Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Nhân Tố Kỹ Năng Chung


Hộp 4 1 Phỏng vấn sâu về mong đợi của sinh viên đối với kết quả đạt 1

Hộp 4.1: Phỏng vấn sâu về mong đợi của sinh viên đối với kết quả đạt được từ khóa học

Khi bước vào trường ĐH KHTN, điều đầu tiên mà tôi mong muốn là được tiếp cận với một môi trường học tập mới, tự do hơn, khoa học hơn và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một môn khoa học mà mình yêu thích. Tôi mong muốn được học tập, tiếp thu các vấn đề khoa học một cách logic, mong muốn lý giải được những vấn đề mình còn thắc mắc. Môi trường học tập ở bậc đại học không giống như ở phổ thông vì vậy tôi mong muốn được rèn luyện và nâng cao khả năng về tự học, tự nghiên cứu để tôi có thể tự mình tìm kiếm và thực hiện một đề tài mà mình quan tâm. Đặc biệt, kỹ năng làm việc theo nhóm cần được rèn luyện và phát huy vì đây là một kỹ năng mà sinh viên chưa từng có hoặc nếu có thì rất ít trước khi bước chân vào đại học. (PVS, Th, nam sinh viên năm 3, ngành Toán – Tin học)


Kết quả về sự hài lòng của sinh viên đối với yếu tố kỹ năng chung được trình bày trong bảng 4.6 cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao đối với kết quả mà mình đạt được (Trung bình = 3.65).

Bảng 4.6: Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố kỹ năng chung


Câu hỏi

Nội dung

Tổng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Cau 44

Khóa học đã nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu

800

3.85

.720

Cau 45

Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy hệ thống

800

3.73

.749

Cau 46

Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy sáng tạo

799

3.62

.788

Cau 47

Khóa học đã nâng cao kỹ năng giao tiếp

798

3.33

.922

Cau 48

Khóa học đã nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm

799

3.63

.933

Cau 49

Khóa học đã nâng cao năng lực giải quyết vấn đề

795

3.73

.769

Trung bình



3.65


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


Trong đó sinh viên có sự hài lòng cao nhất về khả năng tự học tự nghiên cứu mà mình đạt được (Trung bình = 3.85). Bên cạnh đó, sinh viên cũng có sự hài lòng cao với các năng lực, kỹ năng như: tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề (Trung bình > 3.60). Trong đó, khả năng giao tiếp của sinh viên là điều mà sinh viên hài lòng ở mức thấp nhất trong nhân tố này (Trung bình = 3.33). Điều này có thể lý giải một cách dễ dàng vì trường ĐH KHTN là một trường chuyên về đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản nên dường như ít tập trung vào các kỹ năng mềm. Từ kết quả đánh giá này, nhà trường cần chú ý nhiều hơn đến việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập và hình thành, phát triển toàn diện năng lực, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới.

4.3.2 Sự hài lòng của SV đối với Trình độ và sự tận tâm của GV

Kết quả phỏng vấn sâu một số sinh viên cho thấy: Giảng viên giỏi, trình độ cao, tận tâm với nghề và thân thiện, gần gũi với sinh viên luôn là điều mà sinh viên mong muốn nhất trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng vì người giảng viên phải giỏi, am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực mình giảng dạy mới có thể cung cấp kiến thức cho sinh viên một cách chính xác và thuyết phục. Bên cạnh đó giảng viên đóng vai trò là một người trung gian, người truyền tải giữa kiến thức và sinh viên cho nên phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng đóng một vai trò không nhỏ. Một giảng viên giỏi nhưng không có kỹ năng sư phạm tốt thì cũng khó có thể truyền đạt hết các kiến thức đến sinh viên làm cho sự tiếp thu của sinh viên bị hạn chế. Ngoài ra, sinh viên còn mong muốn người giảng dạy mình phải là một người đáng kính, đáng tôn trọng vì giảng viên là một tấm gương cả về đạo đức lẫn nhân cách để cho sinh viên học tập, noi theo.

Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy sinh viên đánh giá cao đối với trình độ và sự tận tâm của Giảng viên (Trung bình = 3.82). Trong đó, trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình truyền đạt, chia sẻ kiến thức của Giảng viên được sinh hài lòng ở mức độ rất cao (Trung bình > 4.0). Điều này khẳng định rằng, đội ngũ giảng viên của nhà trường là những con người ưu tú, họ không chỉ là những con người am hiểu kiến


thức sâu rộng, biết nắm bắt lấy kiến thức mà còn tận tâm truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ sau. Tuy nhiên, đặc tính vốn có của các ngành khoa học cơ bản cho nên mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng việc giảng dạy vẫn bị mang tính thuyết trình, lớp học thiếu sinh động (đôi khi nhàm chán) khiến cho sinh viên khó tiếp thu kiến thức mới dẫn đến kết quả đánh giá của sinh viên đối với phương pháp sư phạm của giảng viên không thật sự cao (trung bình = 3.28)


Bảng 4.7: Sự hài lòng của sinh viên đối với Giảng viên


Câu hỏi

Nội dung

Tổng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Cau 9

Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy

800

4.04

.780

Cau 10

Giảng viên có phương pháp truyền

đạt tốt, dễ hiểu

799

3.28

.887

Cau 12

Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy


798


3.89


.765

Cau 13

Giảng viên có phong cách nhà giáo

800

3.83

.770

Cau 15

Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên

799

3.85

.819

Cau 16

Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên

798

4.02

.751

Trung bình



3.82



Từ những kết quả khảo sát và các ý kiến phỏng vấn sâu của sinh viên (hộp 4.2) đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết đó là: “Đổi mới phương pháp giảng dạy” cho thích hợp với tính chất và mục tiêu của từng môn học, từng đối tượng sinh viên. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng nhất đối với giảng viên hiện nay.


Hộp 4 2 Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên về khả năng truyền đạt của 2

Hộp 4.2: Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên về khả năng truyền đạt của giảng viên

Các Thầy/Cô có kiến thức sâu rộng, nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên, đa số các Thầy/Cô đều sử dụng phương pháp thuyết trình làm cho lớp học nhàm chán, sinh viên thụ động. Các Thầy/ Cô say sưa nói hay trình chiếu các slide chuẩn bị sẵn mà không biết sinh viên có hiểu hay không. Bên cạnh đó, cách giảng dạy của một số Thầy/Cô chưa thích hợp lắm với từng đối tượng sinh viên. Chẳng hạn như chúng em là sinh viên năm nhất, chưa quen với cách học tập mới ở bậc đại học mà các Thầy/Cô cứ đưa ra vấn đề rồi bảo chúng em tự nghiên cứu trong tài liệu mà không giảng dạy gì thêm nếu chúng em không hỏi. Cách giảng dạy này có thể rất tốt cho các anh chị năm 3, năm 4 còn đối với sinh viên năm nhất thì hầu như chưa phù hợp. Điều này khiến cho chúng em gặp rất nhiều khó khăn trong việc học, bạn nào mà chịu khó thì còn theo kịp đạt điểm rất cao, còn bạn nào không theo kịp thì xem như rớt ngay từ đầu…(PVS, Tr, nữ sinh viên năm 1, ngành Vật Lý)


4.3.3 Sự hài lòng của SV đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo.

Hộp 4 3 Phỏng vấn sâu mong đợi của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức 3

Hộp 4.3: Phỏng vấn sâu mong đợi của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo

Mong muốn chương trình đào tạo mang lại một nền tảng kiến thức vững chắc để sau khi tốt nghiệp có một việc làm tốt. (PVS, T, nam sinh viên năm 4, ngành Toán – Tin học)

Chương trình đào tạo tiên tiến, thường xuyên được cập nhật từ các trường nổi tiếng trên thế giới, theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Ngoài ra chương trình còn phải được thiết kế gọn nhẹ, hợp lý, không nặng giai đoạn đại cương, không nặng tính lý thuyết mà mang tính thực tế, đáp ứng được nhu cầu của xã hội để có được một việc làm tốt sau khi ra trường… (PVS, B, nam sinh viên năm 2, ngành Công nghệ Thông tin)


Đó là những mong muốn chung của tất cả các sinh viên khi lựa chọn một chương trình đào tạo nhất định. Do đó, một khi những mong đợi của sinh viên được đáp ứng càng nhiều thì sự hài lòng sẽ càng cao. Kết quả đánh giá của sinh viên đối với nhân tố này được trình bày trong bảng 4.8. Thông qua kết quả này ta thấy được sinh viên có sự hài lòng cao đối với đối với sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (trung bình = 3.41). Riêng đối với tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của các học phần được sinh viên đánh giá không cao, chỉ ở mức hài lòng (trung bình = 2.99). Từ kết quả này ta có thể nhận thấy được khung chương trình nhà trường đưa ra là phù hợp với nền tảng kiến thức trên thế giới, phù hợp với nhu cầu của xã hội và phù hợp với từng ngành học. Tuy nhiên cách thực hiện và phân bổ chương trình này chưa được hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, cần phải có một sự điều chỉnh để chương trình này được hoàn thiện hơn.


Bảng 4.8: Sự hài lòng của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo.

Câu hỏi

Nội dung

Tổng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Cau 1

Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rò ràng

799

3.59

.920

Cau 2

Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

798

3.55

.905

Cau 3

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học

800

2.99

1.014

Cau 6

Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành

797

3.50

.846

Cau 43

Khóa học đáp ứng những mong đợi của cá nhân bạn

799

3.43

.860

Cau 50

Kiến thức có được từ khóa học giúp cho sinh viên tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường


798


3.38


.953

Trung bình



3.41



Kết quả đánh giá của sinh viên đối với yếu tố này được thể hiện rò trong bảng 4.9. Thông qua bảng này ta thấy sinh viên ở các ngành khác nhau có sự hài lòng khác nhau đối với tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của các học phần và sự hài lòng ngày không cao đặc biệt ở các ngành Vật lý 46.8% sinh viên không hài lòng, ngành Khoa học Môi trường 53.1% sinh viên không hài lòng và ngành Công nghệ Sinh học 36.9% sinh viên không hài lòng.


Bảng 4.9: Kết quả đánh giá của sinh viên theo các ngành đối với tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của ngành học


Ngành học

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học


Tổng

Hoàn toàn không đồng ý

Không

đồng ý

Không có ý kiến

Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Toán - Tin

Số lượng

4

41

55

46

14

160

%

2.5%

25.6%

34.4%

28.8%

8.8%

100.0%

CNTT

Số lượng

2

30

55

59

14

160

%

1.2%

18.8%

34.4%

36.9%

8.8%

100.0%

Vật lý

Số lượng

10

65

32

45

8

160

%

6.2%

40.6%

20.0%

28.1%

5.0%

100.0%

KHMT

Số lượng

11

74

45

26

4

160

%

6.9%

46.2%

28.1%

16.2%

2.5%

100.0%

CNSH

Số lượng

8

51

43

49

9

160

%

5.0%

31.9%

26.9%

30.6%

5.6%

100.0%

Tổng

Số lượng

35

261

230

225

49

800

%

4.4%

32.6%

28.8%

28.1%

6.1%

100.0%


Ý kiến của sinh viên đối với yếu tố này được thể hiện rò thông qua việc phỏng vấn sinh viên về sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (Hộp 4.4). Từ kết quả phỏng vấn này cho thấy được sinh viên có những yêu cầu nhất định đối với các hoạt động liên quan đến học tập mà nhà trường cần xem xét, điều chỉnh và thực hiện để cho các ngành học tiến gần đến với thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tế và làm cho ngành học thu hút được nhiều sinh viên hơn.


Hộp 4 4 Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức 4

Hộp 4.4: Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo

Nhà trường nên tổ chức giảng dạy gắn liền với các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường thực tế, tham quan, học tập tại các công ty, các cơ sở có thiết bị kỹ thuật công nghệ cao. Tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên. (PVS, Ng, nữ sinh viên năm 3, ngành Vật lý)

Nhà trường nên phối hợp các công ty bên ngoài cho sinh viên có thể thực tập tại các công ty đó để các môn học bám sát thực tế hơn, ngoài ra Nhà trường cũng nên liên kết với các nhà tuyển dụng để hoạt động đào tạo đáp ứng được nhu cầu công việc và tiêu chí tuyển dụng của các đơn vị này, tạo cho sinh viên có một việc làm tốt sau khi ra trường (PSV, C, nam sinh viên năm 3, ngành Vật Lý)

Tổ chức nhiều hơn những hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, nghiên cứu, tạo thêm những hướng đi mới cho sinh viên, mở rộng thêm một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực mũi nhọn (PVS, L, nữ sinh viên năm 2, ngành Khoa học Môi trường)

Nên tổ chức các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội gắn liền với ngành học của sinh viên, chẳng hạn như chuyên ngành Sinh hóa có thể giúp ích trong viện nghiên cứu về dinh dưỡng của trẻ em tại các làng trẻ mồ côi để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ em, chuyên ngành Tài nguyên hay ngành Khoa học Môi trường thì hoạt động trong hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các trường học và trong thành phố… (PSV, Ng, nữ sinh viên năm 4, ngành Công nghệ Sinh học)


4.3.4 Sự hài lòng của SV đối với Trang thiết bị phục vụ học tập.

Trang thiết bị phục vụ học tập đóng một vai trò không kém quan trọng trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Phòng học ổn định với các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học mới, sinh động và thu hút người học. Phòng thực hành, phòng thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành thực hành của sinh viên là một trong những điều rất quan trọng, nó


tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc, làm quen và ứng dụng các kiến thức mình đã học vào trong thực tế. Ngoài ra, nhu cầu tiếp xúc với công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu của sinh viên vì vậy việc trang bị phòng máy có số lượng lớn và hoạt động hiệu quả là một việc rất cần thiết cho việc học tập và tiếp thu thông tin, tiếp thu các kiến thức mới của sinh viên.

Trường ĐH KHTN vốn là một trường lớn, có số lượng sinh viên đông, chuyên về nghiên cứu cơ bản nên nhu cầu nghiên cứu, học tập là một nhu cầu rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó thì nhà trường không ngừng mở rộng, đầu tư các trang thiết bị cho các phòng thực hành, phòng thí nghiệm mà còn đầu tư rất lớn vào các phòng máy, trang bị máy tính cho thư viện với số lượng lớn và lắp đặt hệ thống wifi trong toàn trường để sinh viên có thể học tập, tra cứu ở bất kỳ nơi đâu trong khuôn viên trường. Chính sự đầu tư này đã đáp ứng được các nhu cầu của sinh viên dẫn đến sự hài lòng cao. Kết quả đánh giá của sinh viên đối với trang thiết bị phục vụ học tập tại bảng 4.10 cho thấy được sinh viên có sự hài lòng cao với nhân tố này (Trung bình = 3.47).

Bảng 4.10: Sự hài lòng của SV đối với trang thiết bị phục vụ học tập


Câu hỏi

Nội dung

Tổng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Cau 33

Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu

800

3.68

.945

Cau 34

Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên


795


3.40


1.005

Cau 35

Phòng máy tính có nhiều máy và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên


798


3.33


1.034

Trung bình



3.47



4.3.5 Sự hài lòng của SV đối với Điều kiện học tập

Bên cạnh việc đầu tư cho trang thiết bị phục vụ học tập thì việc bố trí thời gian, số lượng và các điều kiện về phòng học là một nhân tố không thể xem nhẹ. Đa phần sinh viên có thói quen học tập khác nhau và đều mong muốn có được một thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022