Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 2

Dương" được nghiên cứu nhằm góp phần luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa PTKT và MTST, hướng tới đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ MTST đảm bảo PTKT nhanh, bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa MTST với PTKT bền vững ở tỉnh Hải Dương.

* Nhiệm vụ:

- Làm rò cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa MTST với PTKT.

- Đánh giá tác động của PTKT đến MTST và vai trò của MTST đối với PTKT ở Hải Dương.

- Luận giải những phương hướng, giải pháp bảo vệ MTST phục vụ PTKT bền vững ở Hải Dương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Mối quan hệ giữa MTST với PTKT bền vững ở Hải Dương, trong đó nhấn mạnh sự tác động của PTKT đến MTST và sự cần thiết phải bảo vệ MTST để PTKT bền vững ở Hải Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: từ năm 1997 - 2020

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 2

- Phạm vi lãnh thổ: trên địa bàn tỉnh Hải Dương

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp tiếp cận nghiên cứu:

Quán triệt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa MTST và PTKT, đồng thời vận dụng phép duy vật biện chứng, phương pháp lôgic - lịch sử để nghiên cứu các nội dung của đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: hệ thống hóa và xử lý tài liệu, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh…

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu…

6. Đóng góp của luận văn

- Khái quát những vấn đề lý luận về MTST và vai trò của nó đến PTKT.

- Phân tích, đánh giá những tác động của PTKT đến MTST ở Hải Dương.

- Đánh giá hậu quả của ô nhiễm MTST đối với PTKT, qua đó đề ra những giải pháp giải quyết vấn đề MTST nhằm PTKT bền vững ở Hải Dương.

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh tế, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn có 3 chương, 9 tiết.

Chương 1: Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế - cơ sở lý luận và kinh nghiệm ở một số địa phương.

Chương 2: Thực trạng môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế ở Hải Dương.

Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu giải quyết mối quan hệ giữa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế bền vững ở Hải Dương.

Chương 1‌‌

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG


1.1. Môi trường sinh thái

1.1.1. Khái niệm môi trường sinh thái

Trên thế giới hiện nay, dù là nước đang phát triển hay phát triển, nước giàu hay nước nghèo thì một vấn đề chung đặt ra là làm thế nào để có mối quan hệ hài hòa giữa TTKT và BVMT. Bởi vì, muốn tăng trưởng phải khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, và phát thải cũng nhiều hơn, tất nhiên là không tránh được những tác động tiêu cực đến môi trường. Tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi trường đã tạo nên một vòng luẩn quẩn là: sống dựa nhiều vào nguồn lợi thiên nhiên, thiếu tri thức, thiếu vốn, thiếu công nghệ nên năng suất lao động thấp, sử dụng năng lượng và nguyên liệu với hiệu suất và hiệu quả thấp lại tốn nhiều tài nguyên và môi trường không xử lý được…

Đã có nhiều báo cáo khoa học của các nước khác nhau nêu lên những vấn đề mới trên phạm vi toàn cầu liên quan đến các cơ chế điều tiết của sinh quyển như: lỗ hỏng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, tính ĐDSH bị suy giảm. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, những chiều hướng xấu của vấn đề MTST đặc biệt là những vấn đề về sự biến đổi của môi trường, nguồn sống của loài người đang bị cạn kiệt, MTST bị hủy hoại.

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm “Môi trường sinh thái”. Để hiểu rò hơn khái niệm “Môi trường sinh thái” chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan như: “môi trường”, “sinh thái”, “hệ sinh thái”.

* Khái niệm môi trường

Theo định nghĩa của UNESCO (năm 1981), “Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhau cầu của mình” [32, tr.11].

Luật Môi trường sửa đổi năm 2005 quan niệm: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời

sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [34, tr.11].

Theo Từ điển Tiếng Việt, môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy [44, tr.790].

Còn theo quan niệm của tác giả Lê Huy Bá trong cuốn “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững” được nhiều người đồng tình thì: “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người” [4, tr.7].

* Khái niệm sinh thái, hệ sinh thái

Theo Từ điển Tiếng Việt, “sinh thái” là quan hệ giữa sinh vật, kể cả con người và môi trường; “sinh thái” là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống.

Sinh vật và môi trường xung quanh thường xuyên có tác động qua lại với nhau tạo thành một đơn vị hoạt động thống nhất. Các sinh vật trong một đơn vị bất kỳ như thế sẽ gồm rất nhiều các loài sinh vật sinh sống và đó chính là quần xã sinh vật, chúng tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng và vật chất tạo nên cấu trúc dinh dưỡng và chu trình tuần hoàn vật chất giữa thành phần hữu sinh và vô sinh thì được gọi là “hệ sinh thái” [44, tr.791].

* Khái niệm môi trường sinh thái

Theo Từ điển Tiếng Việt, MTST là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người [44, tr.790].

Còn theo Phạm Thị Ngọc Trầm, MTST bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể - bảo vệ con người. MTST là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội [43, tr.16].

Từ các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng: MTST là toàn bộ môi trường tự nhiên liên quan đến sự sống của con người và xã hội loài người. Nó là sản phẩm và cũng là điều kiện của quá trình sinh tồn của con người và các loài sinh vật khác trong mối quan hệ cộng sinh và quy định, chế ước lẫn nhau.

Như vậy, có thể hiểu MTST là một chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ và

tương tác với nhau giữa điều kiện tự nhiên và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn, bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống, thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ, bồi đắp cho thiên nhiên.

Do sự PTKT, môi trường tự nhiên bị đe dọa nghiêm trọng, phá hủy sự cân bằng sinh thái và để lại những hậu quả không lường được. Sự thay đổi của các nhân tố MTST có thể chia thành các nhân tố điều khiển được và các nhân tố không điều khiển được. Các nhân tố điều khiển được là sự gây ô nhiễm bầu khí quyển, nguồn nước, sự xói mòn đất và sự hủy diệt giới động thực vật… Những nhân tố không điều khiển được là loại đất, địa hình vùng, chế độ gió, chế độ nhiệt, tình hình động đất trên lãnh thổ…Việc tính đến các nhân tố không điều khiển được của môi trường cho phép xây dựng sát thực tế hơn các phương án PTKT chấp nhận được trên vùng lãnh thổ đã cho. Đối với các nhân tố điều khiển được của môi trường tự nhiên cần có các thông số kỹ thuật, kinh tế và xã hội cần thiết mới có thể xác định được mục tiêu tối ưu của các phương án.

Bảo vệ MTST đã, đang và sẽ là vấn đề mang tính toàn cầu. Nội dung cơ bản của BVMT là: bảo vệ rừng và đảm bảo độ che phủ trên lãnh thổ, chống ô nhiễm không khí, nước và đất, giải quyết và tận dụng các phế thải, chống xói mòn, hoang mạc hóa đất đai, quản lý nơi cư trú cho các loài sinh vật, bảo vệ và chống sự tiêu diệt các loài sinh vật quý hiếm, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN.

Muốn giải quyết tốt vấn đề MTST cần nắm được các khái niệm liên quan:

* Bảo vệ môi trường: Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho con môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN.

BVMT còn là tập hợp các biện pháp giữ gìn, bảo vệ, phục hồi, sử dụng một cách hợp lý môi trường sinh học, MTST; nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị, áp dụng các khoa học công nghệ, ít hoặc không có phế thải nhằm tạo ra cuộc sống tối ưu cho con người.

* Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật BVMT của Việt Nam "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn

cứ để quản lý môi trường" [15].

* Ô nhiễm môi trường: là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại [31].

- Ô nhiễm môi trường nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước chủ yếu do con người gây ra, ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật, ảnh hưởng đến sự PTKT - XH.

- Ô nhiễm không khí: là sự biến đổi trong thành phần không khí làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu.

- Ô nhiễm đất: ô nhiễm đất xảy ra khi có mặt một số chất lạ và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất.

- Ô nhiễm tiếng ồn: âm thanh gây nên do những rung động trong không khí gây kích thích cảm giác nghe. Ô nhiễm tiếng ồn thường do các phương tiện giao thông, các máy móc hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt.

* Chất gây ô nhiễm: là những chất làm cho môi trường trở thành độc hại. Khi đó môi trường không những mất hết những giá trị của mình mà còn trở thành độc hại đối với con người và sinh vật.

* Chất thải rắn: là vật liệu ở dạng rắn (từ thực phẩm không còn sử dụng được, các loại thải rắn như bao bì, chai lọ, các loại vôi, gạch vụn từ công trình xây dựng…) bị loại bỏ thường có nguồn gốc từ các khu thương mại, dân cư, nhà máy, trong sản xuất nông nghiệp.

* Chất thải nguy hại: là loại chất thải có nồng độ độc tố cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

* Tai biến môi trường: Là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường. Quá trình tai biến phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn của hệ thống. Tai biến môi trường thường có 2 loại:

- Loại cấp diễn: xảy ra nhanh, mạnh, đột ngột và cũng nhanh chóng kết thúc, được xen kẽ một khoảng thời gian dài bình yên như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt…

- Loại trường diễn: xảy ra chậm, trường kỳ như sa mạc hóa, nhiễm mặn đất ven biển… [31].

* Suy thoái môi trường: sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường; gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và thiên nhiên.

* Sự cố môi trường: là những tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt

động của con người hoặc những biến đổi bất thường của thiên nhiên gây ra suy thoái môi trường.

* Công nghệ sạch: là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ONMT, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ra ONMT.

* Kiểm soát ô nhiễm: là việc thực hiện tất cả các hoạt động nhằm làm cho môi trường nói chung, các thành phần môi trường nói riêng không bị ô nhiễm hoặc nếu có bị ô nhiễm thì có thể chủ động khắc phục được [34].

Qua các khái niệm trên có thể thấy quá trình PTKT gắn với BVMT là việc sử dụng hợp lý các nguồn lực (đặc biệt là TNTN) bằng các biện pháp, công cụ, phương tiện… làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài với CCKT hợp lý, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ MTST, hướng tới PTBV.

1.1.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với phát triển bền vững

1.1.2.1. Khái niệm về phát triển, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Thuật ngữ "phát triển" đã được sử dụng quen thuộc trên các phương tiện thông tin, trong các công trình nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống hàng ngày. Phát triển là một xu hướng tự nhiên đồng thời cũng là quyền của mỗi cá nhân hay mỗi quốc gia. Con người vừa là đối tượng, vừa là động lực của phát triển. Mục tiêu của phát triển là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người.

* Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng của con người [11, tr.208].

* TTKT là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [12, tr.38].

Theo lý thuyết TTKT hiện đại, các yếu tố tác động đến tăng trưởng bao gồm nguồn lao động, vốn sản xuất, TNTN và khoa học công nghệ. TTKT trước hết thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó TTKT là tiền đề vật chất để giải quyết tình trạng đói nghèo và hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Vì thế, TTKT nhanh là mục tiêu theo đuổi của các quốc gia.

* Phát triển kinh tế: là sự TTKT gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội [12, tr.44].

Như vậy, TTKT chưa phải là PTKT. Tăng trưởng mới chỉ là điều kiện cần để PTKT. Điều kiện đủ của PTKT là trong quá trình TTKT phải đảm bảo được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và đảm bảo TTKT trong tương lai.

1.1.2.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với phát triển bền vững

Có thể nói rằng, mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác đều không thể đình chỉ tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. PTBV là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về PTBV:

- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết PTBV, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, BVMT một cách khoa học đồng thời với sự PTKT.

- PTBV là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai [6, tr.23].

Định nghĩa này bao gồm 2 nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.

- PTBV là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và phát triển các nguồn TNTN để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [30, tr.17].

Tuy nhiên, định nghĩa được sử dụng nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về PTBV là định nghĩa của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đưa ra năm 1987: "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Định nghĩa này được mở rộng ra với 3 cấu thành về sự PTBV:

+ Về kinh tế: một hệ thống bền vững về kinh tế phải thể hiện ở sự tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022