Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Du Lịch


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1 Khái niệm

2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch

a. Khái niệm du lịch

Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là một số định nghĩa về du lịch tương đối đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất:

Theo Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch Otawa, Canada (tháng 6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài môi trường thường xuyên (nơi thường xuyên của mình), trong một khoản thời gian ít hơn thời gian khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Theo pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Theo Luật du lịch Việt Nam, định nghĩa du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định”.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 3

b. Khái niệm về du lịch sinh thái

Theo điều 4 của Luật du lịch được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XI, cụ thể: “Du lịch sinh thái là hình thức du


lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa bản địa, với sự tham gia tích cực của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Trong hội thảo về “xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, năm 1999: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa kỳ năm 1998 thì: “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới thì: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Với định nghĩa thuần túy về du lịch sinh thái thì ta hiểu đây là loại hình khai thác triệt để điều kiện thiên nhiên của vùng. Du lịch sinh thái dựa vào văn hóa bản địa và bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa địa phương. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, du khách có được nhận thức về tự nhiên, đồng thời sẽ giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

Tóm lại: cho dù du lịch sinh thái theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó cũng phải hội đủ 2 yếu tố:

- Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường.

- Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu với những tên gọi khác nhau:

+ Du lịch thiên nhiên;

+ Du lịch môi trường;

+ Du lịch xanh.

“Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các khu chuyên canh trồng cây ăn trái, hoa, cá cảnh cùng với văn minh miệt vườn


cảnh quan vườn tạo nên một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc có lực hấp dẫn rất lớn đối với việc tham quan du lịch của du khách.

Mô hình du lịch sinh thái được áp dụng tại đồng bằng Sông Cửu Long được biến đổi thích ứng với điều kiện hình thành một loại hình du lịch mới đó là du lịch sinh thái vườn. Điều kiện hình thành loại hình du lịch này là các vườn cây ăn trái miệt vườn, sông ngòi, kênh rạch… và đặc trưng độc đáo của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long.

Du lịch sinh thái ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long như một loại hình du lịch nông thôn. Do đó, phát triển du lịch sinh thái vườn được nhìn nhận như một cách làm tăng thu nhập, hỗ trợ chống đói nghèo và tổ chức lại nông thôn thông qua sự phát triển du lịch như một ngành nghề phi nông nghiệp. Cộng đồng cư dân nông thôn là lực lượng chính tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở nông thôn, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và xã hội vùng nông thôn đó.

2.1.1.2 Du khách

- Khách du lịch: Là chủ đề của hoạt động du lịch, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch. Nó là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh và phát triển của ngành du lịch, là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ ngành du lịch.

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch là người du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để thu nhập tại nơi đến.

Năm 1965, Liên Hiệp Quốc triệu tập Hội nghị Lữ hành và du lịch ở La Mã (còn gọi là Hội Nghị La Mã) đã nêu ra khái niệm tổng thể du khách (Visitor):

Du khách chỉ bất cứ người nào tới một nơi không phải một nơi thường trú của mình để thăm viếng với bất cứ nguyên nhân gì trừ mục đích thù lao.

Du khách bao gồm:

+ Du khách qua đêm: du khách tới một nơi thăm viếng với thời gian tối thiểu lưu lại 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan thăm viếng, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao…


+ Du khách quay về trong ngày: du khách tới một nơi thăm viếng thời gian ngắn, lưu lại không đủ 24 giờ và không lưu trú qua đêm.

- Khách du lịch quốc tế:

Năm 1989, Hội nghị Liên minh Quốc Hội về du lịch tổ chức tại Lahaye (Hà Lan) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế trên tinh thần khái niệm được đưa ra ở Roma năm 1963 như sau:

+ Trên đường đi tham quan hoặc đang tham quan một nước khác với nước mà họ đang cư trú thường xuyên.

+ Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng.

+ Không được làm bất cứ chuyện gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại.

+ Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời nước tham quan để về nước thường trú hoặc đi đến một nước khác.

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào VIệt Nam để du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú vào Việt Nam ra nước ngoài để du lịch.

- Khách nội địa:

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2.1.1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của sự khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, không dịch chuyển được, không thể cất trữ, tồn kho. Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch và tiêu dùng trùng nhau về không gian và thời gian. Nội dung cơ cấu sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan đến nhiều ngành nghề . Nhưng xét về ý nghĩa, các


bộ phận hợp thành đều có thể chia ra một hoặc vài loại trong ba yếu tố lớn: Vật thu hút du lịch, dịch vụ du lịch.

Sản phẩm du lịch có đặc điểm chủ yếu:

- Tính tổng hợp: Được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu… và nhu cầu du khách cũng gồm nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu vật chất tinh thần ở cấp cao.

- Tính không thể dự trữ: Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “ sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từ bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó.

- Tính không chuyển dịch: Do nội dung hạt nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở mục đích du lịch nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch. Nói chung, sản phẩm du lịch phải thông qua phương tiện giao thông để vận chuyển du khách đến nơi tiêu thụ. Hơn nữa, trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm. Du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch nên việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn tới sự lưu động của du khách. Hiệu xuất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lượng nhu cầu du lịch lớn hay nhỏ. Vì thế công tác tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm du lịch có ý nghĩa rất lớn, cần tận dụng phương pháp khoa học và biện pháp hiện đại để đưa thông tin về sản phẩm du lịch tới tay từng du khách tiềm năng,từ đó tăng nhanh sự lưu thông sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả và lợi ích kinh tế của du lịch.

- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Cũng chỉ


du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu. Hoạt động du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiếp thụ cùng tham gia để hoàn thành.

Trong kinh doanh du lịch đòi hỏi người kinh doanh du lịch phải có giải pháp tác động để du khách đến và tiêu dùng sản phẩm tại điểm của mình đồng thời phải hỗ trợ để du khách khai thác được giá trị sử dụng của nó, tức phải quảng bá được giá trị sử dụng của nó và làm cho du khách có thể học được từ sản phẩm du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch là sự đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở,đi lại, tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các nhu cầu phát sinh trong thời gian đi du lịch.

2.1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Bao gồm cả cơ sở vật chất, kỹ thuật của các ngành khác và của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc, điện nước,… những yếu tố này gọi chung là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, và những yếu tố này là điều kiện đảm bảo cho việc phát triển du lịch. Điều này đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa du lịch với các ngành khác.

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa cung cấp và thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,…

2.1.1.5 Tài nguyên du lịch

Là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên du lịch.


Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Có hai loại tài nguyên du lịch là tài nguyên du lịch cảnh quan và tài nguyên du lịch kinh doanh. Tài nguyên thiên nhiên gồm tài nguyên địa hình, khí hậu, sinh vật. Tài nguyên du lịch kinh doanh là tài nguyên có liên quan với hoạt động kinh doanh du lịch như tài nguyên để ăn uống khi du lịch, hàng tiêu dùng du lịch, tài nguyên kiến trúc du lịch, tài nguyên nhân tài du lịch… Đặc biệt, con người và toàn bộ những giá trị của cải vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra có thể hấp dẫn du khách du lịch, gồm hai loại hữu hình và vô hình hay còn gọi là văn hóa vật thể và phi vật thể. Con người cũng là một tài nguyên du lịch, là chủ thể của tài nguyên du lịch xã hội. Các tài nguyên du lịch cần khai thác và bảo vệ hợp lý để nó tạo ra giá trị mới.

2.1.1.6 Nơi đến du lịch

Nơi đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của người đó.

2.1.1.7 Điểm du lịch

Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách.

2.1.1.8 Khu du lịch

Là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

2.1.1.9 Tuyến du lịch

Là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.


2.1.1.10 Khái niệm về sự hài lòng

Theo Kotler và Keller (2006) sự hài lòng là trạng thái của mức độ cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó.

Theo Oliver (1999) và Zineldin (2000) sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm trên toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận được so với mong đợi trước đó.

Theo Kano (1984) ông cho rằng mỗi khách hàng đều có 3 cấp độ nhu cầu: nhu cầu cơ bản, nh cầu biểu hiện, nhu cầu tiềm ẩn.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng nhưng nhìn chung thì khái niệm sự hài lòng của khách hàng được hiểu là cảm giác thoải mái khi khách hàng được đáp ứng như mong đợi của họ về sản phẩm, dịch vụ.

2.1.2 Các loại hình du lịch

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại du lịch. Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian nhàn rỗi và mục đích du lịch của mình để xác định hình thức du lịch khác nhau. Một cách chung nhất có thể phân chia du lịch thành các loại khác nhau.

- Phân chia theo mục đích du lịch: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng người thân), du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và du lịch khác.

- Phân chia theo phạm vi khu vực: có thể chia du lịch thành du lịch trong nước và du lịch quốc tế.

- Phân chia theo nội dung du lịch: có du lịch công vụ; du lịch thương mại, du lịch du ngoạn, du lịch viếng thăm người thân, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo.

- Phân chia theo nhóm người du lịch: có du lịch tập thể, du lịch cá nhân.

- Phân chia theo hình thức đón tiếp du lịch có: du lịch trọn gói, du lịch ủy thác.

- Phân chia theo lịch sử du lịch quá trình hình thành các loại hình du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023