Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 4


Từ thuở sơ khai của loài người, du lịch đã xuất hiện. Đó là những chuyến thám hiểm những vùng đất mới để tìm thức ăn, nước và sự an toàn,…. Du lịch thật sự phát triển mạnh từ sau thế chiến lần thứ hai. Cho đến nay ngành du lịch đã trải qua bốn giai đoạn phát triển chính:

- Từ trước những năm 1970: thời kỳ phát triển của du lịch đại chúng hay còn gọi là du lịch phổ thông. Động cơ du lịch là tham quan, nghỉ dưỡng. Điểm đến của du khách là những danh lam thắng cảnh, bãi biển, thành phố với những cửa hàng mua sắm, giải trí, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, bể bơi,…

- Từ năm 1970 – 1980: động cơ du lịch ngoài việc tham quan nghỉ dưỡng du khách còn có những động cơ khác như: học tập, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi những nơi mình đến.

- Từ những năm 1980 – 2000: ngành du lịch ra đời những loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường. Động cơ du lịch trong giai đoạn này ngoài việc tham quan nghỉ dưỡng, học tập và khám phá, du khách còn được cung cấp kiến thức, du lịch một mặt có trách nhiệm giáo dục tình yêu thiên nhiên cho du khách, mặt khác cũng thỏa mãn nhu cầu gần gũi thiên nhiên, khám phá và tham gia công tác bảo tồn di sản thiên nhiên, tự khám phá và tham gia vào công tác bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa của du khách.

- Từ những năm đầu thế kỷ 21: Khái niệm du lịch bền vững ra đời. Đây không phải là một loại hình du lịch mà là một tiêu chí các loại hình du lịch phải hướng đến như du lịch đại chúng bền vững, du lịch chuyên biệt bền vững, du lịch có trách nhiệm bền vững. Do đó, các loại hình du lịch ít khi đứng riêng lẻ mà luôn có sự phối hợp với các phương pháp tiến hành, mục tiêu hướng đến nhằm thỏa mãn tiêu chí phát triển bền vững.

2.1.3 Thành phần tham gia du lịch

Thành phần then chốt của ngành này là doanh nghiệp tổ chức du lịch trong nước, doanh nghiệp tổ chức ra nước ngoài, các đại lý du lịch bán lẻ dịch vụ, khách sạn, nhà trọ và khu cắm trại, khu được bảo vệ, kiến trúc sư/kiến trúc sư phong cảnh, nhà cung cấp sản phẩm rau quả tươi, nhà xây dựng/phát triển, ngân hàng/ tài chính,


nhà tư vấn, người hướng dẫn du lịch/ phiên dịch, người do quan hệ đối ngoại/ tiếp thị, kỹ thuật sử dụng năng lượng tái tạo được, dịch vụ du lịch trên sông nước và nghiên cứu tiếp thị.

Thành phần quan trọng không tham gia kinh doanh du lịch nhưng có vai trò to lớn để thúc đẩy ngành du lịch phát triển là các cơ quan nhà nước có vai trò đảm bảo an ninh cho du khách và thực thi các chính sách hỗ trợ các thành phần tham gia kinh doanh du lịch.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Các bước nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính

thức.

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định

tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tại huyên Phong Điền. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận nhóm 5 chuyên gia làm việc tại các đơn vị quản lý du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền. Dựa vào các mô hình nghiên cứu trước đó để chọn ra những câu hỏi phù hợp sử dụng cho nghiên cứu này.

Sau khi thảo luận nhóm, đề tài sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành khảo sát sơ bộ 10 du khách có tham quan du lịch tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Phong Điền, kết quả khảo sát sơ bộ dùng để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.


Sơ đồ 2.1 Các bước nghiên cứu


Tìm hiểu tài liệu, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

Xây dựng mô hình và thang đo

Xây dựng bảng câu hỏi

Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm)

Kiểm tra mô hình và thang đo

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Hiệu chỉnh mô hình và hoàn thiện bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định mô hình và thang đo


Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Phong Điền. Trên cơ sở kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch sinh thái nhằm xây dựng bảng câu hỏi, các nhân tố này gồm: (1) Nguồn nhân lực;

(2) Cơ sở hạ tầng; (3) Cơ sở lưu trú; (4) Dịch vụ; (5) Giá cả dịch vụ; (6) An ninh trật tự và an toàn. Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ hài lòng của du khách với 1 – rất không hài lòng và đến 5 – rất hài lòng. Sáu nhóm nhân tố và 25 biến quan sát được trình bày trong bảng 2.1.


Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch sinh thái


NHÂN TỐ

CÁC BIẾN QUAN SÁT

NGUỒN NHÂN LỰC

1. Thái độ đón tiếp và phục vụ của nhân viên tốt

2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt

3. Nhân viên thân thiện, lịch sự và chân thật

4. Trình độ và kiến thức của nhân viên cao

CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Đường sá vào điểm tham quan thuận tiện

2. Bãi đỗ xe rộng rãi, sạch sẽ

3. Bến tàu du lịch rộng rãi và sạch sẽ

4. Mức độ đầy đủ và sạch sẽ của nhà vệ sinh

CƠ SỞ LƯU TRÚ

1. Phòng nghỉ sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát

2. Phòng nghỉ có đầy đủ tiện nghi

3. Đường truyền wifi - internet mạnh

4. Vị trí tọa lạc thuận lợi

DỊCH VỤ

1. Có khu vực ăn uống rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ

2. Có cửa hàng quà lưu niệm và đa dạng về sản phẩm

3. Có dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp với du lịch sinh thái

4. Có nhiều điểm tham quan thú vị

GIÁ CẢ DỊCH VỤ

1. Giá cả tham quan hợp lý

2. Giá cả lưu trú hợp lý

3. Giá cả mua sắm hợp lý

4. Giá cả ăn uống hợp lý

5. Giá cả dịch vụ giải trí hợp lý

AN NINH TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN

1. Không có tình trạng chèo kéo, thách giá

2. Không có tình trạng ăn xin

3. Không có tình trạng trộm cắp

4. Mức độ an toàn của phương tiện vận chuyển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 4


Mô hình nghiên cứu được đề xuất: Sơ đồ 2.2 Mô hình nghiên cứu


Nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng Cơ sở lưu trú Dịch vụ

Giá cả dịch vụ

An ninh trật tự và an toàn


Sự phát triển du lịch


2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Huyện Phong Điền được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì đây là vùng đất có tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có vườn trái cây quanh năm, phong phú về chủng loại phù hợp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước.

Toàn huyện hiện có gần 20 hộ kinh doanh vườn du lịch và homestay với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như làng du lịch Mỹ Khánh, vườn du lịch Hoàng Anh, vườn du lịch Giáo Dương, vườn du lịch Mười Cương…Bên cạnh đó, một số hộ làm nghề thủ công truyền thống phục vụ cho hoạt động du lịch như đan lát, các làng nghề ẩm thực với các món ăn dân gian, rượu trái cóc, rượu Phong Điền, rượu Trường Long. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình vườn trái cây và chăn nuôi như mô hình trồng ổi lê, cam mật, dâu hạ châu, cacao, nuôi ếch, nuôi cá...

Đặc biệt là việc xây dựng huyện Phong Điền thành huyện du lịch sinh thái miệt vườn sông nước là một trong những nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Thu thập từ các báo cáo thống kê của: Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ; phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Phong Điền; phòng Thống kê huyện Phong Điền; từ các tạp chí, sách, báo du lịch, các trang web về du lịch và các số liệu từ các cơ quan có liên quan.

- Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.

+ Đối tượng phỏng vấn: Các điểm du lịch sinh thái; Khách du lịch trong nước đến tham quan tại các điểm du lịch sinh thái.

+ Phương pháp chọn mẫu:

Đối với các điểm du lịch: chọn một số cơ sở có hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái với quy mô tương đối lớn.


Đối với khách du lịch: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.

+ Cỡ mẫu: kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng. Trong phân tích nhân tố (EFA) thường số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008). Hair et al (2006) cho rằng, để sử dụng EFA thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Với số biến là 25 thì kích cỡ mẫu cần có ít nhất là: 25 x 5 = 125 quan sát. Đối với đề tài này, tác giả chọn cỡ mẫu là 150 quan sát.

Để có đủ số mẫu nghiên cứu, 200 bảng câu hỏi đã được phát ra, số bảng câu hỏi thu về là 195 đạt 97,5%. Trong đó, có 177 bảng hợp lệ và 18 bảng không hợp lệ. Như vậy, đã đủ số lượng mẫu cho nghiên cứu.

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích nhân tố

Để xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch sinh thái huyện Phong Điền. Các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:

Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha:

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được. Đối với các nghiên cứu mang tính đột phá, mới thì có thể chấp nhận hệ số α = 0,6 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Đề tài này chọn hệ số α = 0,6 trở lên để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: sau khi sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để tiếp tục loại các biến không phù hợp.

Phương pháp phân tích nhân tố thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương


quan giữa các biến khác nhau. Phân tích nhân tố khám phá dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành tập hợp F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát.

Phương trình ước lượng điểm các nhân tố được biểu diễn dưới dạng: Fi = a1X1 + a2X2 + … + anXn

Trong đó: Fi: nhân tố thứ i

a1, a2, …, an: trọng số nhân tố

X1, X2, …, Xn: các biến quan sát có tương quan với nhân tố Fi.

Số lượng các nhân tố cơ sở tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép xoay nhân tố:

Có hai phương pháp trích nhân tố được sử dụng phổ biến khi phân tích EFA là phương pháp trích Principal Component Analysis (PCA) và Principal Axis Factoring (PAF). Các phép xoay nhân tố: Varimax, quartimax và equamax là phương pháp thẳng góc về xoay nhân tố còn phép xoay: direct oblimin, quartimin và promax là các phép xoay nghiên.

+ Kiểm định Barlett: Xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig. < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA; 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì thích hợp. Theo Kaiser (1974) hệ số KMO ≥ 0,90: rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: được; KMO ≥ 0,60: tạm được; KMO ≥ 0,50: xấu và KMO < 0,50: không thể chấp nhận được.


+ Tổng phương sai trích (Total variance explained): tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được ≥ 50% (Gerbing & Aderson, 1998).

+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): theo Hair et al (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng và > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55 và nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì nên chọn factor loading > 0,75.

+ Số nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue. Chỉ số này đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser (1974), những nhân tố nào có eigenvalue nhỏ hơn 0,1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

+ Khác biệt hệ số tải nhân tố của 1 biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Như vậy, phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay chệch góc Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố tại eigenvalue bằng 1 được sử dụng trong phân tích EFA. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong phân tích EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing & Anderson - 1988) và kiểm định phương sai trích được (≥ 50%).

Do đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên tác giả chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023