Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ LINH


NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ


THEO LUÂT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ LINH


NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ


THEO LUÂT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010


Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Người cam đoan


Nguyễn Thị Linh

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở

VIÊT NAM 7

1.1. Khái niệm chung 7

1.1.1. Khái niệm con nuôi và cha, mẹ nuôi 7

1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi thực tế 8

1.1.3. Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế 10

1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế 12

1.3. Pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam 14

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nuôi con nuôi thực tế 14

1.3.2. Pháp luật của Nhà nước ta về nuôi con nuôi thực tế 17

CHƯƠNG 2:PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC T.Ế. 26

2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết nuôi con nuôi thực tế 26

2.1.1. Khi giải quyết viêc

nuôi con nuôi cần tôn tron

g quyền trẻ em đươc

sống

trong môi trường gia đình gốc 27

2.1.2. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi tự nguyện, bình đẳng không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội 29

2.1.3. Chỉ cho làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm đươc gia đình

thay thế trong nước 34

2.2. Điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế 36

2.2.1. Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi 37

2.2.2. Đến thời điểm Luâṭ nuôi con nuôi có hiêu

lưc

quan hê ̣cha , mẹ và con

vân

tồn taị và cả hai bên đều còn sống 46

2.2.3. Giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha, mẹ và con 47

2.3. Đăng ký nuôi con nuôi thực tế 49

2.3.1 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế 49

2.3.2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế 50

2.3.3. Tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế 53

2.4. Hê ̣quả của viêc

nuôi con nuôi thưc

tế 54

2.4.1. Quan hê ̣giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi 54

2.4.2.Quan hệ giữa người được nhận nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi 60

2.4.3. Quan hệ với gia đình gốc 64

2.5. Chấm dứt nuôi con nuôi thực tế 66

2.5.1. Căn cứ chấm dứ t viêc

nuôi con nuôi thưc

tế 66

2.5.2. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 68

2.5.3. Hê ̣quả chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế 69

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNPHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 71

3.1. Nhận xét chung 71

3.2. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi thực tế 73

3.2.1. Thực trạng và giải pháp huàn thiện về điều kiện công nhận và thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế 74

3.2.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về đăng ký nuôi con nuôi thực tế . 81 KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu viết tắt

Từ viết tắt

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 1

LỜI NÓI ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Nuôi con nuôi là chế định quan trọng trong pháp luật HN&GĐ trước đây, BLDS năm 2005 quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tại Điều 43 BLDS 2005 quy định: “Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Việc nhận làm con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Chính vì vậy việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế và cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người đơn thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ, quyền có mái ấm gia đình trọn vẹn.

Tuy nhiên, thực tiễn về nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em làm con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi nên không được pháp luật công nhận làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên và còn liên quan đến nhiều lĩnh vực phát sinh nhất là trong lĩnh vực thừa kế, nhiều tranh chấp về di sản, về quyền thừa kế đã xảy ra và đã gây không ít khó khăn cho cơ quan giải quyết.Vì vậy lĩnh vực nuôi con nuôi không đăng ký nhưng đã phát sinh trên thực tế, việc bảo vệ quyền lợi của người được nuôi và người nhận nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội.

Với khẩu hiệu “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thể hiện bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng cần có sự điều chỉnh của

pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuân khổ pháp luật, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ sẽ không kiểm soát được và dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội. Lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi không đăng ký nhưng đã phát sinh trên thực tế nói riêng cũng vậy, việc bảo vệ quyền lợi của người được nuôi và người nhận con nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi thời gian và sự tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Luật nuôi con nuôi ra đời với những điều khoản quy định cụ thể về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với cha, mẹ nuôi và con nuôi, tạo tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết nuôi con nuôi ở nước ta.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 với quy định điều chỉnh đối với việc nuôi con nuôi không đăng ký, nhưng đã phát sinh trên thực tế (hay còn gọi là con nuôi thực tế) có ý nghĩa hết sức to lớn. Luật đã quy định rõ điều kiện và thủ tục riêng đối với con nuôi thực tế. Theo đó, việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu lực giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, khi trên thực tế quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục nhau như cha, mẹ và con và hiện tại sau khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ đó vẫn đang tồn tại và cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống thì được pháp luật công nhận và được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhận nuôi con nuôi trong thời hạn 5 năm bắt đầu kể từ ngày Luật con nuôi có hiệu lực (01/01/2011).

Trước đây Nghị định số 32/2002/NĐ- CP ngày 27 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ chỉ công nhận con nuôi thực tế đối với các vùng đồng bào dân

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí