Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

2.1.1Khái niệm 4

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: 4

2.2 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO 6

2.2.1 Khái niệm rủi ro 6

2.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 6

2.3 LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN 7

2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác 8

2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 9

2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

2.4.1 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản 10

2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản 11

2.4.3 Các phương pháp đo lường khả năng thanh khoản 12

2.5 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 31

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.3.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu 32

3.3.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập 32

3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng 32

3.3.4 Kiểm định Hausman 32

3.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 33

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 33

3.5 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 34

3.5.1 Biến phụ thuộc LIQ 34

3.5.2 Biến độc lập: 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY 44

4.2.1. Ma trận tương quan 44

4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng. 45

4.2.2.1. Kiểm định Hausman lựa chọn giữa FE và RE 45

4.2.2.2. Một số kiểm định dành cho mô hình FE 46

4.2.2.3. Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả - FGLS 47

4.3.4 Ý nghĩa của từng biến số hồi quy như sau: 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.2 KIẾN NGHỊ 53

5.3 HẠN CHẾ 54

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 1 58

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC


STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CTIR

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

2

ETA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

3

GDP

Tăng trưởng kinh tế

4

INF

Lạm phát

5

LIQ

Khả năng thanh khoản

6

LLTL

Dự phòng rủi ro tín dụng

7

LTA

Dự phòng cho vay trên tổng tài sản

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

10

SIZE

Quy mô ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước 33

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến của mô hình 46

Bảng 4.1: Thống kê mô tả 48

Bảng 4.2: Ma trận tương quan 56

Bảng 4.3: Kết quả ước lượng hồi quy 58

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman 59

Bảng 4.5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi 60

Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan của phần dư 60

Bảng 4.7: Mô hình hồi quy FGLS 61

Bảng 4.8: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài 65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác 13

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của Muhammad 22

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 39

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 43

Hình 4.1: Quy mô ngân hàng qua các năm 49

Hình 4.2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm 51

Hình 4.3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm 52

Hình 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm 53

Hình 4.3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản qua các năm 54

Hình 4.3: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập qua các năm 55


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Hệ thống ngân hàng luôn vẫn tồn tại nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được đánh giá là rủi ro nguy hiểm nhất. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Ngược lại, nếu ngân hàng không đáp ứng đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường thì sẽ mất khả năng thanh toán, mất uy tín. Vì vậy, việc các ngân hàng thương mại chú trọng đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ vì sự an toàn của ngân hàng mà còn vì sự an toàn của cả hệ thống tài chính – tiền tệ.

Theo Minh Đức (2015) cho rằng các ngân hàng đang mạo hiểm với thanh khoản, tính đến ngày 31/5/2015 tỷ lệ cho vay trên huy động vốn trên thị trường của khối ngân hàng thương mại đã lên mức cao với 94,3%, trong khi cùng kỳ 2014 là 90,74%. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro thanh khoản tiềm tàng càng lớn. Để đáp ứng khả năng chi trả tức thời và đảm bảo mức dự trữ bắc buộc, các ngân hàng thương mại (NHTM) buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng làm cho lãi suất ngân hàng tăng cao, dẫn đến nguồn vốn hạn hẹp và rủi ro thanh khoản gia tăng. Điều đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị sụt giảm.

Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa kinh tế, các hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng hơn bao giờ hết là điều thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xuất phát từ lý do đó, em xin chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dựa trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc quản lý thanh khoản.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mục tiêu 2: Đo lường tác động của các nhân tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mục tiêu 3: Đề xuất các giái pháp nhằm quản lý thanh khoản cho hoạt động ngân hàng trong tình hình hiện nay.


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu này giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rỏ các câu hỏi sau:

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó lên thanh khoản tại các ngân hàng thương mại như thế nào?

Các giải pháp nào để quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Ba mươi bốn (34) ngân hàng thương mại Việt Nam trong 4 năm, giai đoạn từ năm 2011-2014.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng để tìm hiểu các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản. Bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm STATA để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu. Từ đó cho ta những kết luận về mối quan hệ, cũng như ý nghĩa thống kê của các biến.


1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Việc thực hiện nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực

tiễn.

- Về mặt khoa học, nghiên cứu tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cũng là sự nhận xét các nghiên cứu trước ở các nước trên thế giới so với Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ đưa ra những kết luận mang tính chất tham khảo, giúp cho các nhà quản lý, các nhà quản trị ngân hàng có bức tranh về sự phát triển của ngành ngân hàng trong việc quản lý thanh khoản để đảm bảo vừa an toàn và hiệu quả cho hoạt động.

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan

Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài, ý nghĩa của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Nội dung của chương này sẽ khảo sát cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Mục đích của chương này là trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình, thu thập và xử lý số liệu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này sẽ đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Đồng thời sẽ đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Chương này sẽ trình bày kết luận từ quá trình phân tích, từ đó đề xuất giải pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả, đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022