BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS. HÀ VĂN DŨNG
(Ghi rò họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 27 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rò họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên | Chức danh Hội đồng | |
1 | PGS.TS. Phan Đình Nguyên | Chủ tịch |
2 | TS. Phan Thị Hằng Nga | Phản biện 1 |
3 | TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh | Phản biện 2 |
4 | PGS.TS. Lê Quốc Hội | Ủy viên |
5 | TS. Nguyễn Quyết Thắng | Ủy viên, Thư ký |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Các Rủi Ro Khác
- Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
TP. HCM, ngày tháng năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Giới tính : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 14-10-1975 Nơi sinh : TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kế toán MSHV : 1441850003
I- Tên đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1) Xác định các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
2) Đo lường tác động của các nhân tố đến khả năng thanh khoản.
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý khả năng thanh khoản cho hoạt động ngân hàng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS. Hà Văn Dũng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “ Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rò nguồn gốc.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn, TS. Hà Văn Dũng, người đã định hướng trong việc chọn đề tài và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô đã giảng dạy tôi tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh-Hutech, đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn về kế toán để tôi có thể vận dụng vào công việc hiện tại của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình bé nhỏ của tôi, đến những người bạn làm trong lĩnh vực ngân hàng, những người bạn học chung lớp 14SKT11 thân thương đã hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Bình
TÓM TẮT
Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả khi đạt được cả hai mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát giảm thiểu rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được đánh giá là rủi ro nguy hiểm. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ngân hàng không đáp ứng đủ yêu cầu về vốn khả dụng thì sẽ gây thua lỗ và nguy hiểm hơn là mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Vì vậy việc các ngân hàng thương mại quan tâm đến công tác quản trị thanh khoản không chỉ vì sự an toàn của ngân hàng mình mà còn vì sự an toàn chung cho cả hệ thống tài chính.
Mặt khác, môi trường kinh tế ở Việt Nam chưa ổn định, làm cho hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp, khó khăn, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn, và mức độ rủi ro cũng sẽ tăng lên. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công tác rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng là rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với thực trạng trên, đề tài sẽ nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản nhằm tìm ra các giải pháp quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng để tìm hiểu các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản. Các biến này sau khi thu thập sẽ được đưa vào mô hình và dùng phần mềm STATA để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu. Dữ liệu sử dụng cho đề tài này là dữ liệu bảng được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011-2014 của 34 ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu đã thực hiện thống kê mô tả và phân tích hồi quy để làm rò vấn đề nghiên cứu. Trong phân tích hồi quy, đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm STATA. Bằng việc sử dụng mô hình FGLS (mô hình hồi quy quy bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả), nghiên cứu đã tìm thấy tất cả các biến số đều có tác động âm và có ý nghĩa trong mô hình hồi quy. Các biến dự phòng rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, lạm phát có mối tương quan thuận; ngược lại, các biến quy mô ngân hàng,
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lợi nhuận cận biên, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan nghịch với rủi ro thanh khoản.
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu cũng đưa ra được một số kiến nghị nghị đối với hoạt động của ngân hàng liên quan tới rủi ro thanh khoản nhằm giúp cho các nhà quản trị trong việc quản lý rủi ro thanh khoản để đảm bảo vừa an toàn và hiệu quả cho hoạt động.
ABSTRACT
A bank functions efficiently only when it achieved two aims. Those are maximizing the profits and controlling plus reducing the risks, in which liquidity is considered as a dangerous one. Therefore, the concerning of the commercial banks on managing the liquidity is not only for their own safety, but also for the safeness of the finance system.
On the other hand, Vietnam’s economy is still unstable, this makes business becomes complicated, difficult, enhance the pressure of competition between banks and risk will increase. In order to survive and develop, risk management especially liquidity management is necessary for commercial banks in Vietnam this period.
From this situation, this research will discuss and analyze the factors that affect the risk of liquidity to find the solutions for risk management of commercial banks.
This research will apply the quantitative method. Besides, the use of regression analysis and table’s data is to find the inner factors of the bank and the macroeconomic factors affecting liquidity risk. After collecting and screening, these variables were incorporated into the model, processed and analyzed data regression by using STATA software.
This study was conducted through descriptive statistics and regression analysis to clarify the research problem. In the regression analysis, the research has applied the STATA software for the spreadsheet data. By using the FGLS model (Feasible generalized least squares model), the studied had found that all the variables have negative impact and significance in the regression model. Variables like the credit loss provision, loan outstanding balance on total assets, operating expense to total income and inflation have positive correlate; on the other hand, variables like scale of the bank, equity to total assets, contribution margin, and economic growth have negative correlate on liquidity risk.
From the analysis, the study also provides a number of recommendations in the activities of the banks related to liquidity risk in order to help administrators in managing liquidity risk that results in ensure medium safe and efficient operation.