Lực Lượng Lao Động Và Trình Độ Lao Động Tại Các Điểm Du Lịch


3.3.4 Lực lượng lao động và trình độ lao động tại các điểm du lịch

Bảng 3.5 Tình hình lao động tại các điểm du lịch


Chỉ tiêu

Số lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động

351

100

Lao động nam

177

50,43

Lao động nữ

174

49,57

Trình độ lao động

Số lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động phổ thông

285

81,20

Lao động nghề

37

10,54

Lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng

19

5,41

Lao động có trình độ đại học

8

2,28

Lao động có trình độ sau đại học

2

0,57

Lao động có hợp đồng trên 1 năm

52

14,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 7

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Nhìn chung, tình hình lao động tại các khu du lịch được chia theo giới tính, trình độ lao động và loại hình lao động (có hợp đồng và không hợp đồng). Bảng 3.5 thể hiện khái quát về tình hình lực lượng lao động tại 12 điểm du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện Phong Điền.

3.3.4.1 Giới tính lao động


Tổng số lao động

49,57350,427

Lao động nam

Lao động nữ

Hình 3.1 Lực lượng lao động chia theo giới tại các điểm du lịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Theo kết quả điều tra, tổng số lao động được sử dụng trực tiếp tại 12 điểm du lịch là 351 người. Trong đó, có 177 người là nam và 174 người là nữ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 50,43% và 49,57%. Như vậy, lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao dộng nữ. Tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều.


3.3.4.2 Trình độ lao động


Lao động có trình độ sau đại học

2

Lao động có trình độ đại học 002

8

005

Lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng 19

Lao động nghề

011

37

081

Lao động phổ thông

285

0

Tỷ lệ (%)

50

100

150

200

250

300

Số lao động (người)

Hình 3.2 Trình độ lao động tại các điểm du lịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Hình 3.3 thể hiện trình độ của lực lượng lao động tại 12 điểm được phỏng vấn trên địa bàn huyện Phong Điền. Xét về trình độ chuyên môn, đa số lao động có trình độ phổ thông, với 285 người và chiếm tỷ trọng 81,2%. Lao động động nghề chiếm 10,54% với tổng số là 37 người. Có 19 người ở trình độ trung cấp, cao đẳng và chiếm 5,41%. Có 2,28% lao động có trình độ đại học và chỉ có 0,57% lao động có trình độ sau đại học.

Tóm lại: lao động có trình độ phổ thông tương đối lớn và tỷ lệ lao động có hợp đồng trên 1 năm lại thấp, 14,81%. Từ đó cho thấy lao động tại các điểm du lịch chưa có tính ổn định cao, chủ yếu làm theo thời vụ. Điều này sẽ dẫn đến trình độ nghiệp vụ của lực lượng lao động còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp.


3.3.5 Tổ chức hoạt động tại các điểm du lịch

3.3.5.1 Tình hình tổ chức dịch vụ tại các điểm du lịch

Bảng 3.6 Tình hình tổ chức dịch vụ tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền

Dịch vụ

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tham quan vườn

12

100

Phục vụ ăn uống

12

100

Câu cá giải trí

9

75

Các trò chơi dân gian

6

50

Dịch vụ lưu trú

8

66,67

Bán hàng lưu niệm

5

41,67

Khác: đàn ca tài tử (4), trải nghiệm làm bánh hỏi (1),

làm ca cao (1), du thuyền (1)


7


58,33

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Qua bảng 3.6 ta thấy, trong số 12 điểm du lịch được hỏi có 12 điểm du lịch tổ chức cho du khách tham quan vườn, 12 điểm này cũng có dịch vụ ăn uống tại chỗ cho du khách, như vậy 100% cơ sở du lịch đều tổ chức cho khách tham quan vườn và có phục vụ ăn uống tại chỗ cho du khách. Có 9 điểm du lịch tổ chức dịch vụ câu cá giải trí tại vườn, chiếm 75%. Có 8 điểm du lịch tổ chức dịch vụ lưu trú cho du khách, với tỷ trọng 66,67%. Có 50% số điểm du lịch có tổ chức các trò chơi dân gian và 41,67% các điểm này có của hàng bán quà lưu niệm. Ngoài ra có 7 điểm du lịch có tổ chức thêm các dịch vụ khác. Trong đó, có 4 điểm du lịch có tổ chức chương trình đàn ca tài tử cho du khách thưởng thức, còn lại là các dịch vụ khác như: trải nghiệm làm bánh hỏi, trải nghiệm làm ca cao và dịch vụ du thuyền.

3.3.5.2 Tình hình quảng bá hình ảnh tại các điểm du lịch

Hình thức quảng cáo là một trong những cách thức quảng bá hình ảnh du lịch đến với du khách ở khắp nơi trong và ngoài nước. Việc lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với khu du lịch của mình. Bảng 3.7 bên dưới thể hiện tình hình quảng bá hình ảnh tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền trong thời gian qua.

Bảng 3.7 Tình hình quảng bá hình ảnh tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền


Hình thức quảng cáo

Tần số

Tỷ lệ (%)

Báo, tạp chí

10

83,33

Tivi, radio

5

41,67

Internet

9

75

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Kết quả khảo sát về hình thức quảng cáo tại các điểm du lịch cho thấy, các điểm du lịch quan tâm đến các hình thức quảng cáo chủ yếu: báo, tạp chí; tivi, radio, mạng Internet (website, mạng xã hội Facebook,…). Từ bảng 3.7 ta thấy, có 10 điểm du lịch lựa chọn hình thức quảng cáo từ báo, tạp chí, chiếm 83,33% tổng số các điểm du lịch được hỏi. Có 9 điểm du lịch đã quảng bá hình ảnh trên mạng Internet (chiếm 75%) thông qua Website chính thức của khu du lịch hoặc thông qua Website của các công ty du lịch liên kết, các trang web du lịch và đặc biệt là có nhiều khu du lịch đã lựa chọn hình thức quảng bá thông qua mạng xã hội facebook. Có 5 điểm du lịch lựa chọn hình thức quảng cáo qua tivi, radio, chiếm 41,67%.

3.3.5.3 Tình hình tổ chức liên kết của các điểm du lịch với các đơn vị khác

Bảng 3.8 Tình hình tổ chức liên kết của các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền

Hình thức liên kết

Tần số

Tỷ lệ (%)

Liên kết với công ty du lịch lữ hành

10

83,33

Liên kết với cơ sở du lịch khác

4

33,33

Chưa tạo được mối liên kết

2

16,67

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Qua bảng 3.8 ta có thể thấy, có 10 điểm du lịch có liên kết với các công ty du lịch lữ hành để đưa khách đến tham quan, chiếm 83,33% tổng số khu du lịch được hỏi. Các công ty tiêu biểu như: Công ty du lịch Cần Thơ, Trung tâm Lữ hành Du lịch SACATOURS, Saigontourist, Vietravel chi nhánh Cần Thơ,… Các công ty du lịch lữ hành thường tổ chức các tour: Ninh Kiều – Chợ nổi Cái Răng – Điểm du lịch; Ninh Kiều – Chợ nổi Cái Răng – Chợ nổi Phong Điền – Điểm du lịch. Điểm du lịch thường là điểm dừng chân của du khách trong các tour miệt vườn sông nước.

Có 4 điểm du lịch đã tạo được liên kết với các cơ sở du lịch khác để phục vụ du khách tham quan vườn với sự đa dạng về các loại trái cây, các mối liên kết này


thường được kết hợp giữa những điểm du lịch có vị trí gần nhau để thuận tiện cho việc di chuyển. Có 2 điểm du lịch chưa tạo được mối liên kết do các diểm du lịch này hoạt động phục vụ khách vãng lai, hoạt động theo phương thức độc lập riêng lẻ.

3.3.6 Những nhân tố gây trở ngại đối với các điểm du lịch

3.3.6.1 Những khó khăn tại cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch

Bảng 3.9 Những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch


Nhân tố

Tần số

Tỷ lệ (%)

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế

10

83,33

Thiếu vốn kinh doanh

4

33,33

Thiếu lao động

4

33,33

Thiếu tổ chức liên kết

2

16,67

Hệ thống giao thông chưa tốt

10

83,33

Chưa có kinh nghiệm kinh doanh du lịch

8

66,67

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Qua khảo sát 12 điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền, có 10 điểm du lịch, chiếm 83,33% cho rằng họ còn hạn chế về cơ sở hạ tầng; có 10 điểm du lịch cho rằng hệ thống giao thông chưa tốt cũng là nguyên nhân gây khó khăn trở ngại cho việc kinh doanh của mình; có 8 điểm du lịch gặp khó khăn khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh du lịch, chiếm 66,67%; 4 điểm du lịch gặp khó khăn vì thiếu vốn kinh doanh và 4 điểm gặp khó khăn do thiếu lao động, chiếm 33,33%; cuối cùng có 2 điểm du lịch, chiếm 16,67% gặp khó khăn do thiếu tổ chức liên kết.

3.3.6.2 Những khó khăn khi sử dụng lao động tại cơ sở kinh doanh du lịch

Trong quá trình sử dụng lao động, các điểm du lịch cũng gặp không ít khó khăn. Tình hình khó khăn cụ thể được trình bày trong bảng 3.10 bên dưới.

Bảng 3.10 Những khó khăn khi sử dụng lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch


Nhân tố

Tần số

Tỷ lệ (%)

Kỹ năng chuyên môn của lao động thấp

8

66,67

Lao động không ổn định

5

41,67

Lao động hạn chế về trình độ ngoại ngữ

11

91,67

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Qua khảo sát thực tế ta thấy, đa số các cơ sở kinh doanh du lịch cho rằng khó khăn lớn nhất là lao động còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, có 11 đơn vị gặp phải khó khăn này, chiếm 91,67% tổng số điểm du lịch được hỏi. Có 8 điểm du lịch gặp


khó khăn khi lao động có kỹ năng chuyên môn thấp, chiếm 66,67%. Cuối cùng là có 5 điểm du lịch gặp khó khăn khi lao động không ổn định, chiếm 41,67%.

Nhìn chung, đa số các điểm du lịch đều gặp khó khăn khi nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ thấp, vì thế không thể giao tiếp với khách quốc tế dó cũng là một điểm yếu cần khắc phục. Ta thấy, đa phần lao động tại các khu du lịch là lao động phổ thông nên trình độ chuyên môn thấp cũng là khó khăn gây cản trở cho việc phát triển du lịch bền vững.

3.3.7 Phản ứng của du khách khi tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền

3.3.7.1 Sự quay lại của du khách đối với điểm vườn du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ

Khi được hỏi là du khách có dự định sẽ quay lại hay không thì có 85,88% du khách sẽ quay lại khi có dịp và 14,12% du khách hiện không có dự định quay lại.

Bảng 3.11 Ý định quay lại điểm du lịch của du khách trong tương lai


Sẽ quay lại trong tương lai

Tần suất

Tỷ lệ (%)

152

85,88

Không

25

14,12

Tổng

177

100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)



14.124%


85.876%


Có Không

Hình 3.3 Ý định quay lại điểm du lịch của du khách trong tương lai

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)


Đối với khách du lịch sẵn sàng quay lại Phong Điền để đi tham quan du lịch, tacần có những biện pháp giữ chân khách, tạo điều kiện để họ chi tiêu cho hoạt động du lịch nhiều hơn nữa để tạo nguồn thu cho việc nâng cao chất lượng du lịch ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Còn đối với những người chưa có dự định quay lại và không có dự định quay lại, cần có những biện pháp nâng cao chất lượng trong du lịch bằng cách tạo ra những sản phẩm đặc trưng, mới mẻ hơn nữa để họ không cảm thấy nhàm chán.

3.3.7.2 Mức độ tuyên truyền, quảng bá của du khách

Trong tổng số 177 người được hỏi về ý định giới thiệu điểm du lịch cho người khác đến tham quan trong tương lai, có 161 người sẽ giới thiệu cho người khác, chiếm 90,96%. Có 16 người sẽkhông giới thiệu vì họ cho rằng chẳng có gì hấp dẫn, chiếm 9,55% số du khách được hỏi.

Bảng 3.12 Ý định giới thiệu cho người khác


Sẽ giới thiệu cho người khác

Tần suất

Tỷ lệ (%)

161

90,96

Không

16

9,04

Tổng

177

100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)



9.040%


90.960%


Có Không

Hình 3.5 Ý định giới thiệu cho người khác

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2016)

Qua kết quả phân tích trên có thể thấy, đa số du khách hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền thành phố Cần


Thơ. Đa số du khách sẽ sẵn sàng giới thiệu cho người khách về các điểm du lịch tại huyện Phong Điền, có thể thấy ciệc quảng bá bằng con đường truyền miệng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn các phương tiện quảng bá khác. Vì thế, để du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền ngày càng phát triển thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách.

3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN

3.4.1 Những ưu điểm

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong thời gian qua du lịch huyện Phong Điền nói riêng và du lịch thành phố Cần Thơ nói chung cũng đã có bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt sau:

- Lượng khách du lịch đến huyện Phong Điền có mức tăng trưởng khá cao, nhất làgiai đoạn từ năm 2011 đến nay, cùng với sự tăng trưởng dòng khách du lịch, doanh thu cũng tăng khá cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được cải thiện cả về số lượng và chấtlượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách, cùng với các cơ sở vật chất kỹthuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạccũng được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách và thuhút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, mở ra triển vọngmới về đẩy mạnh xã hội hóa du lịch.

- Hoạt động du lịch lữ hành bước đầu có hiệu quả cao. Việc nối tour vớicác địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố trong vùng bướcđầu đã phát huy được lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương.

- Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và vùng đất Phong Điền cũng được chú trọng, nhờ đó Phong Điền đã bước đầu tạo dựngđược hình ảnh du lịch của mình.

- Quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những bước đầu khả quan, từngbước xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển chophù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí