Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 2

tộc thiểu số được xác lập trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực), còn các trường hợp quan hệ nuôi con nuôi xác lập sau ngày 01/01/2001 mà không đăng ký sẽ không được pháp luật công nhận, các quan hệ nuôi con nuôi ở vùng khác mà không thực hiện thủ tục đăng ký thì không được công nhận có giá trị pháp lý và chưa có văn bản nào quy định bổ sung

về vấn đề này. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 công nhận con nuôi thực tế, nhưng do còn nhiều điểm chưa hợp lý như điều kiện, hệ quả xác lập con nuôi thực tế, đặc biệt là thời hạn giải quyết việc nuôi 05 năm kể từ ngày 01/01/2011. Vậy sau thời gian trên việc nuôi con nuôi thực tế chưa đăng ký sẽ được giải quyết như thế nào? Quyền lợi của các bên liên quan trong việc nuôi

con nuôi, hệ quả pháp lý…bởi thực tiên cho thấy pháp luật không phải lúc

nào cũng đi vào cuộc sống của người dân một cách thuận lợi mà còn có trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đưa pháp luật vào thực

tiên và đến với người dân . Theo kết quả mới nhất từ Bộ Tư pháp, tính đến

ngày 31/12/2014 trên toàn quốc đã rà soát được 6.419 trường hợp nuôi con nuôi thực tế nhưng chỉ có 1.916 trường hợp đã được đăng ký còn 4.503 trường hợp chưa được đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Vì vậy việc nghiên cứu pháp luật về nuôi con nuôi thực tế là rất cần thiết để kịp thời bảo vệ quyền lợi của công dân. Ngoài ra, là để hiểu thêm về bản chất và ý nghĩa của việc con nuôi thực tế trong xã hội hiện nay . Với những lý do trên mà tác giả chọn đề tài: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâṭ nuôi c on nuôi năm 2010” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nuôi con nuôi thực tế là một chế định pháp luật mới trong Luật nuôi con nuôi năm 2010, mặc dù trước đây vấn đề nuôi con nuôi thực tế đã được đề cập trong văn bản pháp luật nhưng do tính chất đặc thù chỉ áp dụng giải quyết đối với đồng bào dân tộc thiểu số nên hình thức nuôi con nuôi này chưa được nhiều

độc giả nghiên cứu. Vì vậy đề tài nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 là luận văn đầu tiên được nghiên cứu ở bậc cao học có tính hệ thống, toàn diện về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta hiện nay.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực thi hành được hơn 3 năm nên chưa có đề tài đánh giá sự tác động của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

nuôi con nuôi thực tế, thực tiên, những ưu, nhược điểm của Luật nuôi con nuôi,

những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan giải quyết và người yêu cầu giải quyết nuôi con nuôi đang gặp phải trong quá trình thực thi luật nuôi con nuôi.

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 2

Luận văn: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâṭ nuôi c on nuôi năm 2010” hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé trong việc làm rõ hơn nữa chế định pháp luật nuôi con nuôi thực tế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác giải quyết nuôi con nuôi thực tế trong những năm qua, tác giả sẽ tìm ra những tồn tại, vướng mắc làm ảnh hưởng đến việc giải quyết nuôi con nuôi, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của luận văn là “ Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010” vì vậy trong luận văn này người viết chủ yếu đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta như Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi và một số vụ việc phát sinh trong thực tiễn về nuôi con nuôi thực tế để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta hiện nay.

*Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn về nuôi con nuôi thực tế trong nước ở Việt Nam .

4. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Với đề tài luận văn: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâṭ nuôi con nuôi năm 2010” người viết nghiên cứu nhằm mục đích :

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về vấn đề nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam.

- Thực trạng áp dụng điều luật nuôi con nuôi thực tế trong thực tiễn giải quyết, tìm ra mặt hạn chế, thiếu sót của chế định nuôi con nuôi thực tế trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp, kiến nghị nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật thuận lợi và thống nhất trong công tác nuôi con nuôi thực tế.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của Chủ nghĩa Mac-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp xã hội học… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế của việc nuôi con nuôi thực tế để từ đó đề ra hướng giải quyết cho những vẫn đề đặt ra.

6. Những đóng góp mới của Luận văn

- Luận văn đưa ra được khái niệm về nuôi con nuôi thực tế trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm nuôi con nuôi đã được pháp luật quy định. Với khái niệm này trong tình hình hiện nay là cần thiết, góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta hiện nay.

- Luận văn phân tích và đánh giá một cách khoa học những quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 về điều kện công nhận, thời hạn đăng ký, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi thực tế.

- Luận văn phát hiện những bất cập của pháp luật về nuôi con nuôi thực tế ở nước ta hiện nay.

- Luận văn đưa ra giải pháp phù hợp về nuôi con nuôi thực tế; đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010 nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thực tế.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về nuôi con nuôi và con nuôi thực tế ở Việt N.am

Chương 2: Pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi thực tế

Chương 3: Thưc̣ thực tế ở Việt Nam.

traṇ g và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuô i

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM


1.1. Khái niệm chung

1.1.1. Khái niệm con nuôi và cha, mẹ nuôi

Khái niệm về con nuôi – cha, mẹ nuôi trước đây đã được đề cập trong các tài liệu liên quan nhưng chỉ khi Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời thì khái niệm trên đã chính thức được Luật định rõ nhằm tạo ra cách hiểu chung, thống nhất về con nuôi và cha, mẹ nuôi. Theo đó, Luật nuôi con nuôi năm 2010 khái niệm về con nuôi và cha, mẹ nuôi như sau:

- Con nuôi là “người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký”[22, Điều 3]. Từ khái niệm trên có thể hiểu con nuôi là một người được người khác nhận làm con nhưng không trực tiếp sinh ra như quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ mà được hình thành bằng con đường nhân tạo đó là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người con nuôi là người sẽ được người khác chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ, người nuôi dưỡng đó gọi là cha, mẹ nuôi. Con nuôi có thể là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

- Cha, mẹ nuôi là “Người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” [22, Điều3].

Từ hai khái niệm trên cho thấy giữa con nuôi – cha, mẹ nuôi hình thành mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ và con đẻ dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cầu nối cho ý chí, nguyện vọng của các bên tham gia quan hệ nuôi con nuôi được thực hiện. Như vậy, quan hệ gia đình (quan hệ cha, mẹ và con) giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải được nhà nước công nhận. Việc nuôi con nuôi được

thực hiện có thể do cha, mẹ nuôi cùng nhận con nuôi hoặc có thể làm con nuôi của người đơn thân đều được pháp luật công nhận.

1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi thực tế

1.1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi - một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là “việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi”[23, Tr180].

Theo Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích:“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Như vậy, quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi là quan hệ ràng buộc giữa bên nhận nuôi và bên được nhận, mặc dù các bên có thể có quan hệ họ hàng nhưng khi đã phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thì các bên phải đối xử với nhau theo đúng quan hệ cha mẹ con, người nuôi xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; đối với người được nuôi có quyền và nghĩa vụ coi người nuôi như cha, mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ con không được xác lập bằng con đường sinh sản mà theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đương sự, đặc biệt là của người nuôi. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con không phân biệt đối xử giữa cha, mẹ nuôi với cha mẹ đẻ, con nuôi với con đẻ, các bên đều được đối xử như nhau và việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Việc nuôi con nuôi phải đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đăng ký, các nghi thức nhận nuôi con nuôi khác (như giấy tờ

viết tay giữa cha mẹ đẻ cho con đẻ của mình làm con nuôi người khác hay người nhận con nuôi lập đàn lễ cúng tế tổ tiên về việc nhận con nuôi hoặc nhặt được trẻ bị bỏ rơi thì mang về nuôi mà không khai báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) về nguyên tắc đều không có giá trị pháp lý và không được nhà nước công nhận, giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không có các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật [24, tr3].

Như vậy, quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ - con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.

1.1.2.2. Khái niệm nuôi con nuôi thực tế

Cũng giống như quan hệ pháp luật nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi thực tế được hình thành trên cơ sở nguyện vọng của các bên đương sự. Việc nhận con nuôi phải theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và mang đúng bản chất, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi, người con nuôi cùng chung sống với gia đình cha, mẹ nuôi, giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ con, không phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi, các bên có quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con đối với nhau để xây dựng gia đình thực sự. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của việc nuôi con nuôi nói chung thì nuôi con nuôi thực tế có điểm riêng biệt ở chỗ việc nuôi con nuôi phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của pháp luật nuôi con nuôi tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi không trái mục đích, đạo đức xã hội. Các bên phát sinh quan hệ nuôi con nuôi có thể bằng văn bản thỏa thuận hoặc bằng lời nói...mà không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Tại thời điểm Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực, quan hệ nuôi con nuôi vẫn tồn tại và cả hai bên đều còn sống, được mọi người xung quanh

thừa nhận thì quan hệ của họ sẽ được pháp luật công nhận, có giá trị pháp lý kể tử thời điểm phát sinh và các bên thực hiện đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực thi hành.

Có quan điểm cho rằng: “con nuôi thực tế cũng giống như con nuôi trên danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (có một số ít trường hợp có văn bản viết tay giữa hai gia đình). Tuy nhiên loại con nuôi này khác với con nuôi trên danh nghĩa là người con nuôi ở hẳn với cha, mẹ nuôi và gắn bó với cha mẹ nuôi”[3, tr70].

Có thể nhận thấy quan hệ con nuôi thực tế và con nuôi danh nghĩa có dấu hiệu giống nhau là đều không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, song về bản chất của hai quan hệ là khác nhau. Con nuôi thực tế là người được nhận làm con trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, giữa người nuôi và người được nhận nuôi đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau, nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [13].

Vậy có thể định nghĩa nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi trên thực tế đời sống xã hội mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền gọi là nuôi con nuôi thực tế.

1.1.3. Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế

- Nuôi con nuôi thực tế xuất phát từ yếu tố tình cảm: Việc nuôi con nuôi phát sinh có thể do nhiều lý do khác nhau nhưng yếu tố chi phối đầu tiên và không thể thiếu đó là xuất phát yếu tố tình cảm, bởi cũng giống như việc nuôi con nuôi nói chung, trong nuôi con nuôi thực tế giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi hình thành mối quan hệ cha, mẹ và con, các bên đã thực hiện việc

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí