Xu Hướng Phát Triển Của Nhượng Quyền Kinh Doanh Ở Việt Nam


lĩnh thị trường Việt Nam. Khởi đầu là Metro & Carry (Đức), nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng 6 trung tâm phân phối ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Vừa qua Metro cũng đã mở tiếp một siêu thị thứ hai tại Hà Nội. Tập đoàn Bourbon của Pháp đã phát triển ở Việt Nam gần 10 năm nay hiện đang có 3 siêu thị lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và siêu thị Big C Thăng Long tại Hà Nội – siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt nam hiện nay với tổng số vốn đầu tư là 12 triệu USD. Bourbon vừa ra thông báo từ nay đến năm 2008 sẽ mở thêm 7 siêu thị mới trong đó có 2 siêu thị ở Hà Nội và 5 siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn Parkson (Malaysia) đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam với sự khai trương Trung tâm mua sắm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và kế đến là tại Hải Phòng trong hệ thống 10 trung tâm mà tập đoàn này dự kiến đầu tư tại Việt Nam. Parkson được đánh giá là một đối thủ nặng ký đối với doanh nghiệp Việt Nam bởi tập đoàn này có kinh nghiệm điều hành hệ thống 36 trung tâm thương mại và hơn 40 siêu thị bán lẻ tại Trung Quốc. Trong khi đó, trong số các doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực siêu thị cũng chỉ mới có hệ thống siêu thị HaproMart đang trên đà gây dựng và phát triển. Tuy nhiên, qui mô cũng như tiềm lực của HaproMart vẫn còn rất hạn chế so với những đại gia như Big C, Metro hay Co-op Mart… Thách thức đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là phải có sự đầu tư, nghiên cứu và kinh doanh chuyên nghiệp để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Làm được điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp nước ta đã tự đủ tầm đến tiến bước xa hơn chứ không chỉ dừng lại ở trong nước.

Với các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh ở thị trường nước ngoài, một khó khăn lớn là làm sao để cạnh tranh được với các thương hiệu ở nước bạn. Tìm kiếm được đối tác để nhượng quyền mới chỉ là thành công ở bước đầu, quan trọng hơn là phải kiểm soát và duy trì được sự phát triển của


mô hình nhượng quyền ấy trước sự cạnh tranh của những thương hiệu ở nước ngoài.

2. Xu hướng phát triển của nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam

“Nhượng quyền kinh doanh sẽ bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới”

– đó là đánh giá của các chuyên gia kinh tế học uy tín trên thế giới trong buổi Hội thảo đầu tiên về nhượng quyền kinh doanh được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28/6/2005. Sau hơn hai năm được kiểm nghiệm bởi thực tiễn, cho tới nay nhận định này vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài bày tỏ thông điệp rằng Việt Nam sẽ là một thị trường của nhượng quyền kinh doanh bên cạnh các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Các tập đoàn bán lẻ khổng lồ trên thế giới như McDonald’s, Wal-Mart,… đã vừa tiến hành những nghiên cứu mới nhất về thị trường Việt Nam và quyết định rằng sẽ thực hiện nhượng quyền ở Việt Nam trong năm nay. Rất nhiều doanh nghiệp trong nước đang chờ đợi cơ hội được là một trong những đối tác nhận quyền của các hãng tên tuổi này bởi lẽ điều ấy có nghĩa là các doanh nghiệp đã bước chân vào những hệ thống có doanh thu lớn nhất thế giới, đây là lý do vô cùng hấp dẫn cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Với sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – World Trade Organisation) trong năm 2006, thị trường Việt Nam ngày càng dễ dàng và thông thoáng hơn cho các nhà nhượng quyền nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực khiêm tốn sẽ chọn con đường nhận quyền như một giải pháp khôn ngoan nhất. Chi phí để xây dựng một hệ thống nhượng quyền kinh doanh chuẩn là rất lớn, đồng thời để thực hiện thành công nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp nhất thiết phải có những kiến thức vững vàng về kỹ thuật nhượng quyền. Cả hai điều này đều là những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, phí nhượng quyền kinh doanh tương đương hoặc thậm chí còn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

ít hơn số tiền phải bỏ ra khi muốn thành lập một cơ sở kinh doanh riêng. Những rủi ro cũng được hạn chế khi doanh nghiệp tham gia nhận quyền. Như vậy, một trong những xu hướng nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới là sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận quyền từ những hệ thống nhượng quyền kinh doanh quốc tế.

Theo chính sách của Nhà nước ta, sự mở cửa của Việt Nam luôn được thực hiện theo hai chiều. Việt Nam mở cửa để đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được chào đón tại những thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư nói chung và các nhà nhượng quyền nước ta nói riêng sẽ có những sự ưu tiên, khuyến khích từ phía Nhà nước và sự cởi mở hơn từ phía nước ngoài nhằm thực hiện chuyển nhượng kinh doanh. Những tên tuổi Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, XQ Silk… có thể trở nên gần gũi ở các nước trong khu vực trong một tương lai không xa.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 10

Nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực có triển vọng phát triển mạnh ở Việt Nam như thức ăn nhanh, đồ uống, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, dịch vụ sửa chữa ô tô/xe máy tự động, dịch vụ viễn thông, các dịch vụ về giáo dục và đào tạo… Với một dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam luôn có nhu cầu cao về những hàng hóa và dịch vụ này. Dự đoán trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều hệ thống kinh doanh khai thác những lĩnh vực này ở nước ta.

Một số nghiên cứu về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam đã cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam làm nhượng quyền không theo bài bản, trừ trường hợp Phở 24 là đơn vị nhượng quyền kinh doanh hệ thống ngay từ đầu đã đưa ra những chiến lược rõ ràng và đầy đủ. Ngay cả cà phê Trung Nguyên cũng không đi theo một trình tự nhượng quyền kinh doanh chuẩn. Mặc dù không hoàn toàn thực hiện nhượng quyền kinh doanh theo lý thuyết nhưng những hệ thống nhượng quyền kinh doanh ở nước ta vẫn đang


thu được thành công nhất định. Sở dĩ có điều này là vì nhượng quyền kinh doanh thâm nhập vào Việt Nam cũng chưa lâu, do vậy những hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam còn ít nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chỉ nhận thấy rằng nhượng quyền kinh doanh là một miền đất hứa về lợi nhuận và từ đó làm theo chứ chưa thật sự bắt nguồn từ việc nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn. Trong quá trình kinh doanh, các nhà nhượng quyền Việt Nam mới có những điều chỉnh mô hình này cho phù hợp với đặc thù sản phẩm và thị trường.

Tuy nhiên, cách làm đơn giản này chỉ có thể giữ được thành công khi thị trường nhượng quyền kinh doanh vẫn còn mới mẻ. Chừng nào thị trường có sự cạnh tranh của những chuyên gia nhượng quyền nước ngoài hoặc có sự tham gia của những doanh nghiệp Việt Nam thật sự nghiên cứu kỹ càng về nhượng quyền kinh doanh như Phở 24 thì phương thức nửa vời ấy không còn an toàn nữa. Hiện tượng Trung Nguyên là một ví dụ. Trong thời gian đầu áp dụng mô hình nhượng quyền, Trung Nguyên đã thực hiện nhượng quyền theo hướng “nhập gia tùy tục”, có nghĩa là mỗi cửa hàng Trung Nguyên đều có những nét riêng bên cạnh những tiêu chuẩn chung của cả hệ thống. Thực chất ở giai đoạn này Trung Nguyên đã làm nhượng quyền kinh doanh thương hiệu một cách không trọn vẹn. Việc các cửa hàng không hoàn toàn đồng nhất với lý do tránh tạo tâm lý nhàm chán cho khách hàng thực chất lại là một cách thức kinh doanh thiếu đi tính chuyên nghiệp mà sau này Trung Nguyên đã tự nhận thấy. Cung cách kinh doanh này đã khiến cho có hàng trăm cửa hàng giả mạo mang biển hiệu Trung Nguyên. Hiện nay, Trung Nguyên đang nỗ lực chuyển dần mô hình gần 1000 cửa hàng cà phê của mình trở thành nhượng quyền kinh doanh hệ thống. Đây cũng là một bước chuyển hướng hợp lý và kịp thời trong xu thế chung ở Việt Nam và trên thế giới.


Xu hướng của nhượng quyền kinh doanh trên thế giới và ở Việt Nam là nhượng quyền kinh doanh hệ thống. Xu hướng này xuất phát xuất phát từ lợi ích và ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh hệ thống so với nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Thị trường nhượng quyền kinh doanh và các nhà nhượng quyền Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài chiều hướng này.‌

III. MộT Số GIảI PHáP PHáT TRIểN NHƯợNG QUYềN KINH DOANH TRONG XU THế HộI NHậP

1. Nhóm giải pháp vĩ mô

1.1. Xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả hơn cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh

Xét từ góc độ quản lý Nhà nước, bất kỳ một phương thức kinh doanh nào cũng cần có một cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước để phát triển và nhượng quyền kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ.

Nhượng quyền kinh doanh đã được ghi nhận trong khá nhiều văn bản luật ở nước ta nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được hết những vấn đề quan trọng. Một trong những việc cần làm để hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền kinh doanh là thống nhất những qui định pháp lý. Mặc dù nhượng quyền kinh doanh đã được qui định trong Luật Thương mại 2005 nhưng Bộ luật Dân sự 2005 lại xem nhượng quyền kinh doanh là một nội dung của chuyển giao công nghệ dưới hình thức “cấp phép đặc quyền kinh doanh”.42 Hai luật này đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Như vậy hiện tại đang có sự tranh chấp về thẩm quyền giữa hai luật về cùng một vấn đề. Nếu coi nhượng quyền kinh doanh là một nội dung của chuyển giao công nghệ thì điều này sẽ cản trở rất lớn tới sự phát triển của nhượng quyền kinh doanh sau này. Các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền kinh doanh sẽ phải tuân theo Luật Thương mại hay Bộ luật Dân sự? Vướng mắc này có thể được giải quyết


42 Điều 755 và Điều 776, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005


khi áp dụng Điều 4 Luật Thương mại 2005, với qui định rõ ràng hơn rằng đối với loại hình nhượng quyền kinh doanh sẽ “áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan” tức là hoạt động nhượng quyền kinh doanh phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan và khi hoạt động nhượng quyền kinh doanh không được qui định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật Dân sự.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh luôn gắn với một đối tượng của sở hữu công nghiệp. Trên thực tế ở Việt Nam, việc thực thi luật bảo hộ những đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp (Luật Sở hữu trí tuệ) còn yếu kém, do dó dẫn tới những vi phạm tràn lan về quyền sở hữu công nghiệp và gây ra tâm lý e ngại cho các bên nhượng quyền Việt Nam cũng như nước ngoài. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế cơ hội nhượng quyền cũng như nhận quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về nhượng quyền kinh doanh là củng cố các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa ra các chế tài nghiêm khắc.

Cũng cần lưu ý rằng nhượng quyền kinh doanh là một hoạt động dễ nảy sinh tranh chấp. Những tranh chấp có thể phát sinh trong việc chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, bí quyết kỹ thuật giữa bên nhượng quyền với bên giả mạo thương hiệu hoặc hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền, hoặc tranh chấp trong việc khai báo doanh thu, các điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, các qui định về chuyển giao nhượng quyền kinh doanh cho một bên thứ ba… giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Vì lẽ đó, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhượng quyền kinh doanh là hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp. Một kinh nghiệm rất đáng học tập của Australia là trong Bộ luật về Qui tắc ứng xử trong nhượng quyền kinh doanh, Australia đưa ra qui định về thủ tục hòa giải. ở Australia, 65% tranh chấp được giải quyết thông


qua hòa giải, nhờ vậy mà tiết kiệm được án phí và giữ được mối quan hệ.43 Hiện tại pháp luật về nhượng quyền kinh doanh của Việt Nam chưa có qui định về hòa giải giữa các bên, đây có thể xem là một điểm đáng để học hỏi trong những lần điều chỉnh để Luật trở nên hiệu quả hơn.

1.2. Hỗ trợ và xúc tiến hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nước

Từ những lợi ích mà nhượng quyền kinh doanh mang lại và dựa trên những điều kiện thị trường Việt Nam, chúng ta có thể xem nhượng quyền kinh doanh là một trong những phương thức hữu hiệu nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế. Theo kinh nghiệm của các nước có nhượng quyền kinh doanh phát triển mạnh mẽ, sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô của Nhà nước sẽ mang lại những hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với những nỗ lực mà tự thân các doanh nghiệp nhỏ lẻ tập hợp lại với nhau.

Nhà nước có thể can thiệp bằng nhiều hình thức nhằm thúc đấy nhượng quyền kinh doanh trong nước phát triển. Chẳng hạn như việc đưa nhượng quyền kinh doanh thành một vấn đề thuộc Ban nghiên cứu của Chính phủ và từ đó đưa nhượng quyền kinh doanh vào chương trình phát triển quốc gia nhằm gia tăng số lượng các doanh nghiệp nhượng và nhận quyền ở Việt Nam.

Các cơ quan Bộ hoặc ngang Bộ cũng có thể xây dựng những chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền kinh doanh. Theo qui định, các doanh nghiệp muốn thực hiện nhượng quyền kinh doanh phải đăng ký với Bộ Công thương. Thông qua mối quan hệ này Bộ Công thương có thể thành lập các trung tâm tư vấn hoặc tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ để giúp đỡ các doanh nghiệp gặp gỡ và thu thập thông tin, từ đó hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền.


43 Theo Franchise Council of Australia, www.franchise.org.au


Chính phủ và các Bộ ngành có thể cân nhắc tới việc đưa các chương trình huấn luyện, tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề với qui mô lớn nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh, có những khóa học về nhượng quyền kinh doanh vào giảng dạy ở một số trường thuộc khối kinh tế, khoa kinh tế, quản trị ở một số trường đại học nhằm tăng cường nhận thức cho thế hệ tương lai về những mô hình kinh doanh mới. Thực chất, nhượng quyền kinh doanh đã phát triển lâu dài trên thế giới, và ở một số nước, nhượng quyền kinh doanh là một ngành học có lịch sử khá dài nhưng ở Việt Nam nhượng quyền kinh doanh vẫn còn là một mô hình kinh doanh đòi hỏi nhiều sự đầu tư nghiên cứu nếu muốn thu được thành công.

1.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến hoạt động nhượng quyền kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài

Trong mối quan hệ ở tầm quốc gia – quốc gia, Chính phủ có thể thành lập một cơ quan chuyên trách về các vấn đề nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh Cục xúc tiến thương mại quản lý những vấn đề chung, cơ quan này sẽ làm cầu nối giữa các doanh nghiệp có ý định nhượng quyền ở nước ngoài với những nhà đối tác nước ngoài có nhu cầu nhận quyền từ phía Việt Nam. Thêm vào đó, đây cũng sẽ là nơi tư vấn và giải quyết những vướng mắc về thủ tục hành chính, pháp lý… cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh ở các thị trường nước ngoài.

Thông qua các kênh quan hệ Bộ ngành giữa các nước, Bộ Công thương nên có những chương trình khuyến khích và quảng bá nhượng quyền kinh doanh của các nhà nhượng quyền Việt Nam với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường uy tín của các sản phẩm Việt trên thương trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022