Tổng Quan Về Nghiệp Vụ Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại

1.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Xây dựng bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Khảo sát các khách hàng là cá nhân đã và đang tham gia hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách.

1.3.2 Xác định mẫu nghiên cứu


Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thâp dữ liêu

́i kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair và ctg (1998) thi kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150. Như vâỵ , với mô hình nghiên cứ u có 23 biến

quan sát thì kích thướ c mẫu cần thiết là n=23*5=115. Để có thể đat mẫu đề ra, số mẫu dự kiến tiến hành điều tra là 130.

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu.

đươc

kích thước


Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

1.3.4 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:

Y = Y1 – Y0


Trong đó:

Y0 : là chỉ tiêu năm gốc.

Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích.

Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối:


Y1 - Y0

Y =

x 100

Y0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Chợ Lách - 3

Trong đó:

Y0 : là chỉ tiêu năm gốc.

Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích.

Y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu.

- Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như nghề nghiệp, mục đích vay vốn của khách hàng…

- Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau:

Trị số 0,5< KMO < 1 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s có Sig < 0,05 ( Hair và cộng sự, 2006).

Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax. Những nhân tố có eigenvalue > 1 được giữ lại mô hình (Gerbing & Anderson, 1988). Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (% Cumulative variance)

> 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988).

Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự,

2006).

- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân

tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.

1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân.

- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian:

Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2013, 2014, 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 15/02/2016 đến 15/3/2016. Thời gian thực hiện đề tài: từ 04/01/2016 đến 09/4/2016.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Chợ Lách, tỉnh Bến

Tre.

1.5 Ý nghĩa đề tài

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách.

1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu.

Chương 2: Cơ sở lý luận.

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này giúp chúng ta tìm hiểu các khái niệm, chức năng, vai trò về hoạt động cho vay của ngân hàng. Thông qua đó tác giả tìm hiểu hoạt động cho vay KHCN: các quy định về hoạt động cho vay KHCN, những nhân tố tác động tới hoạt động cho vay KHCN của NHTM.

2.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại

2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng thương mại với bên kia là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

2.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng

a. Bản chất của tín dụng

Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết.

Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay.

Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.

b. Chức năng của tín dụng

Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:

Là sự vận động của vốn từ chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác, hay cụ thể hơn là sự vận động vốn từ chủ thể có vốn tạm thời thừa sang chủ thể đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội.

2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:

Tín dụng ngân hàng giúp điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý.

Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.

Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô:

Ngày nay, Nhà nước thường sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước.

Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên… các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế v.v… đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng.


nước:

Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà


Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng

như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình.

Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại:

Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài…tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2.1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng

a. Căn cứ vào thời hạn

Cho vay ngắn hạn: có thời hạn từ 1 đến 12 tháng.

Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 12 đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng.

b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Cho vay sản xuất – kinh doanh.

Cho vay tiêu dùng và các nhu cầu cá nhân.

c. Căn cứ vào hình thức đảm bảo

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

d. Căn cứ vào đối tượng trả nợ

Tín dụng trực tiếp.

Tín dụng gián tiếp.

e. Căn cứ vào phương thức cho vay

Cho vay từng lần

Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo dự án đầu tư

Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay trả góp,…

2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng cá nhân sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp.

Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém.

Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.

Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân hầu như ít co giãn với lãi suất. Thông thường, người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu.

Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao.

Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của từng người.

2.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tính ổn định cao.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoản vay nhỏ lẻ, các khoản vay mang tính không thường xuyên và không ổn định. Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Cho vay đối với nhóm khách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay được nhiều món vay đối với nhiều khách hàng. Các đối tượng thường được các NHTM xếp

vào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật.

2.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân:

a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 đến 12 tháng.

Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 12 đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng.

b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

Cho vay theo mục đích sử dụng vào kinh doanh: là loại vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhưng do một cá thể đứng ra vay.

Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu như: mua xe, đám cưới, xây nhà…

2.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay KHCN của NHTM

a. Nguyên tắc cho vay

Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

b. Điều kiện cho vay

Có năng lực pháp lý.

Mục đích vay vốn hợp pháp. Có năng lực tài chính.

Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc phương án/ dự án phục vụ đời sống khả thi.

Thực hiện đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.

c. Đối tượng không được vay và hạn chế cho vay

Những trường hợp không được vay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/07/2022