Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ internet cáp quang FiberVNN của Viễn thông Cần Thơ - 2


Dịch vụ viễn thông gồm:

- Điện thoại (cố định và di động)

- Dịch vụ Internet

- Dịch vụ thuê kênh viễn thông

- Dịch vụ Facsimile

- Dịch vụ Truyền số liệu

- Dịch vụ Telex, Điện báo…

- Dịch vụ giá trị gia tăng (hay còn gọi là dịch vụ cộng thêm): là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet.

b. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông

Viễn thông là ngành dịch vụ nên sản phẩm, dịch vụ viễn thông cũng có những đặc điểm chung của các sản phẩm hàng hóa khác, tuy nhiên dịch vụ viễn thông cũng có những điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Đặc điểm thứ nhất: sản phẩm viễn thông mang tính đặc thù

Sản phẩm của ngành viễn thông khác với sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp, nó không phải là một hàng hoá mới, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức qua hình thức dịch vụ.

Các dịch vụ viễn thông không tồn tại dưới dạng vật chất nên khách hàng khó có thể đánh giá được là họ đang mua gì trước khi mua. Các công ty sản xuất không thể trưng bày, kiểm tra hoặc bao gói các dịch vụ viễn thông. Vì vậy các công ty viễn thông cần vượt qua các hạn chế này để tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua các cửa hàng bán lẻ dịch vụ, thông qua các hình ảnh biểu trưng, biểu tượng của công ty để thay thế hàng hóa. Bởi tính chất vô hình của sản phẩm dịch vụ nên chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đánh giá, đo lường chủ yếu thông qua chất lượng cảm nhận.

Đặc điểm thứ hai: quá trình tiêu dùng và quá trình sản xuất dịch vụ viễn thông có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời

Trong ngành viễn thông, kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất không thể cất giữ được trong kho, không thể dự trữ được, không thể thu hồi sản phẩm cho vào quay vòng tái sản xuất.

Đặc điểm thứ ba: sự khác biệt của đối tượng lao động trong sản xuất dịch vụ viễn thông so với ngành sản xuất công nghiệp khác

Trong ngành sản xuất công nghiệp, đối tượng lao động chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hoá học…), còn trong sản xuất dịch vụ viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian.

Đặc điểm thứ tư: quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tín hiệu hai chiều giữa người gửi và người nhận thông tin.

c. Dịch vụ FiberVNN

* Định nghĩa

FiberVNN hay cách gọi khác là FTTH, là dịch vụ viễn thông băng thông rộng truy cập internet qua đường truyền cáp quang được nối đến tận nhà khách hàng. FTTH là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Fiber To The Home có nghĩa nhà cung cấp đến tận nhà khách hàng.

* Đặc tính của dịch vụ FiberVNN

- Bằng cách triển khai cáp quang đến tận nhà khách hàng, tốc độ mạng sẽ tăng lên gấp bội phần.

- Mạng cáp quang được đưa đến tận địa chỉ thuê bao giúp khách hàng sử dụng được đa dịch vụ trên mạng viễn thông chất lượng cao, kể cả dịch vụ truyền hình giải trí.

2.1.5 Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ

a. Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái của họ khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ so với sự kỳ vọng. Sự kỳ vọng của khách hàng có thể chia làm ba mức là lý tưởng, mong đợi và phù hợp (mức tối thiểu khách hàng có thể chấp nhận), và hai miền là miền chấp nhận ở giữa hai mức mong đợi và phù hợp, miền dự đoán là từ mức phù hợp đến lý tưởng.

Trạng thái hài lòng hoặc không hài lòng của khách hàng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa chất lượng cảm nhận được và chất lượng kỳ vọng của dịch vụ, với những mức chất lượng dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được so với các mức kỳ vọng của họ, khách hàng sẽ có những trạng thái khác nhau từ thích thú khi chất lượng đạt mức lý tưởng đến tức giận khi thấy chất lượng ở dưới xa mức phù hợp. Sự thỏa mãn của người tiêu dùng đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh doanh dịch vụ dựa trên từng tiếp xúc hay giao dịch với công ty đó.

Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn.

Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.

Sự thỏa mãn đã được định nghĩa và đo lường theo nhiều cách khác nhau qua thời gian. Nhưng những nghiên cứu trước đây định nghĩa sự thỏa mãn như là một giai đoạn của một giao dịch sản phẩm cụ thể. Gần đây, các nghiên cứu định nghĩa sự thỏa mãn dưới góc độ là các kinh nghiệm chung của người tiêu dùng được tích lũy theo thời gian, giống như thái độ. Trong nghiên cứu này, sự thỏa mãn được định nghĩa là đánh giá chung của người tiêu dùng về sự hài lòng về một sản phẩm.

Sự thỏa mãn và chất lượng cảm nhận có tương quan cao với nhau. Nếu chất lượng là một sự đánh giá về việc thực hiện thuộc tính và sự thỏa mãn phản ảnh tác động của việc thực hiện lên tình trạng cảm nhận giác quan của con người, thì chất lượng có thể được sử dụng để dự báo sự thỏa mãn hoặc hành vi mua hàng.

Sự hài lòng là cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ sự so sánh cảm nhận với mong đợi về một sản phẩm.

Sự hài lòng của khách hàng được định nghĩa như là kết quả của sự đánh giá cảm tính và nhận thức, ở đó vài tiêu chuẩn được so sánh với sự thực hiện cảm nhận được. Nếu cảm nhận về sự thực hiện một dịch vụ thấp hơn mong đợi, khách hàng không hài lòng. Mặt khác, nếu cảm nhận vượt quá mong đợi, khách hàng sẽ hài lòng. Sự phán đóan hài lòng có liên quan đến tất cả kinh nghiệm về sản phẩm, quá trình bán hàng và dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp. Hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận cùng với khoảng cách giữa cảm nhận và mong đợi.

Sự mong đợi

Giá trị cảm nhận

Sự hài lòng

Chất lượng cảm nhận

Nguồn: Claus Fornell và cộng sự (1996)

Hình 2.2 Mô hình sự hài lòng

b. Mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ

Sơ đồ dưới đây mô tả việc đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.


Những nhân tố tình huống (Situation Factors)

Chất lượng dịch vụ (Service Quality)

Chất lượng sảnphẩm (Product Quality)

Sự hài lòng khách hàng (Customer Satisfaction)

Giá (Price)

Những nhân tố cá nhân (Personal Factors)


Nguồn: Zeihaml và Bitner (1996)

Hình 2.3: Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng


Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm mang tính khách quan, nhận thức, đánh giá trong khi hài lòng là sự kết hợp của các thành phần mang tính chủ quan, dựa vào cảm giác, xúc cảm.

Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng của khách hàng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, sự hài lòng là tiền tố của chất lượng dịch vụ hay ngược lại. Sự hài lòng dẫn tới chất lượng dịch vụ, coi chất lượng dịch vụ như là sự lượng giá tổng quát dài hạn, trong khi sự hài lòng là sự đánh giá chuyên biệt qua giao dịch. Chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng có ý nghĩa đến khuynh hướng mua hàng.

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng.

Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự hài lòng chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng hài lòng với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.

Thật sự, trong lĩnh vực dịch vụ hai khái niệm “Sự hài lòng khách hàng” và “chất lượng dịch vụ”có sự khác nhau cơ bản dựa trên việc phân tích những quan hệ nhân quả giữa chúng. Sự hài lòng khách hàng nhìn chung là một khái niệm rộng lớn hơn chất lượng dịch vụ. Với cách nhìn này ta có thể xem chất lượng dịch vụ như là một yếu tố tác động vào sự hài lòng của khách hàng.

Tóm lại, sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm rộng, bao gồm các yếu tố tác động đến nó như: chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá, các nhân tố cá nhân và các nhân tố tình huống.

2.1.6 Cơ sở thực tiển về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông

a. Trên thế giới

Liên minh viễn thông Quốc tế ITU (International Telecommunication Union)

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là tổ chức của Liên Hiệp Quốc, hiện có 193 quốc gia thành viên (Member States), 700 thành viên khu vực tư nhân (Sector Member) và 169 thành viên liên kết (Associated) và 48 học viện (Academia). Việt Nam gia nhập ITU từ năm 24/09/1951; Bộ Thông tin và Truyền thông là đại diện của Việt Nam tham gia vào ITU.

Các hoạt động chính hiện nay của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông. ITU có ba khu vực hoạt động chính:

- ITU - R (Radiocommunication Sector): Liên quan đến hệ thống và thiết bị phát thanh;

- ITU - T (Telecommunication Standardization Sector): Liên quan đến việc biên soạn và ban hành các Tiêu chuẩn kỹ thuật về hệ thống, mạng và dịch vụ viễn thông;

- ITU - D (Development Sector): Liên quan đến việc soạn thảo những khuyến nghị, nghị quyết, hướng dẫn, sổ tay, báo cáo…

Các khuyến nghị của ITU: ITU đã ban hành một loạt các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng mạng và dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng dưới đây:

- Khuyến nghị ITU-T G. 1010 (2001): “End-user multimedia QoS categories” - Các loại QoS đa phương tiện cho người sử dụng đầu cuối.

(QoS được viết tắt từ tiếng Anh "Quality of Service" - Chất lượng dịch vụ: là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực viễn thông, đề cập đến các kỹ thuật dùng trong các mạng chuyển mạch gói/tế bào sau đây: QoS mạng IP, QoS mạng ATM, QoS mạng IP/MPLS)

Khuyến nghị này định nghĩa một mô hình cho các loại QoS đa phương tiện từ quan điểm của người sử dụng. Bằng cách xem xét các mong muốn của người sử dụng về các ứng dụng đa phương tiện, có tám loại QoS được định nghĩa, dựa trên khoảng chấp nhận được của trễ và mất thông tin.

Các loại QoS này là cơ sở để định nghĩa các lớp QoS thực tế cho các mạng truyền tải ở dưới và các cơ chế điều khiển QoS liên quan. Mục đích của khuyến nghị này là để đưa ra hướng dẫn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến QoS từ cách hiểu của khách hàng.

Trong ITU-T G.1010 đã đưa ra các chỉ tiêu tham số chất lượng cho từng loại dịch vụ âm thanh, hình ảnh, dữ liệu (audio, video và data).

Bảng 2.1 dưới đây đưa ra các tham số chất lượng cơ bản và các giá trị mục tiêu đối với ứng dụng dữ liệu (data). Các tham số chỉ tiêu được đưa ra đối với từng loại dịch vụ Internet rất cụ thể.

- Khuyến nghị Y.1540 (2007): “ Internet protocol data communication service – IP packet transfer and availablity performance parameters” : Dịch vụ truyền thông dữ liệu giao thức Internet – Truyền gói IP và các tham số hiệu năng khả dụng.

(IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet ; IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng).

Khuyến nghị này định nghĩa các tham số có thể được sử dụng trong việc định rò và đánh giá hiệu năng về tốc độ, độ chính xác, độ tin cậy và độ khả dụng (speed, accuracy, dependability, and availability) của việc truyền gói IP đối với dịch vụ truyền thông dữ liệu IP. Các tham số hiệu năng Y.1540 dự định được sử dụng trong việc lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ IP quốc tế.

- Khuyến nghị ITU-T Y. 1541 (2011):“ Network performance objiectives for IP-based services” (Chỉ tiêu chất lượng mạng cho các dịch vụ dựa trên IP).


Bảng 2.1: Các mục tiêu chất lượng đối với các ứng dụng data


Môi trường

Ứng dụng

Mức độ đối xứng

Lượng data điển

hình

Các tham số chất lượng cơ bản và các giá trị mục tiêu





Trễ một chiều

Phương sai trễ

Tổn thất thông

tin

Data

Duyệt Web

– HTML

Chủ yếu

một chiều

~10 KB

Mong muốn<2s/trang

Chấp nhận < 4s/trang

N.A.

0

Data

Truyền tải/thu hồi dữ liệu kích

thước lớn

Chủ yếu một chiều

10 KB-10 MB

Mong muốn < 15 s Chấp nhận < 60 s

N.A.

0

Data

Các d.vụ giao dịch ưu tiên cao VD: thương mại

điện tử. ATM

Hai chiều

< 10KB

Mong muốn < 2 s Chấp nhận < 4 s

N.A.

0

Data

Dòng lệnh/ điều

khiển

Hai chiều

~ 1 KB

< 250 ms

N.A.

0

Data

Hình ảnh tĩnh

Một chiều

< 100KB

Mong muốn < 15 s

Chấp nhận < 60 s

N.A.

0

Data

Game tương tác

Hai chiều

< 1 KB

< 200 ms

N.A.

0

Data

Telnet

Hai chiều (bất đối

xứng)

< 1 KB

< 200 ms

N.A.

0


Data

E-mail (truy

nhập server)

Chủ yếu

một chiều

< 10 KB

Mong muốn < 2 s

Chấp nhận < 4 s

N.A.

0

Data

E-mail (truyền tải server tới

server)

Chủ yếu một chiều

< 10 KB

Có thể là một vài phút

N.A.

0

Data

Fax ("real-

time")

Chủ yếu

một chiều

~ 10 KB

< 30 s/page

N.A.

<10-6

BER

Data

Fax (lưu giữ &

chuyển tiếp

Chủ yếu

một chiều

~ 10 KB

Có thể là một vài

phút

N.A.

<10-6

BER

Data

Các giao dịch

độ ưu tiênthấp

Chủ yếu

một chiều

< 10 KB

< 30 s

N.A.

0

Data

Usenet

Chủ yếu một chiều

1 MB hay nhiều

hơn

Có thể là một vài phút

N.A.

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ internet cáp quang FiberVNN của Viễn thông Cần Thơ - 2

Khuyến nghị này xác định các giá trị chất lượng IP đã được nhất trí trên phương diện quốc tế đối với mỗi tham số định nghĩa trong khuyến nghị Y.1540 của ITU-T. Một số các giá trị này phụ thuộc vào lớp chất lượng dịch vụ QoS mạng mà

người sử dụng đầu cuối và nhà cung cấp mạng đã nhất trí. Khuyến nghị này định nghĩa sáu lớp QoS mạng khác nhau. Khuyến nghị này áp dụng đối với những đường dẫn mạng IP end–to–end quốc tế. Các lớp QoS mạng định nghĩa ở đây được xem là sở cứ cho những thoả thuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng với người sử dụng đầu cuối, và giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các lớp này cần được tiếp tục sử dụng khi mà thoả thuận cơ bản đưa ra cách thức cho những yêu cầu động mà các giao thức QoS hỗ trợ.

Tóm lại, Các khuyến nghị được ITU-T xây dựng và ban hành trên cơ sở đồng thuận và không phải là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Tuy không có hiệu lực bắt buộc áp dụng nhưng các khuyến nghị của ITU-T thường được các nước tuân thủ vì chúng là cơ sở kỹ thuật cho việc đảm bảo khả năng tương thích của các hệ thống, mạng lưới và cho phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên phạm vi toàn cầu. Các khuyến nghị này được các nước thành viên nghiên cứu và tham khảo khi xây dựng tiêu chuẩn viễn thông của nước mình.

b. Tại Việt Nam

Do ý nghĩa quan trọng của dịch vụ truy nhập Internet nói chung và dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng nói riêng, các cơ quan chức năng Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ này. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Bưu chính Viễn thông) đã ban hành hàng loạt các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ truy nhập Internet cố định băng rộng.

* Cơ sở pháp lý

Lĩnh vực viễn thông ở nước ta hiện tại được chi phối, điều chỉnh bởi:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ban hành ngày 29/06/2006

- Luật Viễn thông được ban hành ngày 23/11/2009

- Luật Tần số Vô tuyến điện ban hành ngày 23/11/2009

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Trên cở sở đó Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành thông tư số 11/2011/TT-BTTTT, ngày 26/05/2011 về Ban hành Quy chuẩn quốc gia về viễn thông; kèm theo 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ viễn thông sau:

(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy cập Internet ADSL. Ký hiệu: QCVN 34: 2011/BTTTT

(2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất. Ký hiệu: QCVN 35: 2011/BTTTT

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. Ký hiệu: QCVN 36: 2011/BTTTT.


* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy cập Internet băng rộng cố định mặt đất

♦ Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, thuộc nhóm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (sau đây gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất), bao gồm:

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp quang);

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ Modem cáp truyền hình (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp truyền hình);

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ xDSL (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet xDSL).

♦ Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) để thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quy chuẩn này cũng là cơ sở để người sử dụng giám sát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất của các doanh nghiệp.

♦ Giải thích từ ngữ

- Khách hàng (người sử dụng dịch vụ): Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại Việt Nam.

- Chất lượng dịch vụ: Kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó.

- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất: Dịch vụ truy nhập Internet được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất dựa trên các công nghệ khác nhau có tốc độ tải xuống từ 256 kbit/s trở lên.

- Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang: Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất dựa trên họ các công nghệ FTTH/xPON, cho phép truy nhập thông tin tốc độ cao trên đường thuê bao quang, phân phối băng tần tải xuống và băng tần tải lên ngang bằng nhau.

- Dịch vụ truy nhập Internet cáp truyền hình: Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất thông qua mạng cáp truyền hình dựa trên công nghệ Modem cáp, cho phép truy nhập thông tin tốc độ cao trên đường thuê bao, phân phối băng tần tải xuống có thể lớn hơn băng tần tải lên.

- Dịch vụ truy nhập Internet xDSL: Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất dựa trên họ các công nghệ xDSL (ví dụ: ADSL, HDSL, MDSL,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022