Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Đã có nhiều nghiên cứu về sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới và đặc biệt là những nghiên cứu về ngành du lịch sinh thái. Có thể kể đến một vài nghiên cứu:

- Vanessa Slinger-Freidman (2009), “Ecotourism in Dominica: Studying the Potential for Economic Development, Environmental Protection and Cultural Conservation”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch sinh thái tại Dominica. Nội dung nghiên cứu về tiềm năng của phát triển kinh tế, Bảo vệ môi trường và Bảo tồn văn hóa, đây là nghiên cứu thực địa và số liệu thứ cấp được lấy từ năm 1999 – 2008, số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân từ các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty du lịch, hướng dẫn viên, và người bán hàng thủ công từ khắp nơi trên Dominica. Trong đó gồm: 75 cơ sở lưu trú, 21 nhà hàng, 43 người bán hàng thủ công, 5 cửa hàng lặn, 18 công ty du lịch và 20 hướng dẫn viên, 26 hãng taxi, và 56 nông dân, ngư dân, và người bán lẻ. Dữ liệu thứ cấp cũng được tập hợp từ năm 2000-2008 từ các tài liệu chính thức của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ khác, và các tài liệu nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu này tập trung vào ba lĩnh vực nghiên cứu chính: (1) tạo việc làm, cơ hội kinh tế và phát triển hạ tầng; (2) mối liên kết được hình thành giữa du lịch và các lĩnh vực khác của nền kinh tế Dominica; và (3) bảo tồn môi trường và văn hóa bản địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, (1) về tác động kinh tế: có sự đa dạng về cơ hội việc làm đang được tạo ra trong ngành công nghiệp du lịch sinh thái ở Dominica, kể cả các vị trí trong lĩnh vực nhà ở, xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất thủ công địa phương và doanh số bán hàng, nông nghiệp, đánh bắt cá, bảo trì công viên, lặn, và lưu diễn ở cả khu vực nông thôn và thành thị của Dominica;

(2) về mối liên hệ giữa các ngành: Kết quả cho thấy rằng, du lịch ở Dominica xuất hiện để được bổ sung và liên kết với các ngành khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp bằng cách tạo ra một nhu cầu gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ từ


các ngành này; (3) tác động về môi trường và văn hóa: Kết quả khảo sát cho thấy, có sự tác động của du lịch sinh thái lên yếu tố môi trường và văn hóa bản địa.

Bài viết cho thấy, du lịch sinh thái tác động có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực và làm tăng mối liên kết với các ngành kinh tế khác, đồng thời du lịch sinh thái cũng giúp phát triển bền vững hơn về môi trường và ảnh hưởng tích cực của văn hóa bản địa. Để đạt được kết quả như vậy đó là nhờ vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên tại vùng đất này là một đảo nhỏ; chính sách tập trung phát triển du lịch sinh thái của chính phủ và sự phát triển của các cơ sỏ kinh doanh du lịch tại địa phương. Các loại hình du lịch sinh thái đã phát triển ở Dominica có thể có tiềm năng phát triển ở các khu vực hòn đảo nhỏ tương tự dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của nó. Ngoài ra, du lịch sinh thái trên Dominica đang tạo ra cơ hội việc làm cho người dân bản địa với một mức thu nhập cao, cũng như góp phần phát triển nền kinh tế ở cả khu vực thành thị và nông thôn của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bên cạnh một số kết quả đạt được của nghiên cứu này, du lịch sinh thái tại Dominica vẫn còn tồn đọng một số vấn đề cần giải quyết: (1) thiếu các đánh giá tác động tại các điểm du lịch bổ sung nơi có sự gia tăng đáng kể về số lượng khách du lịch; (2) việc phát triển thủy điện ở Trafalgar Falls, Titou Gorge, và hồ nước ngọt đã làm tăng ô nhiễm tiếng ồn tại các khu du lịch và giảm lưu lượng nước đến Trafalgar Falls, một điểm thu hút du lịch trọng điểm; (3) việc xem xét xây dựng một hệ thống cáp treo để thu hút số lượng lớn du khách đến Công viên quốc gia Morne Trois Pitons nhưng đã được ngừng lại do phản đối của UNESCO, (4) việc Chính phủ biểu quyết tại cuộc họp Ủy ban cá voi quốc tế vào năm 2002, đứng về phía Nhật Bản chống lại một lệnh cấm săn bắn cá voi. Xét rằng ngành du lịch Dominica cũng dựa trên cá voi để thu hút du khách đến du lịch sinh thái, việc bỏ phiếu này có vẻ trái ngược với hoạt động hiện có ở Dominica; (5) kế hoạch của Chính phủ sẽ xây dựng một sân bay quốc tế, việc xây dựng này sẽ phải di dời các cộng đồng nông nghiệp, phá hủy núi và chặt phá rừng; (6) ngừng việc thực hiện dự án xây dựng khách sạn lớn (250 phòng) có vốn đầu tư của nước tại Dominica.Sự phát triển của du lịch sinh thái ở Dominica cung cấp một mô hình tiềm năng cho các đảo khác thực hiện theo.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - 2

- Frida Eriksson & Matilda Lidsröm (2013), “Sustainable development in ecotourism: Tour operators managing the economic, social and environmental concerns of sustainable development in Costa Rica”. Luận án này là nhằm trả lời các câu hỏi: "Làm thế nào nhà điều hành tour du lịch sinh thái góp phần cân bằng giữa kinh tế, xã hội và khía cạnh môi trường của sự phát triển bền vững ?". Với mục tiêu kiểm tra xem công ty lữ hành du lịch sinh thái xử lý các khía cạnh của phát triển bền vững trong điều kiện đất nước đang phát triển từ đó quản lý khai thác tour du lịch dựa trên cácvấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, các yếu tố này có tác động thế nào trong việc cân bằng giữa ba chiều. Nghiên cứu định tính này được thực hiện trong bối cảnh các công ty lữ hành du lịch sinh thái ở Costa Rica thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Chín người trả lời tham gia trong nghiên cứu này, đại diện cho bảy công ty lữ hành du lịch sinh thái địa phương. Các công ty có địa điểm trụ sở chính ở các khu vực khác nhau, bốn trong số đó hoạt động chủ yếu từ khu vực San José trong khi một công ty có kinh doanh chính của mình tại Quepos và hai công ty có trụ sở chính ở La Fortuna. Các dữ liệu thu thập được về cân bằng của du lịch sinh thái và phát triển bền vững đã lần lượt được phân tích với tham chiếu đến một khung lý thuyết được thiết lập sẵn. Kết quả nghiên cứu đạt được dựa trên các khía cạnh: (1) Xử lý vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường: Nghiên cứu cho rằng, công ty lữ hành du lịch sinh thái trong trường hợp các nước đang phát triển của Costa Rica đang tích cực tham gia vào việc hỗ trợ phát triển bền vững. Về kinh tế,các tour du lịch sinh thái đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội tại địa phương, bằng cách sử dụng người dân địa phương, giữ các khoản đầu tư của họ tại địa phương, có chủ sở hữu địa phương, người lao động và quan hệ đối tác, các công ty du lịch sinh thái có thể phục vụ để tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Về xã hội, công ty lữ hành du lịch sinh thái ở Costa Rica tham gia vào hỗ trợ giáo dục và cung cấp các công cụ cho cộng đồng trong việc tự quản lý trong vòng du lịch sinh thái và phát triển bền vững. Về môi trường, có những yếu tố bên ngoài, các tổ chức, các công ty đại chúng, du lịch, khách du lịch vô trách nhiệm đối với môi trường mà các nhà khai thác du lịch sinh thái không thể kiểm soát. Vì vậy,


điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người dân để góp phần bảo vệ môi trường. Nhà điều hành tour du lịch sinh thái có thể tham gia thực hiện việclàm sạch, hạn chế hao mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường,…;(2) cân bằng giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững: luận án này xác định rằng, các công ty du lịch lo ngại các vấn đề về kinh tế xã hội và môi trường. Có thể thấy rõ ràng nhất là những nổ lực của xã hội và môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư của các công ty. Nếu các công ty du lịch sinh thái tại các quốc gia đang phát triển thiếu các nguồn lực tài chính cần thiết thì những nỗ lực của xã hội và môi trường có thể cân bằng có lợi cho mối quan tâm đang triển của công ty. Để kiểm soát các tác động đến môi trường, cần phải hạn chế các nhóm du lịch, làm cho mỗi tour du lịch ít lợi nhuận hơn. Điều này có thể lần lượt làm hỏng tính xác thực những kinh nghiệm du lịch, giảm thu du lịch, ảnh hưởng đến nỗ lực của xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển tiêu cực. Ngoài ra còn có sự đánh đổi giữa mối quan tâm về môi trường và xã hội, lợi ích môi trường đôi khi mâu thuẫn với các khía cạnh xã hội.

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

- Nguyễn Hoàng Tâm (2010), “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long đến năm 2015”, đề tài nghiên cứu về thực trạng du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Long qua các năm để từ đó đưa ra giải pháp phát triển đến năm 2015. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng du lịch sinh thái Vĩnh Long gồm: giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của năm chuyên gia về sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Từ đó, xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh du lịch sinh thái giữa 03 tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Bến Tre. Đề tài còn dựa vào ma trận SWOT để đưa ra đưa ra các giải pháp phát triển, đồng thời dựa vào ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược cần thiết cho sự phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng du lịch sinh thái Vĩnh Long trong những năm qua phát triển đáng kể: số lượng du khách tăng dần qua các năm, số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ cũng


tăng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch vẫn còn yếu, sản phẩm chưa đặc sắc còn trùng lắp giữa các nhà vườn. Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi, sinh thái đa dạng, tài nguyên du lịch sẵn có nhưng du lịch sinh thái Vĩnh Long có vị trí khiêm tốn so với các tỉnh lân cận. Sau khi tổng hợp và phân tích dựa trên ma trận QSPM, tác giả đưa ra 06 giải pháp để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Vĩnh Long: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Thu hút và tận dụng cơ hội đầu tư; Phát triển sản phẩm mới; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Nguyễn Thị Yến Oanh (2011), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh An Giang”. Đề tài phân tích thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010; Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các tiềm năng và lợi thế của tỉnh An Giang để có thể khai thác và phát triển du lịch sinh thái từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái của tỉnh An Giang. Số liệu thu thập từ 100 mẫu là du khách trong và ngoài nước đến An Giang. Tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tần số, phương pháp phân tích ma trận SWOT, tổng hợp, thống kê, so sánh và lấy ý kiến chuyên gia ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: An Giang là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, có đồng bằng, có đồi núi, hệ sinh vật đa dạng và hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Lượng khách đến du lịch tại An Giang tăng qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu kém như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển đồng bộ; tốc độ phát triển chậm, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh,… từ việc phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho An Giang giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó có 03 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái; Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị du lịch sinh thái; Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và huy động nguồn lực phát triển du lịch sinh thái.

- Giang Khánh Thuận (2011), “Phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển vườn cây ăn trái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang”. Đề tài tập trung phân tích ngành


du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa lộc tại Cái Bè Tiền Giang nói riêng về các mặt: thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch qua các năm 2006 – 2010. Cách tiếp cận phân tích tiềm năng du lịch sinh thái Tiền Giang dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp để xác định sự đóng góp của du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa lộc vào sự phát triển chung của ngành du lịch sinh thái Tiền Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch sinh thái như: phong cảnh, môi trường, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vui chơi giải trí,… các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp thống kê mô tả biểu đồ, sơ đồ, xếp hạng và phân tích bảng chéo dùng để phân tích hiện trạng hoạt động của các điểm sinh thái vườn cây ăn trái tại Tiền Giang. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tần số, xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách. Sử dụng ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức của du lịch sinh thái vườn ăn trái tại Tiền Giang để từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang.

- Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2014), “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách Quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”. Đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của họ về loại hình du lịch này. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số và trung bình), kiểm định Chi – bình phương (Chi-Square), phân tích tương quan giữa hai biến (sử dụng hệ số tương quan Pearson). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi đối với 108 du khách quốc tế đến tham quan du lịch tại chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận, nhóm tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Mức độ hài lòng của du khách được đo lường bởi 8 nhóm yếu tố: (1) Môi trường tự nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng; (3) Sự đáp ứng và đảm bảo an


toàn của phương tiện vận chuyển; (4) Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm, giải trí; (5) Cơ sở lưu trú; (6) An ninh trật tự an toàn; (7) Hướng dẫn viên; (8) Giá cả dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy đánh giá của du khách về chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận ở mức khá hấp dẫn với số điểm 3,99 theo thang đo 5 mức độ (từ 1: thấp nhất và 5: cao nhất). Đề tài cũng đưa ra 7 giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của du khách: (1) giải pháp đối với môi trường tự nhiên, cảnh quan cần bảo vệ môi trường sông nước thông qua việc giáo dục ý thức cho người dân; (2) đối với cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng; (3) đối với phương tiện vận chuyển tham quan cần trang bị áo phao, dụng cụ y tế và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp; (4) đối với dịch vụ ăn uống mua sắm và giải trí cần phát triển hệ thống nhà hàng và đầu tư thêm các loại hình giải trí khác; (5) đối với cơ sở lưu trú cần đầu tư thêm hệ thống khách sạn ở Cái Bè, nâng cao phong cách phục vụ của nhân viên; (6) đối với vấn đề an ninh trật tự và an toàn cần khắc phục tình trạng chèo kéo, thách giá và ăn xin ở các bến tàu du lịch; (7) đối với giá cả các loại dịch vụ cần cải thiện cho hợp lý hơn.

- Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015), “ Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch miệt vườn. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị và kỳ vọng đưa “tiếng nói của du khách” đến những đối tượng có liên quan để tìm ra giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 160 du khách nội địa theo phương pháp phi xác suất kiểu thuận tiện. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài gồm: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch miệt vườn: (1) Nguồn nhân lực và dịch vụ; (2) Giá cả dịch vụ; (3) Hạ tầng kỹ thuật; (4) An ninh trật tự và an toàn; (5) Cơ sở lưu trú. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra một số kiến nghị và quan điểm để nhằm phát triển loại hình du lịch miệt vườn trong tương lai.


Kết luận: từ các nghiên cứu trên, ta có thể thấy đa phần các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng hoạt động du lịch. Một số tác giả sử dụng ma trận SWOT để đưa ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa trên các thế mạnh và cơ hội. Đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở Cần Thơ và vùng phụ cận trong một nghiên cứu khác nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái gồm 6 thành phần: (1) Nguồn nhân lực; (2) Cơ sở hạ tầng;

(3) Cơ sở lưu trú; (4) Dịch vụ; (5) Giá cả dịch vụ; (6) An ninh trật tự và an toàn.

Đề tài còn kế thừa các phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu theo phương pháp thuận tiện; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng du lịch tại huyện Phong Điền; đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái Phong Điền. Đề tài mong muốn được ứng dụng kết quả nghiên cứu và thực tế giúp phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí