-Tốc độ tăng trưởng (GDP). -Lạm phát (INF) | khác nhau đến rủi ro tahnh khoản. | |||
Nghiên cứu các yếu tố quyết định đến khả năng thanh khoản của các NHTM ở Tusia/Mohamed Aymen Ben Moussa | 2015 | 198 | -Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) -Lợi nhuận ròng trên tài sản (NIM). -Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (ALA). -Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA). -Chi phí hoạt động trên tổng tải sản (CEA) -Quy mô ngân hàng (SIZE). -Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (CAP) -Tốc độ tăng trưởng (GDP). -Lạm phát (INF) | -Kết quả cho thấy các biến CAP, CEA, ALA, GDP, INF có tác động đáng kể đến rủi ro thanh khoản. -Các biến TLA, SIZE không có tác động đáng kể đến rủi ro tahnh khoản. |
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Hồi Giáo/Khoutern Ben Jedidia và cộng sự | 2015 | 135 | -Quy mô ngân hàng (SIZE). -Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). -Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) -Tỷ lệ đầu tư -Sự phụ thuộc các ngân hàng nước ngoài. -Tốc độ tăng trưởng (GDP). | -Kết quả cho thấy các yếu tố CAR, ROA, tỷ lệ đầu tư, sự phụ thuộc các ngân hàng nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro thanh khoản. -Các biến SIZE, GDP không ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Các Rủi Ro Khác
- Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Và Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
- Tỷ Lệ Vốn Chủ Sở Hữu Trên Tổng Tài Sản Qua Các Năm
- Một Số Kiểm Định Dành Cho Mô Hình Fe Kiểm Định Đa Cộng Tuyến
- Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
28
Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản/Trương Quang Thông | 2013 | 212 | -Quy mô ngân hàng (SIZE). -Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRA). -Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD). -Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA). -Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA). -Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) -Tăng trưởng kinh tế (GDP). -Lạm phát (INF) -Thay đổi cung tiền (M2) | -Kết quả ước lượng cho thấy biến tổng tài sản có tác động phi tuyến tính đến rủi ro thanh khoản. -Biến GDP năm hiện tại có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản ngân hàng trong năm đó, nhưng nó sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản của năm sau. -Biến INF của năm nay không có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản trong năm đó nhưng có ảnh hưởng làm giảm rủi ro thanh khoản của năm sau đó. |
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM VN/Vũ Thị Hồng | 2012 | 222 | -Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) -Tỷ lệ nợ xấu (NPL) -Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) -Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) -Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLTL) | -Kết quả cho thấy các yếu tố OWN, NPL, ROE có mối tương quan thuận. -Ngược lại các TLA có mối tương quan nghịch. |
29
-Quy mô ngân hàng (SIZE) | -Biến LLTL, SIZE không có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản |
Nguồn: tổng hợp của tác giả
30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương hai đã trình bày một số lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến việc phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản. Ở chương ba này sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu, cách lấy dữ liệu và phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trong chương một.
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Xác định các vấn đề nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Thiết lập mô hình nghiên cứu.
Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA.
Thống kê mô tả
Hồi quy tính tuyến các biến trong mô hình.
Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Để xác định các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014. Dữ liệu được lấy trên các trang web của các công ty chứng khoán cũng như của chính ngân hàng đó. Đối với các biến kinh tế vĩ mô các nhà nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu từ trang web www.worldbank.org. Mẫu nghiên cứu bao gồm 34 ngân hàng với tổng cộng 136 quan sát .
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả, mỗi biến được mô tả qua các nội dung như tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại.
3.3.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập
Việc khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao. Nếu hệ số tương quan nhỏ hơn 0.5 thì không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hoặc ngược lại.
3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Sau khi thực hiện thống kê mô tả dữ liệu, để có thể đánh giá sơ bộ về dữ liệu cũng như chiều hướng tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc, bộ dữ liệu sẽ được sử dụng để chạy hồi quy với 2 mô hình cơ bản:
Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect - FE).
Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect - RE)
3.3.4 Kiểm định Hausman
Để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa Fixed Effect (FE) và Random Effect (RE), ta sử dụng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định giúp lựa chọn nên sử dụng mô hình FE hay mô hình RE. Kiểm định Hausman còn để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa biến độc lập và phần dư hay không?. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thuyết.
H0: phần dư và biến độc lập không tương quan H1: phần dư và biến độc lập có tương quan
Nếu giá trị (Prob>chi2) < 0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết H0, khi đó phần dư và biến độc lập có tương quan, do đó lựa chọn mô hình FE sẽ giải thích tốt hơn. Ngược
lại, nếu giá trị (Prob>chi2) > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết H0, phần dư và biến độc lập không tương quan, mô hình RE nên được sử dụng trong trường hợp này.
3.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao: Khi hệ số ương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 thì vấn đề đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng.
- VIF (variance inflation factor) là chỉ tiêu được dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì sẽ xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
Ngoài ra nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để kiểm định phương sai sai số thay đổi; kiểm định Wooldrdge để kiểm định tự tương quan.
3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Từ cơ sở lý thuyết và các mô hình của các nghiên cứu trước nêu ở chương 2. Đề tài nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thượng mại trên thị trường chứng khoán dựa trên mô hình của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer All, Shama Sadaqat (2011) và Trương Quang Thông (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015).
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H8. Trong đó, các yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng được kỳ vọng tác động thuận chiều hoặc trái chiều trực tiếp đến biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H1: Quy mô ngân hàng càng lớn sẽ làm cho thanh khoản càng cao.
H2: Dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm cho thanh khoản càng thấp. H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng nhỏ sẽ làm cho thanh khoản càng thấp.
H4: Lợi nhuận cân biên của ngân hàng tăng sẽ làm thanh khoản càng cao. H5: Dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao sẽ làm giảm khả năng thanh
khoản.
H6: Chi phí hoạt động càng lớn sẽ làm cho thanh khoản giảm đi. H7: tăng trưởng kinh tế tăng sẽ làm khả năng thanh khoản tăng lên. H8: Lạm phát tăng sẽ làm giảm khả năng thanh khoản.
RỦI RO THANH KHOẢN LIQ
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Dự phòng rủi ro tín dụng (LLTL)
Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA)
Lạm phát (INF)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA)
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CTIR)
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
LIQ = ßo + ß1SIZE + ß2LLTL + ß3ETA + ß4NIM + ß5LTA + ß6CTIR + ß7 GDP +
ß8IN + εi
β0 : hệ số chặn.
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 : là tham số của mô hình.
: sai số của mô hình
3.5 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
3.5.1 Biến phụ thuộc LIQ
Theo các nghiên cứu trước, có rất nhiều tỷ số để đo lường khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng một tỷ số đo lường khả năng thanh khoản (LIQ) dựa theo nghiên cứu của Pavla Vodova (2011) và Ganic Mehmed (2014) như sau:
LIQ = tài sản thanh khoản/tổng tài sản
3.5.2 Biến độc lập:
Quy mô ngân hàng (SIZE): được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Theo Vũ Thị Hồng (2012) nếu quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng
khác có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLTL): Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cũng được sử dụng để kiểm định tác động đến rủi ro thanh khoản. Chi phí càng cao cho các phòng rủi ro tín dụng càng làm gia tăng rủi ro thanh khoản (Trương Quang Thông, 2014). Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA): Theo Quyết Định 457 và theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước,” và vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đi. Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Theo Trịnh Hồng Hạnh (2015)-Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng cho rằng NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư một cái nhìn rò hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó