Các Nguyên Tắ C Cơ Bản Trong Giải Quyết Nuôi Con Nuôi Thực Tế

Điều 39) gồm những quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Như vậy, điểm giống nhau Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý. Có thể thấy, Luật HN&GĐ năm 1986 có nhiều điểm tiến bộ hơn năm 1959, quy định cụ thể tại các điều luật riêng biệt, điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi, người nhận con nuôi đã được luật hóa tạo điều kiện cho việc áp dụng và thống nhất trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi.

Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tiễn, để phù hợp với thực trạng khách quan trong điều kiện đất nước có nhiều biến động không phải lúc nào phát sinh sự kiện nuôi con nuôi đều được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì nhiều lý do khác nhau có thể do đi lại khó khăn, do phong tục tập quán, thiếu hiểu biết pháp luật…mà rất nhiều trường hợp giữa bên cho và bên nhận con nuôi tự thỏa thuận mà không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gọi là con nuôi thực tế). Việc nuôi con nuôi thực tế không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên về mặt pháp lý quan hệ đó không có giá trị, không được pháp luật công nhận và bảo hộ vì vậy quyền và lợi ích hợp pháp các bên không được pháp luật bảo vệ. Để khắc phục những tồn tại trên, ngày 20 tháng 01 năm 1988, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐTPTANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định: “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị

pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định”[5].

Theo hướng dẫn trên thì việc nuôi con nuôi phát sinh trước ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc nuôi con nuôi vẫn được pháp luật công nhận và bảo hộ trong khoảng thời gian Luật HN&GĐ năm 1986 còn hiệu lực. Vì vậy nếu có tranh chấp xảy ra trong khoảng thời gian Luật HN&GĐ năm 1986 và Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTPTANDTC ngày 20/01/1988 còn hiệu lực thì quan hệ cha mẹ - con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi vẫn được công nhận. Nếu tranh chấp phát sinh sau khoảng thời gian trên, nghĩa là từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực mà việc nuôi con nuôi chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý. Ví dụ: Bà A không có con trai nên đã nhận cháu D làm con nuôi từ năm 1970, lúc đó cháu D đã 05 tuổi nhưng đã không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị công nhận và vào sổ hộ tịch. Mặc dù bà A và D chung sống tình cảm mẹ con với nhau, quan hệ mẹ- con được mọi người xung quanh và họ hàng thừa nhận. Giả sử năm 1998 bà A chết, nếu có tranh chấp về thừa kế thì D vẫn được công nhận là con nuôi thực tế của bà A và được thừa kế gia sản của bà

A. Nhưng nếu bà A chết năm 2001 thì sẽ khác, D sẽ không được công nhận là con nuôi thực tế của bà A và sẽ không được hưởng gia sản của bà A vì thời điểm trên Luật HN&GĐ năm 1986 đã hết hiệu lực và thay thế là Luật HN&GĐ năm 2000. Từ ví dụ trên cho thấy quy định như trên là không phù

hợp với thực tiễn khách quan, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không được bảo vệ.

Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 đã có nhiều điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 1959, song Luật ra đời trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn các quy định đã sớm thể hiện những điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy để kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội cần phải ban hành Luật mới phù hợp với thực tiễn và Luật HN&GĐ năm 2000 đã ra đời

1.3.2.3. Luật HN&GĐ năm 2000 về nuôi con nuôi thực tế

Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000. Luật gồm 13 Chương, 110 Điều, trong đó chế định nuôi con nuôi được quy định tại chương VIII với 11 điều từ điều 67 đến điều 78, trong đó đã quy định khá chi tiết: Khái niệm nuôi con nuôi, điều kiện, trình tự thủ tục nuôi con nuôi, điều kiện người nhận nuôi và người được nhận nuôi và các vấn đề liên quan như hệ quả, quyền thay đổi họ, tên của con nuôi, dân tộc, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi…

So với pháp luật HN&GĐ thời kỳ trước, Luật HN&GĐ năm 2000 phát triển hơn rất nhiều và đã quy định hoàn thiện, chặt chẽ hơn trong chế định nuôi con nuôi. Trước đây, Nghị định số 04/CP ngày 16 tháng 01 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ đăng ký hộ tịch, quy định: Trường hợp trẻ con mới đẻ bị bỏ rơi, Uỷ ban hành chính đứng khai sinh và tìm người nuôi đứa trẻ. Sau khi công nhận việc nuôi con nuôi thì Uỷ ban hành chính cơ sở ghi chú việc ấy vào sổ đã đăng ký việc sinh của người con nuôi và vào giấy khai sinh đã cấp. Nếu trước chưa đăng ký việc sinh thì phải xin đăng ký quá hạn, rồi Uỷ ban hành chính mới ghi chú việc nuôi con nuôi vào sổ và giấy khai sinh cấp cho đương sự [4, Điều 4; Điều 12 ]. Nếu việc nuôi con nuôi trước đây được cơ quan có thẩm quyền công nhận mới có giá trị pháp lý, quy định như trên dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký, vì vậy đã làm giảm vai trò của cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước. Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định chặt chẽ hơn. Trong đó thủ tục nuôi con nuôi quy định:“ Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch.

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được quy định của pháp luật về hộ tịch.”[20,Điều 72] . Tuy nhiên, theo văn bản pháp luật về hộ tịch: Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký, quản lý hộ tịch thì đăng ký hộ tịch có thể hiểu gồm hai nội dung: Đó là xác nhận các sự kiện hộ tịch (công nhận) và ghi các sự kiện hộ tịch đã được xác nhận vào sổ đăng ký hộ tịch [7, Điều 1]. Sự công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thể hiện bằng Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Quyết định đó được trao cho các bên đương sự, là một loại giấy tờ hộ tịch và là chứng cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân. Đồng thời với việc ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi phải được ghi vào sổ hộ tịch. Ghi vào sổ hộ tịch là việc xác nhận một sự kiện hộ tịch và lưu trữ những thông tin gắn liền với nhân thân của cá nhân vào sổ gốc, là cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 4

Theo quy định trên, việc nhận con nuôi phải được đăng ký và ra Quyết định công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Như vậy, bản chất đây là đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không phải cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra Quyết định công nhận cho các bên được sự.

Và trong giai đoạn Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành thì vấn đề nuôi con nuôi thực tế đã được pháp luật công nhận đối với các dân tộc thiểu số đã quy định: “Những trường hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập

trước ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và trên thực tế, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, thì được pháp luật công nhận và được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi thì do Toà án giải quyết”[6,Điều 17].

Như vậy, việc nuôi con nuôi thực tế đã được pháp luật công nhận. Tuy nhiên chỉ được công nhận nếu việc nuôi con nuôi đó được xác lập giữa “công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa” trước ngày 01/01/2001 nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp nuôi con nuôi phát sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2001 giữa công dân các dân tộc thiểu số phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi theo Điều 16 của Nghị định số 32/2002/NĐ-CP. Như vậy, theo Luật HN&GĐ năm 2000 việc nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2001) mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không giá trị pháp lý, quan hệ nuôi con nuôi không được công nhận, trừ việc nuôi con nuôi giữa các đồng bào dân tộc thiểu số với nhau tại vùng sâu, vùng xa. Từ sau ngày 01/01/2001 việc nuôi con nuôi mà không đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không được công nhận nuôi con nuôi thực tế trong mọi trường hợp, kể cả việc nuôi con nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ những quy định trên cho thấy, trong quá trình thực thi pháp luật nếu áp dụng mang tính nguyên tắc cứng nhắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi và không phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi, mất đi ý nghĩa nhân văn và

giá trị tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, bởi nuôi con nuôi là việc xác lập tình cảm cha mẹ con, tạo nên sự gắn bó tình yêu thương giữa con người với nhau.

Thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập trên thực tế, giữa hai bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau, việc nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi và đã tồn tại trong một thời gian dài, được mọi người công nhận, đến nay con nuôi có thể đã trên 15 tuổi, nên nếu các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì không có cơ sở để giải quyết, vì vậy quyền lợi của các bên không được bảo đảm. Trong những trường hợp này, khi có tranh chấp hoặc một sự kiện nào đó xảy ra, như có yêu cầu được hưởng di sản thừa kế của người chết là cha nuôi mẹ nuôi… thì không có cơ sở để giải quyết.

Vì vậy để có cơ chế giải quyết hợp tình hợp lý, hợp lý, phù hợp với thực trạng khách quan cần phải có Luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực nuôi con nuôi. Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã ra đời, được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực ngày 01/01/2011 gồm 05 chương, 52 điều. Luật nuôi con nuôi năm 2010 tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong cơ chế điều chỉnh lĩnh vực nuôi con nuôi. Trước đây lĩnh vực nuôi con nuôi được quy định trong nhiều văn bản khác nhau đã dẫn đến việc khó khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật. Chế định nuôi con nuôi được quy định tại các văn bản: Luật HN&GĐ năm 2000; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2002 quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ áp dụng đối với dân tộc thiểu số; Nghị định 68/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 quy định chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch....

Luật nuôi con nuôi năm 2010 có nhiều điểm mới, trong đó Luật đã quy định đến việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Tại Điều 50 Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định: Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2011) mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật có hiệu lực nếu đáp ứng đủ các điều kiện: Các bên có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; đến thời điểm luật có hiệu lực quan hệ cha, mẹ con vẫn đang tồn tại và cả hai bên đều còn sống; giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha, mẹ và con. Như vậy Luật đã quy định một thời gian cụ thể (05 năm) để cho quan hệ nuôi con nuôi thực tế được đăng ký và giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con n,uqôuiyền và lợi ích hợp pháp phát sinh từ quan hệ nuôi con nuôi thưc̣. tế

Với sự ra đời của Luật nuôi con nuôi năm 2010, một số chế định trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã không con phù hợp với thực tiễn những vấn đề phát sinh như mang thai hộ, kết hôn đồng giới... Đặc biệt là lĩnh vực nuôi con nuôi đã được quy định trong luật chuyên ngành mà Luật HN&GĐ năm 2000 đã chưa kịp thời điều chỉnh. Vì vậy Luật HN&GĐ năm 2014 đã ra đời, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Chế định nuôi con nuôi được quy định tại Điều 78 quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được pháp luật quy định chi tiết và cụ thể hơn. Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi mà được quy định tại Luật nuôi con nuôi năm 2010. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi đã được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chi tiết, cụ thể tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ


2.1. Các nguyên tắ c cơ bản trong giải quyết nuôi con nuôi thực tế

Mục đích của việc nuôi con nuôi là „ nhằm xác lập quan hệ cha , mẹ và con lâu dà i, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi ,

đảm bảo cho con nuôi đươc

nuôi dưỡng , chăm sóc giá o duc

trong môi trườ ng

gia đình’ [22, Điều 2]. Bất kỳ quan hê ̣nuôi con nuô i nào do pháp luâṭ điều chỉnh cũng phải hướng đến mục tiêu xác lập mối qua hệ cha mẹ con , mối

quan hê ̣gắn bó , lâu dài và bền vững . Đây cũng là muc tiêu của công ước

LaHay về nuôi con nuôi mà nước ta đã đươc

gia nhâp

. Ngày 10/4/2013 tại hội

nghị Lahay, Viêṭ Nam đã trở thành thành viên chính thứ c của tổ chứ c uy tín

bâc

nhất về tư pháp quốc tế điều chỉnh trong lin

h vưc

nuôi con nuôi góp phần

tích cực trong quá trình hoàn thiện và điều chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi ở

nước ta hiên

nay.

Luâṭ nuôi con nuôi năm 2010 ra đời là môt

phát triển vươt

bâc

so với

pháp luật thời kỳ trước đây . Qua viêc

nghiên cứ u pháp luâṭ thời kỳ trước co

thể thấy viêc

nuôi con nuôi chủ yếu là vì lợi ích của người nhân

con nuôi chư

không xuất phát từ quyền lơi

của người đươc

nuôi [23].

Tại Điều 2 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy điṇ h rõ muc đích

của việc nuôi con nuôi , mang ý nghia

xã hôi

sâu sắc , mặt khác còn chống lại

sự trá hình của viêc

nuôi con nuôi để thưc

hiên

các viêc

như buôn bán trẻ em ,

bóc lột sức lao động của trẻ em ...Pháp luật nuôi con nuôi nước ta đã thể hiện

tính nhân đạo sâu sắc , đã đề ra những nguy ên tắc phù hơp với chủ trương ,

đường lối chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em. Vì vậy việc giải quyết nuôi con nuôi nói chung và con nuôi thực tế nói riêng phải tuân theo những nguyên tắc cu ̣thể sau:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí