứu tương đối nhất quán cho các nước thành viên (Van Eetvelde và cộng sự, 2006). Hệ thống phân loại và phương pháp nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa quan điểm phân loại cảnh quan với mô tả cảnh quan, kết hợp giữa phương pháp tổng thể và phương pháp tham số với cách tiếp cận từ dưới lên.

Trong chương này NCS trình bày, đánh giá các quan điểm nghiên cứu cảnh quan, cấu trúc đa bậc của cảnh quan, các cách tiếp cận, phân loại cảnh quan và quy trình xây dựng bản đồ cảnh quan theo cấu trúc đa bậc.

1.1. Tổng quan về nghiên cứu cảnh quan

1.1.1. Một số quan niệm về cảnh quan

1.1.1.1. Quan niệm cảnh quan theo kiểu loại:

Cho rằng cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lí tự nhiên lãnh thổ. Mỗi cấp phân chia phải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Quan niệm này được đề xướng bởi một số nhà khoa học của Nga như: L.X. Berg, S.V. Kalexnik,

A.A. Xôntxep. A.A. Grigoriev, N.I. Mikhailov, A.G. Ixatsenko… cũng như G.Bertrand, Th.Brossard, I.C. Wieber của Pháp, Phạm Hoàng Hải,... của Việt Nam [1,2].

1.1.1.2. Quan niệm xem cảnh quan là các cá thể:

Coi cảnh quan là một phân khu trên bề mặt Trái đất, có giới hạn lãnh thổ, có không gian cụ thể và không lặp lại trong lãnh thổ. Những người theo quan điểm này coi cảnh quan là một trong những đơn vị cấp thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng


hợp. Những đơn vị đó là đối tượng cơ bản của việc nghiên cứu địa lý cảnh quan. Thực hiện nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm này thường theo hướng tiếp cận từ dưới lên. Điển hình cho quan điểm này có A.G.Ixatsenko, B.B.Polưnov, Vũ Tự Lập và một số người khác [1,3].

1.1.1.3. Quan niệm xem xét cảnh quan như là một danh từ chung:

Để chỉ các tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ quy mô nào có sự đồng nhất tương đối về một số hợp phần tự nhiên nào đó và phân loại chúng theo sự đồng nhất ấy. “Cảnh quan là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng quá trình phát triển không ngừng”. S.S. Neustruev là người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này. Ủng hộ quan điểm này có các tác giả F.N.Minkov, D.L.Armand, V.A.Nikolaev, Y.K. Prokaev, E.N.Lukasov…[4,5,6]

1.1.1.4. Quan niệm cảnh quan theo Công ước cảnh quan châu Âu (ELC, 2000) và Hiệp ước cảnh quan Mỹ La tinh (LALI, 2012):

a) Công ước cảnh quan châu Âu (ELC, 2000):

Cho rằng cảnh quan vừa là đơn vị phân loại vừa là danh từ chung trên bề mặt Trái đất.

Công ước cảnh quan châu Âu trao cho các bên (các quốc gia đã tự phê chuẩn quy ước) xác định cảnh quan của lãnh thổ mình, để phân tích đặc điểm, xác định các tiềm năng và áp lực có thể tác động của chúng và thực hiện các chiến lược quản lý, lập kế hoạch và bảo vệ cảnh quan. Với phạm vi quốc gia, có thể cung cấp một khuôn khổ cho nghiên cứu cảnh quan, giám sát, quản lý và lập kế hoạch. Công ước cảnh quan châu Âu thể hiện tư duy cách mạng liên quan sự phát triển của khoa học cảnh quan, đặc biệt chú trọng đến ý nghĩa của thuật ngữ "cảnh quan văn hóa”. Theo Công ước cảnh quan châu Âu: [7,8]

- "Cảnh quan" có nghĩa là một khu vực, theo cảm nhận của mọi người, có đặc tính là kết quả của hành động và tương tác của các yếu tố tự nhiên và con người;

- "Chính sách cảnh quan" có nghĩa là một biểu hiện của các cơ quan công quyền có thẩm quyền nói chung nguyên tắc, chiến lược và hướng dẫn cho phép thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm việc bảo vệ, quản lý và quy hoạch cảnh quan;

- "Mục tiêu chất lượng cảnh quan" có nghĩa là đối với một cảnh quan cụ thể, công thức của cơ quan công quyền có thẩm quyền về nguyện vọng của công chúng liên quan đến cảnh quan các đặc điểm của môi trường xung quanh họ;

Ngày đăng: 13/03/2023