toán mới phát hiện. Điển hình như công tác tiếp xúc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản cố định của khách hàng trong việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ cho vay lại hoặc định giá định kỳ tài sản thế chấp còn hạn chế.
Ngoài ra, công tác kiểm tra sau cho vay còn nhiều bất cập một phần do cán bộ quá tải với công việc do thiếu cán bộ cục bộ; do sắp xếp, bố trí thời gian chưa thật sự khoa học nên luôn thấy không đủ thời gian, cũng có trường hợp chưa ý thức rò tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay và Lãnh đạo phòng quá tin tưởng vào nhân viên hoặc chưa có biện pháp giám sát, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa phát huy hiệu quả.
Quy trình áp dụng cho tất cả khách hàng không phân biệt ngành hàng. Tuy nhiên, đối với ngành hàng tiềm ẩn nhiều RRTD cần phải quy định thêm các điều kiện chặt chẽ hơn như tăng tần suất kiểm tra sử dụng vốn vay thay vì sáu tháng một lần, yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để nắm tình hình, yêu cầu kiểm toán BCTC, tăng tỉ lệ tài sản bảo đảm và quy định danh mục tài sản bảo đảm có thế chấp nhận,…
3.1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VCB HCM
3.1.2.1 Tình hình dư nợ tại VCB HCM 2012-Tháng 5/2017
Bảng 3.1:Tình hình dư nợ, tỷ lệ nợ xấu 2012-2016 (đvt :tỷ đồng)
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng dư nợ | 37,991 | 43,473 | 51,352 | 60,860 | 68,277 |
Tăng trưởng | 16.8% | 14.4% | 18.1% | 18.5% | 12.1% |
Tỷ lệ nợ xấu | 1.48% | 1.39% | 1.30% | 0.86% | 1.42% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tp.HCM - 2
- Đánh Giá Chung Về Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh
- Làm Giảm Thu Nhập Và Khả Năng Thanh Toán Của Nhtm
- Rủi Ro Từ Chủ Quan Trong Việc Khai Thác Thông Tin Tín Dụng
- Cơ Cấu Mẫu Theo Loại Hình Công Ty
- Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tp.HCM - 8
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB HCM, 2016
Bảng 3.2:Tình hình dư nợ VND, ngoại tệ 2012-2016 (đvt :tỷ đồng)
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
21,253 | 25,633 | 32,069 | 41,528 | 47,638 | |
Nợ cho vay bằng ngoại tệ | 13,444 | 17,840 | 19,283 | 19,151 | 22,567 |
Tổng dư nợ | 34,697 | 43,473 | 51,352 | 60,679 | 70,205 |
Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB HCM, 2016 Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2012 đạt 37.991 tỷ đồng, tăng 16.8% so với cuối năm 2011. Phân theo loại tiền, dư nợ tín dụng VND đạt 21.253 tỷ đồng ; trong khi dư nợ tín dụng ngoại tệ đạt 13.444 tỷ đồng. Sở dĩ tín dụng VND tăng trưởng cao là do VCB nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi. Phân theo kỳ hạn, tín dụng ngắn hạn đạt 27.356 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cuối năm 2011; trong khi đó tín dụng trung-dài hạn đạt 10.635 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm 2011. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Đến thời điểm 31/12/2012, Vietcombank đã trích đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ của NHNN quy định. Theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2012 là 950 tỷ đồng, trong đó 278 tỷ đồng dành cho dự phòng chung, 672 tỷ
đồng cho dự phòng cụ thể.
Bảng 3.3:Tình hình dự phòng rủi ro 2012-2016
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Dự phòng chung | 278 | 304 | 359 | 424 | 572 |
Dự phòng cụ thể | 672 | 718 | 759 | 925 | 960 |
Tổng dự phòng | 950 | 1,022 | 1,118 | 1,349 | 1,532 |
Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB HCM, 2016
Hình 3.1:Dự phòng rủi ro VCB HCM 2012-2016
Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB HCM, 2016 Năm 2013, tín dụng tăng trưởng tốt, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra do triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc năm
2014.
Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu định hướng và chiến lược phát triển của Vietcombank HCM: dư nợ tăng 14.4% so với năm 2012 -Mặc dù không tránh khỏi những bất lợi của môi trường kinh doanh song Vietcombank đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý và xử lý và thu hồi nợ xấu. Kết thúc năm 2013 nợ xấu chiếm tỷ lệ 1.39% trên tổng dư nợ, thấp hơn so với mục tiêu Đại hội đồng Cổ đông đề ra.
Trong những năm tiếp theo, với việc nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, linh hoạt bám sát diễn biến thị trường trên cơ sở định hướng chiến lược của Vietcombank, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo, kết nối chặt chẽ giữa Trụ sở chính và các chi nhánh, với sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống, Vietcombank HCM đã đạt được những kết quả ấn tượng trong việc thực hiện các chỉ tiêu trọng yếu mà Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Năm 2014, Tín dụng tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức cao so với toàn hệ thống; Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng; Dư nợ tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn.Dư nợ tín dụng đạt 51.352 tỷ đồng, tăng 18.1% so với năm 2013. Dư nợ tín dụng năm 2016 là 68.277 tỷ đồng tăng 12.1 % so với năm 2015.
Trong những năm trở lại đây, đã chứng kiến những đổi mới rò nét của Vietcombank HCM trong công tác khách hàng, công tác lập, giao, thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch, công tác phát triển mạng lưới… Những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác huy động vốn, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng của Vietcombank HCM cũng đã mang lại những kết quả đột phá
3.1.2.2 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro và nợ đã bán VAMC đạt kết quả tích cực, có sự đột phá ở giai đoạn cuối năm nhờ các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt.
Hình 3.2:Tình hình nợ xấu VCB HCM 2012-2016
Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB HCM, 2016
Trong 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ đạt 60.157 tỷ đồng, tăng 3.8% so đầu năm, đạt 100.1% kế hoạch Quý 2/2017. Trong đó dư nợ bán buôn và dư nợ FDI đạt tương ứng 97.2% và 100.2% so với kế hoạch Quý 2/2017. Dư nợ bán lẻ tăng 30.09% hoàn thành 115.5% kế hoạch quý 2/2017
Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, đang ở mức 1.230 tỷ đồng, chiếm 2% tổng dư nợ, cao hơn nhiều so kế hoạch trụ sở chính giao (KH quý 2 là 744 tỷ đồng)
Kết luận
Tăng trưởng tín dụng ở chi nhánh chưa đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng, ưu tiên tăng trưởng tín dụng bán lẻ và tuy nhiên mức độ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp lớn còn khá cao.
Dư nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên tiểm ẩn nhiều rủi ro do các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước không có tài sản đảm bảo, và việc đánh giá các phương án hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Tín dụng tăng trưởng tích cực nhưng cơ cấu cần được cải thiện, tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng chỉ chiếm 26% (thấp hơn 33% của toàn hệ thống). Tỷ trọng dư nợ sử dụng gói lãi suất ưu đãi còn cao hơn so với các chi nhánh khác.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cũng còn ở mức có xu hướng tăng nên cần tập trung vì đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại VCB-HCM.
3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại VCB HCM
3.2.1 Cho vay theo chỉ định
Hiện nay, Vietcombank đang hoạt động dưới hình thức Ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank HCM nói riêng vẫn là một trong 3 ngân hàng có vốn của Nhà nước. Vì thế, Vietcombank phải thực hiện cho vay theo đúng chỉ đạo của Nhà nước đối với một số dự án lớn, trọng điểm như các dự án về nông nghiệp, nông thôn, các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay thực hiện chính sách để phát triển các vùng kinh tế,…Điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng của chi nhánh vì phải áp dụng các chính sách ưu đãi như kéo dài thời gian ân hạn vốn, giãn các kỳ trả nợ, hỗ trợ lãi,..dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm cũng như rủi ro vì thế mà cũng tăng thêm.
3.2.2 Rủi ro từ cho vay tập trung và không đa dạng hoa sản phẩm tín dụng
Ở một số thời điểm, VCB HCM cấp tín dụng cho doanh nghiệp để thực hiện nhiều dự án vay cùng một lúc. Theo đó, khách hàng sẽ dùng nguồn tiền thu được của dự án này để bù đắp cho dự án kia. Điều này hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến rủi ro cao đối với những ngành nghề xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình kinh doanh dẫn đến việc không bán được hàng hóa do chưa có kinh nghiệm đánh giá thị trường, dẫn đến việc không trả được nợ
Địa bàn TP.HCM là khu vực rất lớn, có rất nhiều khách hàng tiềm năng với nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên VCB HCM hiện chưa có nhiều gói sản phẩm đa dạng, vẫn chủ yếu là các sản phẩm tín dụng truyền thống. Trong tương lai, để có thể giữ vững vị trí của mình và phát triển bền vững , các chính sách tín dụng cần được VCB HCM có những sự điều chỉnh một cách hợp lý đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình, VCB HCM thực hiện cho vay các khách hàng với nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên quy trình tín dụng chưa phân loại ngành nghề nào có rủi ro cao, ngành nghề nào có rủi ro thấp để thuận tiện trong việc cấp tín dụng. Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn cao trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô biến động khá phức tạp hiện nay, việc cho vay đồng tài trợ như là một phương án giảm bớt rủi ro vẫn chưa được VCB HCM cân nhắc quan tâm nhiều
3.2.3 Rủi ro từ tài sản đảm bảo
Bên cạnh đó các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định làm tăng khả năng thu hồi vốn vay, chứ không phải điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng tự trả nợ của phương án, dự án vốn vay.
Trong các văn bản quy chế về việc bảo đảm tiền vay, VCB HCM vẫn chưa có những chỉ đạo một cách cụ thể về việc nhận TSBĐ của bên thứ ba khi người đó không có mối quan hệ huyết thống như cha mẹ, anh chị em ruột đối với khách hàng cá nhân, còn với khách hàng doanh nghiệp, bên thứ ba khi không có sự liên quan
trực tiếp với khách hàng vay; bên cạnh đó hình thức nhận TSBĐ của bên thứ ba nhưng khi ký hợp đồng thế chấp, chủ tài sản không ký trực tiếp mà ủy quyền cho người đi vay cũng mang lại rất nhiều rủi ro.
Đối với một số doanh nghiệp lâu năm, có hệ số trả nợ cao, khi chưa có đủ nguồn vốn tự có đối ứng, việc VCB HCM cấp tín dụng vượt mức cũng dẫn đến nhiều rủi ro.
3.2.4 Rủi ro từ lơ là trong công tác thẩm định
Trong công tác thẩm định, cho vay khách hàng, một số Phòng giao dịch chưa có sự kiểm soát chặt chẻ giai đoạn trong và sau khi cho vay mà chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn trước khi cho vay dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đánh giá đúng về tình trạng tài chính của khách hàng không kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.2.5 Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay
Việc ra các quyết định kinh tế căn bản phải dựa trên những thông tin có độ tin cậy thì các quyết định mới đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả tích cực. Đối với hoạt động tín dụng thì càng đòi hỏi thông tin phải có độ tin cậy cao thì các phán quyết tín dụng mới chính xác và đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Thực tế, trong những năm qua cho thấy chất lượng thông tin kinh tế hiện nay rất kém về cả độ tin cậy, độ chính xác và cả tính cập nhật.
3.2.6 Năng lực cán bộ tín dụng
Về năng lực cán bộ tín dụng, công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng tại VCB HCM được thực hiện đúng quy trình, đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên do số năm thực tế công tác chưa nhiều, chưa được đào tạo bài bản từ những lớp tập huấn mà chủ yếu chỉ từ sự truyền đạt từ những nhân viên đi trước nên cũng chưa có được nhiều kinh nghiệm trong công tác đánh giá khách hàng
Một số chưa nắm vững quy định quy chế tín dụng nên còn mắc nhiều sai sót dẫn đến việc thẩm định chưa chính xác ngân hàng không thu được nợ vay.
Trong điều kiện như vậy, nếu như đội ngũ cán bộ tín dụng có sự hạn chế về năng lực, trình độ kế toán tài chính doanh nghiệp, thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - xã hội thì việc đưa ra các phán quyết tín dụng sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn và đặt các NHTM phải đối diện với các rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Hiện nay, các phán quyết tín dụng căn bản vẫn còn phải bám sát các quy định lãi suất của NHNN thì vấn đề RRTD vẫn có thể coi là được đánh giá nhưng chưa toàn diện.
Tuy nhiên, nếu các NHTM hoạt động thực sự mang tính chất thị trường thì với hệ thống thông tin tín dụng kém độ tin cậy khiến các NHTM không thể định ra các mức lãi suất tín dụng chính xác trên cơ sở đánh giá đúng mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan liên quan khác vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan từ nội tại là các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánh lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa cán bộ khách hàng (ngân hàng) và khách hàng vay.
VCB HCM hiện nay chưa ban hành quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong lĩnh vực tín dụng để hạn chế các rủi ro đạo đức phát sinh. Cán bộ khách hàng vừa làm công tác tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, đề xuất và hoàn thiện hồ sơ tín dụng đồng thời có trách nhiệm quản lý RRTD. Điều nay ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác thẩm định và cho vay. Chưa có các cẩm nang, hướng dẫn bài học kinh nghiệm về phương thức nhận diện và quản lý rủi ro đối với những nhóm khách hàng không có mối liên quan trực tiếp về sở hữu nhưng có những dấu hiệu liên quan như: chuyển tiền qua lại, sử dụng chung TSBĐ, mua bán qua lại lẫn nhau, công ty của các thành viên trong gia đình,…
Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa phát huy hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng để cảnh báo sớm. Vấn đề về nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức: trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác tín dụng,