Chuyển Giao Và Quản Lý Tài Sản Bảo Đảm Là Giấy Tờ Có Giá

cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; còn theo Điều 10 Nghị định số 163 thì giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp gồm cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định (hiện theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2005 thì hợp đồng thế chấp nhà ở có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực).

Qua các quy định trên đây cho thấy, đối với cầm cố tài sản thì hiệu lực của cầm cố phát sinh từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; đối với thế chấp tài sản thì chỉ thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển là có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp, thế chấp nhà ở có hiệu lực từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực; còn các trường hợp thế chấp khác sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng thế chấp được giao kết.

Quay lại với giao dịch bảo đảm bằng GTCG của TCTD có thể thấy, nếu các bên lựa chọn biện giao kết hợp đồng cầm cố thì đương nhiên hiệu lực của cầm cố GTCG sẽ phát sinh kể từ thời điểm bên cầm cố giao GTCG cho bên nhận cầm cố, nếu các bên lựa chọn biện pháp thế chấp thì hiệu lực của hợp đồng thế chấp GTCG sẽ phát sinh kể từ thời điểm các bên giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, như ta đã biết, theo các quy định của pháp luật hiện hành và trên thực tế áp dụng, việc nhận bảo đảm bằng GTCG chỉ được thực hiện theo biện pháp cầm cố, các bên chỉ giao kết hợp đồng cầm cố GTCG. Chính vì vậy, việc cầm cố GTCG có hiệu lực kể từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao GTCG cho bên nhận cầm cố.

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 339 BLDS năm 2005) và trên thực tế áp dụng tại các TCTD, việc cầm cố GTCG sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, việc cầm cố được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, GTCG cầm cố đã được xử lý và chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.

2.3.6. Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

Điều 327 và Điều 343 BLDS năm 2005 quy định, việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính; việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính; trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Hiện nay, các giao dịch phải công chứng, chứng thực gồm có các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở (Khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005 và Điểm a Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003).

Đối với yêu cầu về đăng ký giao dịch bảo đảm, theo Điều 3 Nghị định số 83 thì các giao dịch bảo đảm phải đăng ký gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Qua các quy định trên đây có thể thấy, đối với biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản, chỉ có cầm cố tàu bay là thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm; các trường hợp cầm cố tài sản khác chỉ đăng ký giao dịch bảo đảm khi các bên chủ thể giao dịch có yêu cầu. Thủ tục công chứng giao dịch cầm cố cũng không phải là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Với các quy định này, giao dịch cầm cố tài sản tự nó có hiệu lực pháp lý ràng buộc bên cầm cố, bên nhận cầm cố theo các quy định trong hợp đồng và pháp luật về cầm cố.

Việc nhận cầm cố các tài sản nói chung và GTCG nói riêng tại TCTD hầu như không thực hiện thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Thực tế này xuất phát từ lý do pháp luật hiện hành không yêu cầu phải thực hiện công chứng và đăng ký. Ngoài ra, xuất phát từ việc các TCTD luôn tự muốn hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục quy trình xem xét cho vay và nhận tài sản bảo đảm qua đó tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận vốn vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.4. Chuyển giao và quản lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

Có thể nói, trong hoạt động cho vay và nhận tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD, nghĩa vụ quản lý tài sản bảo đảm là nghĩa vụ cơ bản và quan trọng được pháp luật quy định rõ và được các bên thỏa thuận rất cụ thể trong hợp đồng bảo đảm. Tùy thuộc vào biện pháp bảo đảm các bên áp dụng là cầm cố hay thế chấp, mà quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản bảo đảm sẽ thuộc về bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm. Nếu là biện pháp cầm cố thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ và cũng là quyền quản lý tài sản cầm cố. Nếu là thế chấp tài sản thì bên thế chấp lại có quyền và nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 9

Bảo đảm tiền vay bằng GTCG theo quy định của pháp luật hiện hành được thực hiện theo hình thức cầm cố, GTCG cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố là TCTD. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản cầm cố là GTCG thuộc về TCTD nhận cầm cố. Việc chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố là GTCG thực hiện theo quy định chung của pháp luật về quản lý tài sản cầm cố và quy định riêng đặc thù áp dụng cho tài sản là GTCG.

Theo quy định chung của pháp luật (Điều 332 và Điều 333 BLDS năm 2005, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 163) thì bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố. Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản. Trong trường hợp tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo

cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó. Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Pháp luật về GTCG và giao dịch bảo đảm có một số quy định riêng áp dụng cho trường hợp cầm cố GTCG. Điều 37 Luật CCCCN quy định, người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thỏa thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản. Và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 163 quy định, trong trường hợp nhận cầm cố GTCG thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành GTCG hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó. Trong trường hợp người phát hành GTCG hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên thực tế, khi nhận cầm cố GTCG, TCTD yêu cầu bên cầm cố thực hiện các trình tự, thủ tục và ký kết các giấy tờ pháp lý về chuyển giao và quản lý GTCG hết sức chặt chẽ để bảo đảm bên cầm cố thực hiện đúng nghĩa vụ chuyển giao GTCG và để chính TCTD thực hiện được quyền, nghĩa vụ quản lý GTCG cầm cố một cách hiệu quả nhất.

Tùy thuộc vào trường hợp GTCG do chính TCTD nhận cầm cố phát hành hay do tổ chức khác phát hành và tùy thuộc vào GTCG cầm cố được phát hành dưới hình thức chứng chỉ ghi danh hay vô danh, TCTD thực hiện tiếp nhận và quản lý GTCG theo phương thức khác nhau.

Trường hợp GTCG nhận cầm cố do chính TCTD nhận cầm cố phát hành, việc chuyển giao GTCG cầm cố được thực hiện theo thủ tục đơn giản. Theo đó, TCTD yêu cầu bên cầm cố ký giấy đề nghị chuyển quyền sở hữu GTCG, giấy đề nghị phong tỏa GTCG theo mẫu của TCTD đã lập, TCTD thực hiện phong tỏa GTCG cầm cố, nhập kho tài sản cầm cố và chuyển tiền vay cho bên vay.

Trường hợp GTCG do tổ chức khác phát hành, việc chuyển giao và quản lý GTCG được thực hiện phụ thuộc vào loại GTCG đã lưu ký hay chưa lưu ký tại công ty lưu ký.

Đối với các GTCG chưa lưu ký, TCTD lập văn bản đề nghị tổ chức phát hành kiểm tra, xác nhận số dư và phong tỏa GTCG lưu ký trong suốt thời gian cầm cố tại TCTD, yêu cầu tổ chức phát hành xác nhận vào giấy đề nghị xác nhận số dư và phong tỏa GTCG.

Đối với các giấy tờ có đang lưu ký tại công ty lưu ký, TCTD lập văn bản đề nghị công ty lưu ký kiểm tra, xác nhận số dư và phong tỏa GTCG/tài khoản lưu ký trong suốt thời gian cầm cố tại TCTD. Nội dung đề nghị xác nhận, cam kết thường là:

Xác nhận trên tài khoản giao dịch giấy tờ có giá tại công ty lưu ký có đủ số dư giấy tờ có giá theo danh mục đã nêu; số giấy tờ có giá đó chưa dùng làm tài sản đảm bảo hoặc bị ràng buộc bởi bất cứ nghĩa vụ nào; đồng ý phong tỏa số giấy tờ có giá theo danh mục cho đến khi có văn bản giải tỏa của tổ chức tín dụng nhận cầm cố; không làm thủ tục hoặc xác nhận việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố hoặc các hình thức khác làm chuyển dịch quyền sở hữu số giấy tờ có giá cầm cố trong thời gian cầm cố và chỉ thực hiện làm thủ tục hoặc xác nhận mua bán, chuyển nhượng, cầm cố và các hình thức chuyển giao khác sau khi có công văn giải tỏa cầm cố của giấy tờ có giá [14, Khoản 6.3.1 Điều 6].

Ngoài ra, đối với loại GTCG này việc nhận cầm cố thường được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết giữa TCTD và công ty lưu ký, theo đó, công ty lưu ký và TCTD liên kết cho vay vốn đối với khách hàng có GTCG lưu ký tại công ty để khách hàng đầu tư, kinh doanh GTCG. Theo phương thức này, TCTD và bên cầm cố lập văn bản cam kết đồng ý chuyển quyền quản lý tài sản cầm cố là GTCG cho công ty lưu ký. Công ty lưu ký sẽ quản lý tài sản cầm cố kể từ khi có đề nghị phong tỏa tài sản cầm cố của TCTD cho đến khi nhận được yêu cầu giải tỏa một phần hoặc toàn bộ tài sản cầm cố của bên cầm cố (đã được TCTD nhận cầm cố chấp nhận); hoặc đến khi nhận được yêu cầu bán tài sản cầm cố của bên cầm cố để trả nợ cho TCTD (đã được TCTD nhận cầm cố chấp nhận); hoặc nhận được yêu cầu bán tài sản cầm cố của chính TCTD nhận cầm cố.

Như vậy, các quy định pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý để các bên trong giao dịch cầm cố GTCG thực hiện các quyền và nghĩa vụ về chuyển giao và quản lý GTCG cầm cố. Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 163 đã ghi nhận quyền của bên nhận cầm cố trong việc yêu cầu tổ chức phát hành và tổ chức lưu ký GTCG đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với GTCG nhận cầm cố, trường hợp các chủ thể này đã cam kết nhưng không thực hiện theo cam kết thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, theo như quy định trên đây của Nghị định số 163 thì tổ chức phát hành và tổ chức lưu ký GTCG chỉ phải chịu trách nhiệm khi có và trong giới hạn các nội dung cam kết với bên nhận cầm cố. Trường hợp họ không có cam kết với bên nhận cầm cố thì trách nhiệm của họ sẽ như thế nào? Nghị định số 163 chưa ấn định trách nhiệm của các tổ chức này trước yêu cầu của bên nhận cầm cố khi các tổ chức này không có thỏa thuận, cam kết với TCTD. Ngoài ra, theo các quy định hiện hành khác, tổ chức phát hành hoặc tổ chức lưu lý GTCG chỉ có trách nhiệm thực hiện phong tỏa, giám sát giá trị tài sản ghi trên sổ sách theo yêu cầu của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền như Tòa án, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra,... Do đó, nếu bên nhận cầm cố yêu cầu những tổ chức này bảo đảm quyền giám sát của mình đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó thì các tổ chức này không có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện, nếu có thiệt hại xảy ra thì TCTD cũng không có cơ sở yêu cầu các tổ chức này chịu trách nhiệm.

Như vậy, bên cạnh việc chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay bằng GTCG, pháp luật hiện hành cũng chưa thiết lập được cơ chế đảm bảo sự phối hợp của các bên liên quan trong việc nhận GTCG làm tài sản bảo đảm, điều này dẫn đến TCTD gặp nhiều rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm và ảnh hưởng đến khả năng xử lý GTCG để thu hồi nợ vay. TCTD sẽ thực hiện quản lý, giám sát GTCG cầm cố được thuận lợi, chặt chẽ hơn nếu như có văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ những vấn đề này.

2.5. Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

Quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền của bên nhận bảo đảm được tác động trực tiếp tới tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Quyền xử lý tài sản bảo đảm được xác lập thông qua hợp đồng bảo đảm và có hiệu lực ràng buộc giữa các bên kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, bên nhận bảo đảm chỉ có quyền xử lý tài sản trên thực tế khi phát sinh các căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận, ngoài các trường hợp đó bên nhận bảo đảm không có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Như đã phân tích ở phần đầu của luận văn, pháp luật hiện hành (BLDS năm 2005, Nghị định số 163) quy định rõ các căn cứ để bên bảo đảm thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm, các nguyên tắc, phương thức, trình tự thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý GTCG thực hiện theo quy định của pháp luật về GTCG. Tùy thuộc GTCG nhận bảo đảm thuộc loại nào, việc xử lý GTCG đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về GTCG tương ứng.

Ví dụ, việc xử lý GTCG là hối phiếu đòi nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật CCCCN, theo đó, bên cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì bên nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho bên cầm cố, trường hợp bên cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm; việc xử lý GTCG là chứng khoán được thực hiện theo các quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán; việc xử lý GTCG do TCTD phát hành lại được thực hiện theo quy định của Luật NHNN, Luật Các TCTD và Quy chế phát hành GTCG; …

Để đảm bảo quyền xử lý GTCG để thu hồi nợ vay của mình, các TCTD khi xác lập hợp đồng bảo đảm cũng thường đưa ra các điều khoản quy định cụ thể các trường hợp xử lý GTCG. Trong đó, ngoài các trường hợp xử lý GTCG theo quy định của pháp luật, các bên bảo đảm thường dự liệu thêm hai trường hợp đó là xử lý GTCG khi giá trị của GTCG xuống thấp hơn mức giá trị nhất định do TCTD đã quy định (thường là khi giá GTCG cầm cố giảm xuống bằng hoặc thấp hơn 70% thị giá GTCG cầm cố được xác định tại thời điểm định giá để cho vay thì TCTD thực hiện quyền bán toàn bộ GTCG của bên bảo đảm theo giá sàn để thu hồi nợ) và xử lý GTCG theo yêu cầu của chính bên bảo đảm để thanh toán nợ vay cho bên vay (bên bảo đảm phải có đề nghị bằng văn bản, TCTD sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để bên bảo đảm bán GTCG đồng thời quản lý số tiền thu được từ việc bán GTCG).

Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là GTCG được các TCTD áp dụng khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại GTCG.

Trường hợp GTCG do chính TCTD nhận bảo đảm phát hành, các TCTD sẽ tự động bán thanh lý GTCG (khi GTCG đã đến hạn thanh toán) hoặc chuyển quyền sở hữu GTCG sang tên chính TCTD nhận bảo đảm (nếu GTCG chưa đến hạn thanh toán).

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí