Về Xúc Tiến Du Lịch Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tại Cụm Du Lịch


trong du lịch và đặc biệt đi sâu vào phân tích yếu tố Nguồn lực con người trong chiến lược phát triển du lịch.

Maricel Gatchalian Human (2017) cung cấp các kiến thức tổng về ngành du lịch, các lĩnh vực hoạt động và các lời khuyên đơn giản và thiết thực về các vấn đề khác nhau liên quan đến các dịch vụ xúc tiến du lịch tại Phillippines, đồng thời cung cấp thông tin về các điểm đến hàng đầu của quốc gia này, song chưa thực sự chỉ rõ các nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch, cách thức triển khai cụ thể các bước để xúc tiến du lịch địa phương cũng như cách thức triển khai xúc tiến du lịch tại một cụm địa phương.

Nigel và Annette (1999) nhấn mạnh về tầm quan trọng của xúc tiến du lịch đối với sự phát triển của du lịch, theo đó bản chất của sản phẩm du lịch được đánh giá là khó nắm bắt và nhiệm vụ xúc tiến du lịch là khó khăn. Về mặt lý thuyết, công trình này được đề cập bởi lý thuyết tiếp thị hiện đại, cuốn sách này cung cấp một cách tiếp cận độc đáo bằng cách tiếp cận toàn diện, tổng hợp và tích hợp xã hội và văn hóa để xúc tiến du lịch. Về mặt thực tiễn, các tác giả lấy kinh nghiệm của họ trong ngành du lịch, kết hợp với kiến thức học thuật của họ, để tạo ra cái nhìn sâu sắc về vai trò văn hóa của hình ảnh du lịch, qua đó tác động đến hoạt động xúc tiến du lịch của quốc gia. Tác giả phân tích xúc tiến du lịch ở góc độ tiếp cận văn hóa và xã hội của điểm đến du lịch, mà chưa phân tích xúc tiến du lịch ở các góc độ tiệp cận khác như sản phẩm, chính sách, chiến lược Marketing, xúc tiến du lịch.

S.K.Singh (2014) đã phân tích cụ thể về những nguyên tắc cơ bản của xúc tiến du lịch, bao gồm tuyên truyền, quảng bá điểm đến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Công trình đi sâu vào phân tích những nguyên nhân và các yếu tố tác động đến phát triển du lịch, phân tích các nguyên nhân làm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch, mà không đề cập các nguyên nhân đến từ chính sách của các cấp quản lý địa phương. Đây là khoảng trống để tác giả nghiên cứu về xúc tiến du lịch tiếp cận ở cả góc độ chính sách quản lý của địa phương có điểm đến du lịch mà cụ thể là Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.

Surabhi- University of Kota- India (2018) đưa ra những khái niệm về du lịch văn hóa. Tác giá đánh giá tiềm năng của các tài sản tài sản văn hóa và di sản, bao gồm các giá trị vật chất và kinh nghiệm, rất quan trọng cho sự bền vững và phát triển


du lịch, làm cơ sở cho hoạt động xúc tiến du lịch. Tác giả chỉ đi sâu vào phân tích một trong những tài sản của du lịch là khía cạnh văn hóa du lịch, giúp cho tác giả có thêm cái nhìn về những giá trị của tài sản văn hóa du lịch mang lại, đóng góp thêm cho phát triển du lịch mà không phân tích về xúc tiến du lịch của điểm đến du lịch văn hóa.

Tatjana Hildebrandt và Rami Isaac (2015) đã khảo sát và hệ thống hóa các cấu trúc du lịch (tourism structure) tại miền Trung Việt Nam. Theo đó, hiện nay có ba cấp quản lý du lịch, cao nhất là Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch, tiếp theo ở cấp tỉnh và thành phố là Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, và tiếp theo là cơ quan chuyên môn do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành lập, với mục đích thực hiện các hoạt động liên quan tới du lịch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Vì thế, hai tác giả đã phân tích cấp quản lý này trong bối cảnh sự hợp tác của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch để tìm ra phương thức hợp tác hiệu quả nhất cho miền Trung Việt Nam trong việc khai thác tiềm năng, tối đa hóa những giá trị du lịch của vùng để thu hút khách du lịch. Nghiên cứu dừng lại ở khía cạnh quản lý công – tư để hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hình hiệu quả của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch, với mục tiêu lớn nhất nâng cao sức cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Công trình chỉ nghiên cứu sự liên kết các cấp trong quản lý du lịch, mà không nghiên cứu về các hoạt động xúc tiến du lịch ở 3 cấp quản lý. Đây là khoảng trống cho tác giả nghiên cứu về xúc tiến du lịch của 3 tỉnh Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.

1.1.2. Về thu hút khách du lịch quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thu hút khách du lịch là một trong những mục tiêu của các chiến lược marketing du lịch, theo đó, nhiều tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố trong du lịch có thể ảnh hưởng tới ý định sử dụng “mua” dịch vụ du lịch tại một điểm đến nhất định nào đó.

Cụm du lịch bao gồm một nhóm các nguồn lực và điểm thu hút, các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến du lịch, tập trung tại một khu vực địa lý cụ thể.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 3

Hầu hết các nghiên cứu về cụm du lịch đều áp dụng mô hình Kim cương của Porter và đã khảo sát tiềm năng cạnh tranh của ngành du lịch bằng cách sử dụng bốn loại lực lượng: điều kiện cung, điều kiện cầu, bối cảnh cho chiến lược doanh nghiệp và sự cạnh tranh, các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn.


Lý thuyết của Porter (1990, 2013) về cụm nhấn mạnh sự kết nối giữa các thành viên của tổ chức phi chính phủ, giữa các công ty du lịch và nhà cung cấp, cũng như giữa các công ty này với các tổ chức liên quan khác. Cách tiếp cận này rất hữu ích cho lĩnh vực du lịch, đặc trưng bởi cấu trúc phân tán, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một mạng lưới các đối tượng tham gia trong cùng các lĩnh vực.

Các chính sách công có thể thúc đẩy sự phát triển của các điểm đến du lịch, nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách hơn thông qua các hoạt động quảng bá và xúc tiến ở từng địa phương. Các chiến lược khuyến mãi vẫn được sử dụng để thu hút khách du lịch nhưng với các điểm đến như ở Tây Bắc Âu, các chiến lược thay đổi sản phẩm cung ứn mới chính là các biện pháp làm cho môi trường du lịch tại địa phương trở nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn với những du khách sành điệu hơn, sẵn sàng trả tiền cho chất lượng và tính mới (Hall, 2008).

Nhiều tác giả như Gunn, 1979, Lew, 1987; Mihalič, 2000; Vengesayi, 2003; Pikkemaat, (2004); Ritchie và Crouch, 2005; Kim & Agrusa, 2005; Yoon & Uysal, 2005; Um, Chon & Ro, (2006); Krešić , 2007; Omerzel & Mihalič, 2008; Cracolici & Nijkamp, 2009; Leask, (2010) đã công nhận tầm quan trọng của các điểm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của điểm đến. Điểm hấp dẫn du lịch được coi là các thuộc tính của điểm đến du lịch, với các đặc điểm cụ thể của chúng, thu hút hoặc thúc đẩy khách du lịch đến thăm điểm du lịch cụ thể. Điểm du lịch quyết định hướng cũng như cường độ phát triển du lịch trên khu vực tiếp nhận du lịch cụ thể (Kušen, 2002). Khách du lịch không có động cơ hoặc mong muốn đi du lịch đến địa điểm du lịch cụ thể có nguồn cung cấp thấp và họ không cho là hấp dẫn. Để thành công trên thị trường du lịch quốc tế, các điểm đến cần đảm bảo rằng mức độ hấp dẫn tổng thể của họ ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn là cao hơn mức độ hấp dẫn của các đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên và không phải do con người tạo ra hoặc gây ra. Trong lĩnh vực du lịch, môi trường tự nhiên bao gồm thời tiết, bãi biển, hồ, núi, sa mạc, v.v. Các đặc điểm tự nhiên là yếu tố hấp dẫn nhất lôi kéo các du khách đến với các vùng đất mới. Du lịch tự nhiên và văn hóa là động lực quan trọng của du lịch quốc tế (Dana-Nicoleta Lascu và cộng sự, 2018). Ngành du lịch phát triển dựa vào điều kiện thiên nhiên liên quan đến các hoạt


động du lịch sinh thái, thăm quan và thực hiện các hoạt động khác tại các khu vực tự nhiên, trong một số trường hợp có thể bao gồm các dịch vụ du lịch mạo hiểm để du khách có thể tận hưởng thiên nhiên một cách hoang sơ nhất (Cater, 2006). Trên thực tế cuộc sống bận rộn tại các thành phố đã khiến nhiều người mong muốn về với môi trường tự nhiên để có nhiều trải nghiệm và xả bớt những nỗi lo trong cuộc sống. Điều này đã dẫn tới xu hướng du lịch theo hướng dịch chuyển về với thiên nhiên. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thiên nhiên trên cơ sở đó đã cung cấp các hình thức dịch vụ khác nhau đồng thời cố gắng cân bằng các hoạt động khai thác du lịch bên cạnh giữ gìn môi trường tự nhiên (Luis Mota, 2016)

Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách đến một điểm đến du lịch thường là: văn hóa và các sự kiện xã hội (bao gồm văn hóa, giáo dục, xã hội, lịch sử và nghệ thuật), yếu tố về môi trường kinh tế xã hội (bao gồm khí hậu, con người, môi trường kinh tế, các yếu tố về chính trị, kinh tế), điều kiện tự nhiên (gồm các nguồn lực tự nhiên, môi trường tự nhiên và bản chất của địa phương), các yếu tố về du lịch và mạo hiểm (thể hiện các động cơ đi du lịch của du khách), các yếu tố về cơ sở hạ tầng du lịch và các yếu tố hỗ trợ (Bansal và Eiselt, 2004), Lim (1997), Beerli and Martin (2004), Lue và cộng sự (1996).

1.1.3. Về vấn đề cụm du lịch

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã xác định nội hàm về cụm du lịch dưới góc độ vi mô. Khái niệm “cluster” – “cụm” được đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ khái niệm của Porter (1998) về cụm, nhiều học giả đã phát triển và mở rộng nghiên cứu về “cụm” trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Porter (1998) định nghĩa cụm là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty được kết nối với nhau, trong đó bao gồm các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, các công ty trong các ngành liên quan và các tổ chức liên kết (ví dụ như các trường đại học, các tổ chức tiêu chuẩn hóa, các hiệp hội thương mại…). Thay vì ở trong các lĩnh vực giống nhau, thì các cụm được coi là nằm trong cùng một chuỗi giá trị vì các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị. Các công ty này vừa hợp tác và vừa cạnh tranh với nhau trong một cụm. Delgado và cộng sự. (2015) cũng định nghĩa một cụm là sự tập trung về mặt địa lý của các ngành liên quan đến kiến


thức, kỹ năng, đầu vào, nhu cầu và / hoặc các mối liên kết khác. Chính phủ cũng có thể can thiệp hoặc tác động vào việc phát triển các cụm (Iordache và cộng sự, 2010). Nghĩa là các công ty trong một cụm có thể tự liên kết với nhau hoặc có thể được hình thành bởi các kế hoạch chiến lược của chính quyền địa phương. Các khái niệm về cụm đa số được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khái niệm “cụm du lịch” cũng đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu, dựa trên các khái niệm về “cụm công nghiệp” mà Porter (1998) đã đưa ra. Theo đó, “cụm du lịch” được Ferreira và Estevao (2009) định nghĩa là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức liên kết với nhau trong các hoạt động du lịch. Các cụm du lịch được hình thành từ việc tạo ra một nhóm các thuộc tính bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, điều này tạo ra cơ hội ngày càng nhiều hơn cho các công ty du lịch, dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng về định vị theo cụm du lịch. Một đặc điểm làm cho cụm du lịch khác biệt với các cụm công nghiệp khác là sản phẩm du lịch thường không đồng nhất, bởi nó thường phức tạp và bao gồm nhiều thành phần được cung cấp từ các khu vực công và tư nhân khác nhau (Kachniewska, 2013). Kachniewska (2013) đã nhận thấy, một tuần lưu trú của một khách du lịch ở một điểm đến nhất định đòi hỏi phải tiếp xúc với khoảng 30-50 đối tượng khác nhau (nhà điều hành tour, công ty bảo hiểm, hãng vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, văn phòng trao đổi, tài xế taxi , cửa hàng lưu niệm, chính quyền địa phương, v.v.). Và do vậy, một chuỗi giá trị du lịch đã được hình thành theo cách này. Một điểm khác biệt giữa cụm du lịch và cụm du lịch là trong lĩnh vực du lịch, khách hàng (chính là khách du lịch) tự tìm đến với sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch. Do các nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên nếu như các yếu tố tài nguyên trong du lịch truyền thống tạo nên lợi thế so sánh cho các điểm đến du lịch thì với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, các yếu tố du lịch khác đang dần có ưu thế hơn trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho các điểm đến như thông tin (đo lường thông qua hoạt động quản lý chiến lược thông tin), trí tuệ (khả năng đổi mới của cụm), kiến thức (bí quyết hoặc văn hóa) (Iordache, và cộng sự, 2010). Đây sẽ là các yếu tố dẫn tới sự hình thành của cụm, cũng như tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm. Iordache, và cộng sự, 2010 cũng đánh giá các yếu tố tạo nên sự thành công của cụm du lịch là (i) sự phụ thuộc lẫn nhau của các công ty trong cụm; (ii) ranh giới của các công ty có sự linh hoạt;


(iii) sự cạnh tranh trong hợp tác; (iv) văn hóa trong cộng đồng và các chính sách công hỗ trợ; (v) chia sẻ hiểu biết về đạo đức kinh doanh cạnh tranh; (vi) lãnh đạo khu vực tư nhân; (vii) số lượng các bên liên quan tham gia cụm; (viii) ranh giới cụm; (ix) thể chế hóa các mối quan hệ; (x) cấu trúc xã hội và các mối quan hệ cá nhân; (xi) vòng đời sản phẩm.

Như vậy, có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đây tiếp cận tới khái niệm “cụm du lịch” trong tổng thể một mối quan hệ đa lĩnh vực, trong đó có thể bao gồm các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực tư nhân, và cả các chính quyền địa phương tham gia, hạt nhân là các doanh nghiệp. Mỗi một cụm du lịch lại phát triển dựa trên một đặc trưng nhất định về sản phẩm cụ thể theo khu vực địa lý. Các kế hoạch và chiến lược marketing được các thành viên trong cụm thảo luận và thiết lập nhằm hướng tới tăng cường nhận diện thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững (Tarık Yalçınkaya , Tülay Güzel, 2019).

1.1.4. Về xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch tại cụm du lịch

Trong vấn đề xúc tiến du lịch tại cụm du lịch nhằm thu hút khách du lịch, NCS chưa thấy đề tài nào đề cập đến vấn đề này, nhất là đứng dưới góc độ của một cụm liên kết giữa các địa phương, với chủ thể xúc tiến là chính quyền các địa phương. Tuy nhiên, cơ sở lý luận về xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch tại các địa phương cũng sẽ là những gợi ý giúp cho NCS thực hiện nghiên cứu này.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.2.1. Về xúc tiến du lịch

Cũng giống như các nghiên cứu nước ngoài, một số nghiên cứu trong nước đã đề cập đến vấn đề xúc tiến du lịch ở nhiều góc độ khác nhau:

Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2018) phân tích nhiều lý thuyết cơ bản về marketing du lịch, marketing điểm đến du lịch, các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Theo đó, quá trình xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong du lịch bao gồm phát hiện và xác định mục tiêu, thiết kế thông điệp, lựa chọn kênh, xây dựng ngân sách và cuối cùng là đánh giá hoạt động xúc tiến. Tuy nhiên Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2018) chỉ tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, mà chưa tiếp cận ở góc độ chính sách xúc tiến du lịch ở tầm địa phương.


Nguyễn Văn Dung (2009) cho rằng, trong kỷ nguyên mới, với công nghệ máy tính và mạng internet, thương mại điện tử, các công cụ truyền thông, quảng bá và phân phối dịch vụ du lịch, và thực hiện các giao dịch du lịch liên quan như hàng không, nhà hàng, khách sạn… sẽ có những bước biến chuyển mạnh mẽ. Đây là những công cụ xúc tiến hiện đại, vừa song hành, bổ sung và vừa thay thế cho các công cụ xúc tiến truyền thống khác, có thể làm thay đổi cách thức giao dịch trong lĩnh vực du lịch, giúp mở rộng và tăng cường thu hút khách du lịch.

Vũ Trí Dũng (2011) tiếp cận dưới góc độ marketing lãnh thổ để đề xuất chiến lược marketing mix 4P, tập trung vào nhóm khách hàng là các nhà đầu tư. Hoạt động marketing được thực hiện nhằm tạo lập hình ảnh tích cực về địa phương/vùng lãnh thổ nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, mà không hướng đến nhóm khách hàng là khách du lịch.

Trịnh Xuân Dũng (2009) đi sâu vào marketing du lịch trong đó hoạt động xúc tiến du lịch được phân tích như một bộ phận trong hoạt động marketing du lịch, trong đó, công cụ cơ bản của xúc tiến là các hình thức quảng cáo, tuyên truyền. Các hoạt động này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ của các doanh nghiệp du lịch

Nguyễn Thị Lan Phương (2014), tạp chí khoa học, đã nghiên cứu phát triển du lịch ở một số tỉnh Miền Trung. Tác giả phân tích mối mối quan hệ biện chứng về xúc tiến du lịch giữa các đơn vị lữ hành, cung ứng du lịch tại tám tỉnh miền Trung, trong đó bao gồm cụm du lịch nổi tiếng Huế - Đà Nẵng – Quảng Bình. Nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố tác động đến việc đưa ra quyết định xúc tiến du lịch cùng nhau của các địa phương bao gồm bao gồm: (i) các điều kiện vốn có (yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội); (ii) các ích lợi từ liên kết xúc tiến du lịch (tiết kiệm ngân sách, trao đổi kinh nghiệm thu hút khách du lịch giữa các địa phương,v.v.); (iii) những hạn chế của việc liên kết xúc tiến du lịch (giảm sự đa dạng và chủ động trong phương thức xúc tiến du lịch); (iv) các yếu tố thúc đẩy và yếu tố rào cản sự liên kết trong xúc tiến du lịch giữa các địa phương (hạn chế về ngân sách, nguồn nhân lực, chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích mối liên hệ đó mà chưa đề ra các phương pháp để xúc tiến du lịch miền Trung.

Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có các báo cáo khoa học, các tạp chí nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch như: bài viết của tác giả Nguyễn


Thị Thu Mai (2015); Trịnh Xuân Dũng (2017), Nguyễn Tuấn Anh (2018)…trong các công trình nghiên cứu trên cũng chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế ở góc độ liên kết của 3 địa phương Huế- Đà Nẵng – Quảng Nam.

1.2.2. Về thu hút khách du lịch quốc tế

Trong nghiên cứu khoa học của Trần Mai Ước và Cung Thị Tuyết Mai (2014) cho rằng du lịch là hướng đi của nhiều nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm có thêm thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia và quảng bá hình ảnh đất nước tới bạn bè trên thế giới. Do vậy, các phương thức phát triển bền vững du lịch Trung bộ được đề ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, ví dụ như sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, miền trong cùng vùng du lịch để kinh nghiệm, thông tin và kế hoạch du lịch của du khách có thể được chia sẻ; đào tạo kỹ năng và quản trị chất lượng tốt; đồng thời đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, thăm quan, trải nghiệm, khám phá của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài từ những nước phát triển. Tuy nhiên, các tác giả cũng chưa đề cập nhiều tới cách thức quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách nước ngoài tới các điểm đến du lịch miền Trung.

Nguyễn Thị Phương Lan đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng marketing điểm đến của 8 tỉnh khu vực duyên hải Nam trung bộ, những nhân tố tác động đến marketing điểm đến và đề xuất các giải phát phát triển marketing điểm đến cho 8 tỉnh này. Đề tài cũng không đề cập đến vấn đề xúc tiến du lịch cho điểm đến các tỉnh Miền Trung.

1.2.3. Cụm du lịch

Nguyễn Xuân Quang (2021) không đề cập đến cụm du lịch mà đề cập dưới góc độ liên kết vùng và liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ cho thấy việc liên kết phát triển du lịch là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch. Muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần quy hoạch tập trung sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, đồng thời nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, cần định hướng phát triển du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023