Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tp.HCM - 9


KẾT LUẬN CHUNG

Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và cạnh tranh gay gắt hơn. Ngoài ra trong quá trình vận hành và hoạt động qua mỗi năm, các ngân hàng luôn đặt những mục tiêu tăng trưởng về quy mô, dư nợ, lợi nhuận,…chính những điều đó đòi hỏi các NHTM VN phải nâng cao chất lượng quản trị điều hành. Thực tế đòi hỏi các NHTM phải thay đổi mạnh mẽ để hạn chế rủi ro, trong đó quan trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng do hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tốt không những giúp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, tác động trực tiếp đến thu nhập, lợi nhuận kinh doanh và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Vietcombank TP.HCM cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, để công tác quản trị rủi ro tín dụng được tốt hơn, ngân hàng cần biết đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng để có các biện pháp phòng ngừa cũng như có các chốt chặn kiểm soát ngay từ đầu. Xuất phát từ thực tế trên, bằng cách sử dụng mô hình xác suất Logit để xác định các nhân tố cũng như đo lường mức ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Đề tài đã chỉ ra mối tương quan giữa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng với các yếu tố kinh nghiệm, khả năng tài chính của khách hàng vay, quá trình kiểm tra giám sát nợ vay và mục đích sử dụng vốn vay.Từ kết quả thu được qua phân tích hồi quy, kết hợp với phương pháp định tính, sử dụng ý kiến chuyên gia, liên hệ với các vụ việc thực tế đã xảy ra tại Chi nhánh. Đề tài đã xác định được một số nguyên nhân mang tính xác thực cũng như mang tính đặc thù gây ra rủi ro tín dụng cho Vietcombank TP.HCM. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã phân tích thực trạng, cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh và qua đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank TP.HCM trong giai đoạn 2012-2014. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại Vietcombank TP.HCM. Những đề xuất


này ngân hàng có thể tham khảo và vận dụng vào công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình. Riêng bản thân tác giả qua quá trình nghiên cứu chi tiết và có chiều sâu về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị mình công tác đã rút ra khá nhiều kinh nghiệm, hiểu và nắm rò thực trạng hoạt động tại khâu mình trực tiếp làm việc. Điều đó giúp cho tác giả rất nhiều trong công tác thực tiễn của mình.

Với thái độ nghiêm túc và hết sức tâm huyết với đề tài nghiên cứu, tác giả cảm thấy rất hài lòng dù biết chắc chắn luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định do yếu tố thời gian và năng lực có hạn, thêm vào đó là sự thay đổi của chính sách, quy trình nội bộ và sự biến động các yêu tố về môi trường và điều kiện kinh doanh. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và mong rằng những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này sẽ hoàn thiện những điểm còn hạn chế để có thể đóng góp thật nhiều cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – CN TP.HCM.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Hoàng Ngọc Nhậm, 2010. Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Trường ĐHKT TPHCM. (Tập 1&2)

3. KPMG, 2013. Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013

4. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

5. Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng, 2012. Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro cho một khoản vay tập đoàn kinh tế Nhà nước tại các NHTM Việt Nam. Khoa ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

6. Nguyễn Đức Trung, 2007. Phương thức ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro. Tạp chí ngân hàng, số 6.

7. NHNN, 2013, Thông tư số 02/2013/TT –NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN, Hà Nội.

8. NHNN, 2014, Thông tư số 09/2014/TT –NHNN, Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN, Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, trang 200 - 212.

10.Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp. HCM. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Ngân hàng TP. HCM.


11.Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh Tế Tp.HCM, trang 75 - 79.

12.Trương Đông Lộc, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM nhà nước ở khu vực ĐB SCL, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 156, trang 49

– 52.

13.Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN. Cần Thơ, Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2011, trang 38 – 41.

Tài liệu nước ngoài

1. Abhiman Das and Saibal Ghosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation, MPRA paper

2. Bostjan Aver, 2008. An Empirical Analysys of Credit Risk Factors of the Slovenian Banking System, Managing Global Transitions Vol. 6 (3), p. 317-334.

3. John M. Chapman and associates, 1940. Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending, Commercial Banks and Consumer Instalment Credit., p.109- 139

4. Nabila Zribi and Younes Boujelbère, 2011. The factors influencing bank credit risk : The case of Tunisia, Journal of Accounting and Taxation Vol. 3(4), pp. 70-78.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thống kê mô tả Descriptive Statistics

Phụ lục 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Phụ lục 3 1

Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình


Phụ lục 3 Mô hình hồi quy Binary Logistic Phụ lục 1 4 Kiểm định mức tác 2

Phụ lục 3: Mô hình hồi quy Binary Logistic


Phụ lục 1 4 Kiểm định mức tác động biên sau khi chạy mô hình 3


Phụ lục 1.4 Kiểm định mức tác động biên sau khi chạy mô hình


Binary Logistic Phụ lục 1 4 Kiểm định mức tác động biên sau khi chạy mô hình 4

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí