Câu Hỏi Nghiên Cứu Và Khoảng Trống Nghiên Cứu


quả đạt được như chất lượng nợ, cơ cấu nợ, hệ thống khuân khổ, cơ chế, hệ thống xếp hạng tín dụng... Bên cạnh đó, tác giả đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý RRTD của ngân hàng như chiến lược RRTD chưa phù hợp, quy trình cấp tín dụng, hệ thống đo lường tín dụng… và những nguyên nhân của những hạn chế trên. Trong luận án, tác giả cũng trình bày định hướng công tác quản lý RRTD và các giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Ngân hàng, đồng thời đề xuất các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.

2.3 Câu hỏi nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Như vậy, thế nào là rủi ro tín dụng? thế nào là phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng? nội dung? thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV trong thời gian tới? Đây là những câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý cần phải có lời giải đáp?

2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập trên đây còn một số “khoảng trống” trong nghiên cứu về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV giai đoạn 2014 - 2018.

Các “khoảng trống” trong nghiên cứu lí luận về rủi ro tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV:

- Cơ sở lí luận chưa có tính hệ thống và cập nhật về rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay, khi mà việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực thi lộ trình quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có sự phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với kinh tế các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

- Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng hầu hết coi rủi ro như là một vấn đề mà ngân hàng phải “chấp nhận” hay nói cách khác coi rủi ro là vấn đề luôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, rủi ro luôn song hành và phụ thuộc vào “khẩu vị” rủi ro của mỗi ngân hàng.

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 3

- Bên cạnh đó cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về rủi ro tín dụng và phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV trong giai đoạn 2014 - 2018 cũng như đưa ra đề xuất hệ thống các giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV.

Vì vậy, đề tài “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được phát triển nhằm bổ sung phần nghiên cứu về cơ sở lí luận và từ cơ sở lí luận trên vận dụng trong điều kiện thực tiễn thực hiện tại BIDV trong thời gian từ năm 2014 - 2018, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV đến năm 2030.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn rủi ro tín dụng tại BIDV.

Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu là:

- Làm sáng tỏ lý luận về phòng ngừa và hạn chế ro tín dụng trong điều kiện hiện nay.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ một số ngân hàng thương mại trên thế giới.

- Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV một cách hệ thống trong giai đoạn 2014 -2018

- Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV đến năm 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở yêu cầu và với khả năng nghiên cứu, luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là “rủi ro tín dụng” và “phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín tại các ngân hàng thương mại”.


4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín tại BIDV trong hoạt động cho vay và được tiếp cận theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV.

- Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Giải pháp thực hiện theo lộ trình đến năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo việc nhận thức về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế tại ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với các qui luật vận động vốn có của nó.

Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp:

Các phương pháp tư duy khoa học: Qui nạp, diễn dịch, loại suy, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu NCS đã thu thập được để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV.

Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp ở Sở giao dịch, một số chi nhánh để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án.


Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của BIDV NCS đánh giá phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV giai đoạn 2014 - 2018.

Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đặc biệt những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân tại BIDV về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, NCS suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Phát phiếu khảo sát thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại các chi nhánh: Sở giao dịch 1, Sở giao dịch 3, chi nhánh Hà nội, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Kỳ Hòa, Hàm Nghi, Quận 7 Sài Gòn, Quận 9 Sài Gòn, Long An, Mộc Hóa để có thêm thông tin cho việc đánh giá phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các chi nhánh được NCS chọn khảo sát đảm bảo tính đại diện: Có chi nhánh thành phố lớn, chi nhánh khu vực nông thôn, chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp. Do các mô hình lượng hóa, các công thức đo lường vốn, đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng đã được đề cập và thừa nhận tính chính xác và khoa học ở các công trình nghiên cứu liên quan trước đó. Vì vậy, khi đề cập đến việc đo lường, đánh giá, lượng hóa rủi ro tín dụng, NCS không đi sâu vào nghiên cứu các kỹ thuật tính toán mà sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình liên quan.

6. Đóng góp mới của luận án

- Đóng góp mới về lý luận cơ bản:

Hệ thống hóa những cơ sở lí luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel 2, hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng

21


thương mại trên thế giới từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.

- Đóng góp mới về thực tiễn:

+ Nghiên cứu sinh đã sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng: nội dung, mô hình đo lường rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng và phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở Việt Nam để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018. Với nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã chỉ ra mức độ thành công, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế sát thực. Từ những nghiên cứu định lượng, luận án đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn đáng tin cậy, đây là phương pháp đánh giá thực trạng có nhiều ưu điểm hơn so với các đề tài tương tự đã công bố.

+ Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2030 như: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng; Hoàn thiện mô hình phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; Hoàn thiện các quy định về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro tín dụng; Tăng cường kiểm soát có hiệu quả sau giải ngân… đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2030.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương:


- Chương 1: Lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

- Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Để giải quyết căn bản mâu thuẫn trong nền kinh tế hàng hóa (tính chất vận động của các nguồn vốn hàng hóa, tiền tệ và sự độc lập tương đối của tiền tệ, nên tất yếu nảy sinh mâu thuẫn tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn tiền tệ) tín dụng đã xuất hiện như là một hiện tượng tất yếu khách quan. Biểu hiện bên ngoài của quan hệ tín dụng trước hết đó là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn theo thời hạn giữa chủ thể sở hữu chúng nhưng chưa có nhu cầu sử dụng với chủ thể đang có nhu cầu sử dụng nhưng chưa có đủ khả năng tạo lập. Tín dụng được biểu hiện trước hết là sự vay, mượn tạm thời một số vốn tài sản hàng hóa hay tiền tệ mà qua đó người đi vay có thể có được quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định theo cam kết giữa các bên. Như vậy quan hệ tín dụng là một quan hệ xã hội biểu hiện thông qua các liên hệ về kinh tế, trong đó yếu tố lòng tin được xem như đặc trưng cơ bản nhất.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hoàn chỉnh của thị trường, từ thấp tới cao quan hệ tín dụng cũng ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Trong nền kinh tế thị trường đã và đang tồn tại nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng (TDNH) và các hình thức tín dụng kết hợp khác... Tuy nhiên, TDNH với các đặc trưng riêng vẫn được coi là hình thức tín dụng cơ bản và giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tín dụng.

Vậy có thể hiểu: Tín dụng ngân hàng thương mại là các quan hệ vay mượn vốn tiền tệ phát sinh giữa các ngân hàng thương mại với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.


1.1.1.2 Phân loại

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng, với những mục đích sử dụng khác nhau.

Căn cứ vào thời gian, tín dụng ngân hàng được chia làm ba loại:

Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay đến 12 tháng. Loại hình tín dụng này thông thường được áp dụng với nhiều loại hình khách hàng dưới hình thức vay hạn mức hay từng lần. Thông thường khách hàng sẽ có một phần tài sản để bảo đảm cho toàn bộ món vay.

Tín dụng trung hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. Đây thường là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án mua sắm máy móc thiết bị, các dự án xây dựng nhà xưởng, kho bãi… Thông thường tài sản hình thành từ vốn vay sẽ được dùng để thế chấp ngân hàng.

Tín dụng dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay từ 60 tháng trở lên. Đây thường là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án mua sắm dây chuyền thiết bị đồng bộ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng… Tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay.

Căn cứ vào biện pháp bảo đảm, tín dụng ngân hàng được chia làm hai

loại:

Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Là các khoản tín dụng mà theo đó

nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Loại hình tín dụng này đảm bảo cho ngân hàng có độ an toàn cao hơn, khả năng mất vốn thấp hơn do ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi vốn trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: Là các khoản tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng không được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Loại hình tín dụng này khá rủi ro với ngân hàng nên ngân hàng chỉ áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm và là khách hàng truyền thống, chiến lược của ngân hàng.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí