Theo Hướng Kết Hợp Giữa Phân Loại Và Mô Tả Cảnh Quan

15


lý tự nhiên. Cách tiếp cận địa lý này tiếp tục diễn ra với một số thăng trầm ở vùng Tây Đức sau năm 1945, nhưng một khoa học cảnh quan tương tự cũng đã phát triển ở Đông Đức, mặc dù chịu ảnh hưởng rõ ràng bởi các nhà địa lý Nga. Tuy nhiên, trong thế giới nói tiếng Anh, sinh thái học cảnh quan châu Âu từ lâu vẫn phủ nhận với các cách tiếp cận như sinh thái văn hóa với sự nhấn mạnh vào các xã hội phi phương Tây [1,5,12,13].

1.1.2.3. Theo hướng kết hợp giữa phân loại và mô tả cảnh quan

Gần đây hơn các cách tiếp cận sinh thái cảnh quan dường như đã có tác động rộng hơn ở phương Tây nói chung. Trong thập niên 1970 ở Hà Lan đã xuất hiện một cách tiếp cận mới liên ngành về sinh thái cảnh quan như một là phản ứng đối với mối quan tâm ngày càng tăng về tình trạng môi trường. Cách tiếp cận này đối với cảnh quan bao trùm các vấn đề về tự nhiên, sinh thái, văn hóa và xã hội, và đã được hỗ trợ rất lớn từ các công nghệ mới như viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, trong đó phương pháp ABC (Abiotic - Biotic - Culture) đã được phát triển bằng cách kết hợp phân loại cảnh quan với mô tả cảnh quan thông qua phương pháp tiếp cận tổng thể và tiếp cận tham số trên ba tỷ lệ phân tích [14,15,16].

Antrop (Bỉ) là một trong những đại diện tiêu biểu cho hướng nghiên cứu mới của cảnh quan Tây Âu, ông cho rằng những kiểu cảnh quan khác nhau không phù hợp với hành chính quốc gia và khu vực qua biên giới không thể so sánh được do cách tiếp cận, nguồn số liệu và phương pháp khác nhau. Các vấn đề xuyên biên giới trong phân loại cảnh quan cũng tồn tại trong các tiểu bang, ví dụ như giữa Anh, Scotland và xứ Wales ở Vương quốc Anh, giữa Flanders, Wallonia và thủ đô Brussel ở Bỉ… và thậm chí là các đơn vị hành chính nhỏ hơn (các bang, các tỉnh). Hơn nữa, các khu dự trữ cảnh quan, ví dụ như rừng và các khu vực xây dựng có thể khác nhau ở các vùng, sử dụng các cấp độ, các nguồn dữ liệu và phương pháp lập bản đồ khác nhau, điều này làm cho việc so sánh dữ liệu trở nên khó khăn [17,18]. J.G.Zotano (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng là một nhà khoa học tiêu biểu theo hướng nghiên cứu mới, thiết kế và phát triển các phương pháp luận và phương pháp mới, là đa phương thức và hiển thị các lớp khái niệm phong phú vốn có cho cảnh quan có dạng kim tự tháp. Năm cấp độ đã được mô tả, tập trung vào bảo vệ, quản lý và quy hoạch cảnh quan, với một cách tiếp cận linh hoạt hơn là định lượng. Độ dốc cảnh quan kéo dài từ siêu vùng đến địa phương là thành phần chính của nhận thức cảnh quan. Zotano cho rằng mục tiêu của nghiên cứu cảnh quan và các sáng kiến bao trùm một phạm vi quy mô là để phục vụ nhu cầu của toàn bộ các hoạt động lập kế hoạch và quy định. Điều chỉnh phương pháp

16


cảnh quan cho lĩnh vực can thiệp chính trị để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế về vấn đề này, là một nhu cầu được cảm nhận rõ ràng; do đó, việc tìm kiếm các phương pháp lặp và chức năng cho phép sự tham gia của công chúng, nói chung trên cơ sở quy mô và thích nghi với các dạng chính sách khác nhau ở các quốc gia ký kết khác nhau. Nghiên cứu của ông đóng góp cho điều này bằng cách thiết lập một khuôn khổ phù hợp với các bối cảnh chính trị và mức độ hội nhập không gian khác nhau (đô thị, quận, vùng, quốc gia), và do đó liên quan đến một loạt các phương thức tham gia xã hội khác nhau [19]. Trong tương lai, các mục tiêu của nghiên cứu phân loại phải đóng vai trò là chất xúc tác cho thỏa thuận quốc gia và quốc tế tốt hơn liên quan đến các nguyên tắc phân loại cảnh quan; phát triển thuật ngữ cảnh quan chung với mục đích cải thiện giao tiếp, phối hợp và hiểu biết quốc tế; và làm cho nghiên cứu cảnh quan hiệu quả hơn trên toàn thế giới. Thành công của Công ước cảnh quan châu Âu (ELC) và Sáng kiến cảnh quan Mỹ Latinh (LALI) là một dấu hiệu rõ ràng về sự cần thiết phải kết hợp cảnh quan vào các chính sách cho tổ chức lãnh thổ ở quy mô không gian đa dạng.

Bắc Mỹ cùng với Tây Âu là hai trung tâm nghiên cứu sinh thái cảnh quan lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở Tây Âu các nhà địa lý có vai trò tích cực nhất trong sự phát triển khoa học này thì ở Bắc Mỹ các nhà sinh học và sinh thái học có ảnh hưởng quan trọng nhất, nổi bật nhất là Forman, Golley, Turner, Risser,… Ảnh hưởng của các nhà sinh thái học đã dẫn tới tiếp cận hệ sinh thái là định hướng chủ đạo trong phát triển sinh thái cảnh quan ở Bắc Mỹ với bốn hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu ảnh hưởng của phân hóa không gian tới một số quá trình hệ sinh thái; phân tích động lực cảnh quan; phân tích ngưỡng sinh thái và sức tải môi trường; quy hoạch, quản lý và cải tạo cảnh quan. Cùng với sự phát triển của các công nghệ mới, một số định hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Bắc Mỹ trong tương lai đã được dự báo: phát triển lý luận về mô hình hóa; đặc tính bất đồng nhất không gian của cảnh quan; ảnh hưởng cấu trúc không gian tới chức năng hệ sinh thái; ảnh hưởng của cấu trúc không gian tới mối quan hệ loài; tích hợp các công nghệ mới về di truyền phân tử; ứng dụng các thiết bị sử dụng sóng radio, GPS; mô phỏng và mô hình hóa thống kê [20,21,22,23].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đông Á là khu vực có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu sinh thái cảnh quan hàng đầu châu Á. Tại Đông Á phải nhắc đến những hoạt động tích cực của Chi hội Sinh thái cảnh quan tại Trung Quốc (CALE) và Hội Sinh thái học Nhật Bản. Do được tiếp xúc sớm với các nhà sinh thái cảnh quan trên thế giới ngay từ khi thành lập Hiệp

17

Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 4


hội Sinh thái cảnh quan quốc tế vào năm 1982, nhiều nhà sinh thái cảnh quan Trung Quốc và Nhật Bản đã nắm giữ những cương vị quan trọng trong cơ cấu tổ chức của hiệp hội này, đồng thời đóng góp lớn trong đào tạo và nghiên cứu sinh thái cảnh quan tại các viện nghiên cứu và trường đại học. Tùy thuộc vào điều kiện mỗi quốc gia mà sinh thái cảnh quan được phát triển theo các định hướng khác nhau. Tại Trung Quốc, do lãnh thổ rộng lớn và phân hóa sâu sắc nên các nghiên cứu sinh thái cảnh quan được thực hiện thống nhất với đặc điểm phân hóa của các vùng lãnh thổ theo hướng địa lý và sinh thái ứng dụng. Dưới sự tài trợ của quỹ quốc gia cho phát triển lĩnh vực này, các nhà sinh thái cảnh quan Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy hoạch sử dụng đất, phân tích cấu trúc và động lực cảnh quan, mô hình hóa cảnh quan,… Các nghiên cứu trong quá khứ đặc biệt nhấn mạnh vào lý thuyết và ứng dụng cho các cảnh quan đặc thù như cảnh quan đô thị, cảnh quan ngoại ô, vùng và lưu vực, cảnh quan lạnh và khô cằn, cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan ngập nước,…[24,25,26] Sinh thái cảnh quan ở Nhật Bản được phát triển mạnh mẽ bởi những đóng góp tích cực của các nhà sinh thái học ở các trung tâm đào tạo và nghiên cứu mạnh là Đại học Tổng hợp Hirosima, Đại học Quốc gia Yokohama,… Quá trình đô thị hóa diễn ra lâu đời cùng với nền kinh tế phát triển rất cao của Nhật Bản đã tác động và thúc đẩy mạnh mẽ hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan đô thị [27,28].

1.1.2.4. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam và tỉnh Lạng Sơn

Ở Việt Nam, nghiên cứu cảnh quan đã được đề cập từ những năm 60 của thế kỷ XX, phong phú cả về hướng lý thuyết và ứng dụng, nhiều công trình nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của quan điểm cảnh quan Nga và Đông Âu. Trong đó, nghiên cứu cảnh quan ứng dụng là một hướng quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở các quốc gia. Các nghiên cứu cảnh quan đang chú trọng nhiều đến các vấn đề thực tiễn của từng lãnh thổ cụ thể (kết quả chi tiết hơn) để đưa ra định hướng phát triển phù hợp. Trong nhiều nghiên cứu về cảnh quan ứng dụng, quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại được nhiều nhà địa lý sử dụng trong việc xây dựng bản đồ cảnh quan, phục vụ điều tra, nghiên cứu về thiên nhiên, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. Nhiều nghiên cứu cảnh quan ngày càng đi sâu vào phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và mối quan hệ với việc tổ chức không gian nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Đầu thế kỷ XXI đến nay, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu tiếp cận và đi theo hướng nghiên cứu cảnh quan mới của Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhiều nghiên cứu chú trọng đến xây dựng các hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan cho các lãnh thổ với

18


quy mô khác nhau, trong đó số lượng các cấp phân loại trong hệ thống phân loại cảnh quan các khu vực cụ thể tùy thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu phù hợp với từng lãnh thổ, phù hợp với sự biến động không ngừng của thế giới khách quan hiện tại.

Có thể khái quát thành tựu và các hướng nghiên cứu cảnh quan chính ở Việt Nam như sau:

Hướng nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan: các nghiên cứu theo hướng này chú trọng vào việc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan cho các lãnh thổ có quy mô khác nhau ở Việt Nam và thành lập bản đồ cảnh quan (ở tỷ lệ trung bình và lớn), với nhiều công trình tiêu biểu: Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1963) đã đưa ra hệ thống phân vị địa lý tự nhiên Việt Nam với 6 cấp và xây dựng sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên trên cơ sở kế thừa kết quả phân vùng của các nhà địa lý Pháp. Trong sơ đồ này, đèo Hải Vân được xác định là ranh giới giữa đới nhiệt đới gió mùa và đới cận xích đạo gió mùa [3]. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thượng Hùng (1997) đã phát triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, trong đó hệ thống phân loại cảnh quan gồm 7 cấp (hệ thống cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan, loại cảnh quan) [29,30,31,32]. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu tiêu biểu của Nguyễn Cao Huần (2002, 2003); Phạm Quang Anh (1996), Nguyễn Ngọc Khánh (2002); Hà Văn Hành (2002), Phạm Quang Tuấn (2003), Nguyễn An Thịnh (2006, 2011) [33,34,35,36]. Hướng nghiên cứu cấu trúc cảnh quan được chú trọng: Trương Quang Hải (1991) phân tích liên hợp các hợp phần thành tạo cảnh quan miền Nam Việt Nam; Phạm Quang Anh (1996) nghiên cứu mô hình cấu trúc sinh thái cảnh quan; Trương Quang Hải và nnk (2008) đi sâu vào phân tích cấu trúc, chức năng và đánh giá cảnh quan khối karst Tràng An - Bích Động, tỉnh Ninh Bình,... Trong việc xác định đặc điểm phân hóa và cấu trúc cảnh quan, một số tác giả như Phạm Hoàng Hải, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh, Trương Quang Hải và nnk đã chú trọng nhiều tới các đặc trưng sinh thái; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn chú ý nhiều đến đặc điểm nhân sinh,...[36,37,38]. Hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng ở các lãnh thổ cụ thể: trước những vấn đề bức xúc về môi trường và sử dụng tài nguyên nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã gắn kết nghiên cứu cơ bản về cảnh quan với nghiên cứu ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nổi bật có những công trình:

19


Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) đã phân tích hướng nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. Nguyễn Cao Huần (2005) đã trình bày cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá cảnh quan theo quan điểm kinh tế - sinh thái. Các phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, phân tích hiệu quả kinh tế và hệ quả môi trường đã được vận dụng trong nhiều công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Sau này, các nghiên cứu cảnh quan ứng dụng gần đây, các tác giả đã làm rõ được tiềm năng sinh thái cho bảo tồn, phương thức khai thác hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế ở khu vực miền núi, đồng bằng, ven biển. Hướng nghiên cứu gắn với kinh tế tổng hợp như phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trên cảnh quan sinh thái đồng bằng duyên hải và ven biển gồm có các nghiên cứu của Phạm Thế Vĩnh (2002), Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2006), Trương Quang Hải (2008); Hướng phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch trên cảnh quan khu vực đồi núi có các nghiên cứu tiêu biểu của Phạm Quang Tuấn (2006) nhằm phát triển cây ăn quả dài ngày trên cảnh quan gò đồi và trung du, của Phạm Quang Anh (1983) và Nguyễn Xuân Độ (2005) nhằm phát triển cây công nghiệp dài ngày trên cảnh quan cao nguyên, của Nguyễn An Thịnh và Nguyễn Thị Hải (2005) nhằm phát triển du lịch sinh thái ở cảnh quan miền núi; Hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp về biển - hải đảo hiện đang được đặc biệt quan tâm do ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, do đó các nghiên cứu cũng xuất hiện ngày càng nhiều [37,38].

Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ngày càng phát triển: Sau khi thành lập Chi hội sinh thái cảnh quan thế giới tại Việt Nam (VN-IALE) vào năm 1992, hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam được phát triển mạnh. Các nhà cảnh quan học đã chú ý đến hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan ứng dụng, tập trung vào hướng đánh giá sinh thái cảnh quan và phân tích cấu trúc mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Đáng chú ý là các công trình của Phạm Thế Vĩnh (2002), Phạm Quang Anh (1983), Nguyễn Xuân Độ (2005), Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2006), Phạm Quang Tuấn (2006), Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Hải (2005), Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh (2008) [39,40].

Lạng Sơn là lãnh thổ thuộc vùng núi Đông Bắc có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, phức tạp với nhiều điểm đặc sắc, nên có rất nhiều nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến địa phương. Do đó có khá nhiều nghiên cứu theo hướng tổng hợp về lãnh thổ Lạng Sơn ở nhiều khía


cạnh khác nhau, điển hình như luận án Tiến sĩ Địa lý của Phạm Quang Tuấn, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (2003) “Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Kết quả của đề tài đã nêu bật vai trò của các nhân tố hình thành cảnh quan, đặc điểm phân hóa lãnh thổ thể hiện qua cảnh quan. Đánh giá kinh tế sinh thái của các đơn vị cảnh quan đối với cây công nghiệp và cây ăn quả, định hướng phân bố hợp lí các cây trồng theo không gian [36].

1.2. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Các quan điểm nghiên cứu

1.2.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Lạng Sơn. Đó không chỉ là các nhân tố tự nhiên mà còn quan tâm đến các hoạt động của con người trong lãnh thổ đó. Quan điểm này cho phép tác giả luận án nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ.

Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố thành tạo mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó, đồng thời xác định vai trò nổi trội hay vai trò thứ yếu của các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc trưng cảnh quan của lãnh thổ. Quan điểm này còn cho phép nhìn nhận lãnh thổ Lạng Sơn nằm trong tổng thể lớn hơn trong mối quan hệ biện chứng và cho biết từ các mối tương tác đó có sự thay đổi gì về lượng khi hình thành tính chất mới dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội.

Như vậy, việc sử dụng phối hợp quan điểm hệ thống và tổng hợp khi nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn giúp luận án đánh giá đầy đủ các nhân tố thành tạo cảnh quan và mối quan hệ giữa các nhân tố đó cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ lớn hơn.

1.2.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi đơn vị cảnh quan đều trải qua một thời gian hình thành và phát triển. Trong quá trình phát triển các đặc trưng riêng có thể đã bị biến đổi, do vậy, các số liệu thống kê từng đối tượng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất định. Sử dụng quan điểm này cho phép luận án đánh giá chính xác hiện trạng cũng như quá trình phát triển của cảnh quan.


1.2.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai cũng có được các nhu cầu đó. Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững, luận án xác định rõ mỗi khu vực trong lãnh thổ Lạng Sơn trong quá trình khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì cần đặt mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường lên hàng đầu.

Trong các quan điểm nghiên cứu được sử dụng trong luận án, quan điểm hệ thống và tổng hợp là quan điểm chủ đạo. Trên cơ sở các quan điểm này, lãnh thổ Lạng Sơn được nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống lớn hơn, trở thành cơ sở để đánh giá phân tích cấu trúc đa bậc của cảnh quan.

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu thứ cấp

Để thực hiện đề tài luận án, tác giả cần thu thập các tài liệu, số liệu, báo cáo, các bản đồ,…có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu tỉnh Lạng Sơn và hướng nghiên cứu cảnh quan đa bậc, tính toán các chỉ số phục vụ đánh giá cảnh quan Lạng Sơn.

Các tài liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nên cần phải qua quá trình nội nghiệp phân loại, chọn lựa, xử lý và tổng hợp để biên tập hệ thống các bản đồ cho luận án. Các dữ liệu trên sau khi xử lý sẽ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan, đề xuất định hướng để quy hoạch sử dụng hợp lý cảnh quan lãnh thổ địa phương.

1.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Để hoàn thành luận án, việc thu thập các dữ liệu là chưa đủ. Nên việc khảo sát thực địa là rất cần thiết để có thể thu thập thêm những tư liệu thực tế và chính xác nhất của lãnh thổ nghiên cứu. Tác giả thực hiện 3 tuyến chính nghiên cứu ngoài thực địa và chọn một số điểm chìa khóa ở mỗi tuyến có ý nghĩa đối với đề tài: tuyến Tràng Định - Văn Lãng - Tp. Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập theo đường tỉnh lộ 4B; tuyến Cao Lộc - Chi Lăng - Hữu Lũng theo đường quốc lộ 1B; tuyến Tp. Lạng Sơn - Văn Quan - Bắc Sơn theo đường tỉnh lộ 279. Mục đích phân bố các tuyến để thấy được sự phân hóa cảnh quan Lạng Sơn từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng đến khu vực đồi núi và núi cao.


1.2.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Phương pháp bản đồ luôn luôn là phương pháp cần thiết và không thể thiếu đối với nghiên cứu địa lý. Phương pháp này được sử dụng từ những giai đoạn đầu tiên để thu thập dữ liệu, thông tin, chuẩn hóa phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu về các yếu tố thành tạo cảnh quan, cho đến giai đoạn thành lập bản đồ phân hóa cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn.

Để thực hiện kết quả luận án, tác giả sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống kết hợp sử dụng các phần mềm GIS (chủ yếu phần mềm Mapinfo 15.0, ArcGIS 10.5) để tiến hành hiệu chỉnh và biên tập các bản đồ hợp phần thành tạo cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu cũng như bản đồ cảnh quan đa bậc tỉnh Lạng Sơn.

1.3. Các vấn đề chính trong phân tích cấu trúc đa bậc của cảnh quan

1.3.1. Cấu trúc cảnh quan

1.3.1.1 Cấu trúc chung của cảnh quan

Cấu trúc cảnh quan là một trong những khái niệm quan trọng trong khoa học cảnh quan. X.V. Kalexnik (1978) định nghĩa: “Cấu trúc cảnh quan là tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ)” [Kalexnik. X.V, Những quy luật địa lí chung của Trái đất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1978)]. Cấu trúc của CQ được xem xét ở 3 khía cạnh gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian.

a. Cấu trúc đứng của CQ:

Được hiểu là sự phân bố và mối quan hệ của các thành phần thống nhất phức tạp theo tầng tạo thành lớp vỏ địa lý. Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên cảnh quan được sắp xếp theo quy luật: dưới cùng là nền địa chất, trên là kiểu địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, thảm thực vật và trên cùng tầng đối lưu khí quyển. Đây cũng chính là phạm vi giới hạn của lớp vỏ địa lý Trái đất mà CQ chỉ là đơn vị cấp thấp và cảnh diện có cấu trúc thẳng đứng đơn giản hơn và rõ ràng hơn [1,3].

b. Cấu trúc ngang của CQ:

Gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu tạo nên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị cảnh quan đó với nhau. Bản thân mỗi một đơn vị cảnh quan là một hệ thống hoàn chỉnh, nên cấu trúc ngang thường được mô hình hóa đa hệ thống. Cũng như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí