Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Nghiên Cứu

29


tệ...; vì vậy, nghiên cứu tác động của của cuộc cách mạng này dưới góc độ chính trị, xã hội còn khá thiếu vắng.

- Đối với các công trình nghiên cứu về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với nông dân, trong đó bao gồm cả tác động đối với nông dân vùng ĐBSH: các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào khai thác những tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với sản xuất nông nghiệp (phương thức sản xuất của nông dân). Chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về tác động toàn diện của cuộc cách mạng này đối với nông dân (tác động đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của nông dân và môi trường nông thôn). Cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của nông dân nói chung, nông dân vùng ĐBSH nói riêng trong bối cảnh CMCN 4.0.

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vai trò và thực trạng phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Vì vậy, đề tài mà luận án xác định không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

1.2.3. Những vấn đề Luận án cần tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:

- Làm rõ những đặc trưng cơ bản của cuộc CMCN 4.0 và tác động toàn diện của nó đối nông dân (tác động đến sản xuất nông nghiệp của nông dân; tác động đến đời sống chính trị; đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân); làm rõ vai trò của nông dân trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0 và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.


Tiểu kết chương 1

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 5

Với mục đích tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án “Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tác giả chia thành 2 nhóm tổng quan: i) Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về giai cấp nông dân và cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

ii) Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng ĐBSH trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các công trình nghiên cứu được đề cập đã làm rõ những đặc điểm cơ bản của cuộc CMCN 4.0; những tác động to lớn của nó đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,

30


mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó có giai cấp nông dân. CMCN 4.0 mang đến cho nông dân rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển song cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Để có thể trụ vững và phát triển trong bối cảnh mới, nông dân cần nỗ lực vươn lên, thích ứng, nắm bắt cơ hội, đồng thời đối phó với những thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại.

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đi tới kết luận cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Vì vậy, đề tài mà luận án xác định không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trước đó. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những góc độ chưa được tiếp cận trong nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH, Luận án cần tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau: i) Làm rõ những đặc trưng cơ bản của cuộc CMCN 4.0 và tác động toàn diện của nó đối giai cấp nông dân Việt Nam (tác động đến sản xuất nông nghiệp của nông dân; đến đời sống chính trị; đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân); làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0; ii) Đánh giá đúng thực trạng vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0 và những vấn đề đặt ra; iii) Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0.

31


Chương 2

GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ -

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. QUAN NIỆM VỀ GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

2.1.1. Giai cấp nông dân - quan niệm và vai trò

2.1.1.1. Quan niệm về giai cấp nông dân

Khi nghiên cứu về giai cấp nông dân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi sâu phân tích địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp này dưới chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức” (1894), Ph.Ăngghen đã đưa ra quan niệm về tiểu nông - bộ phận đông đảo nhất của giai cấp nông dân:

Tiểu nông mà chúng ta nói ở đây, là người sở hữu hoặc người đi thuê - và nhất là người sở hữu - một mảnh ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thường có thế cày cấy cùng với gia đình họ, và cũng không bé hơn số ruộng đất cần thiết để nuôi gia đình họ. Cũng như người tiểu thủ công, người tiểu nông này là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ là anh ta còn sở hữu những tư liệu lao động, như vậy anh ta là tàn dư của một phương thức sản xuất đã lỗi thời [103, tr.719].

Kế thừa quan điểm của Mác - Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định giai cấp nông dân “một mặt là người tư hữu, mặt khác lại là người lao động.” [96, tr.237]. Trước hết, họ là những người lao động sản xuất nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh sống ở địa bàn nông thôn; tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ chính là đất đai. Đồng thời, nông dân còn là những người tư hữu, song mặt tư hữu nhỏ của nông dân khác về bản chất so với tư hữu lớn của các giai cấp bóc lột khác. Nông dân không dựa trên tư hữu nhỏ của mình để bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Giữa hai mặt: lao động và tư hữu thì mặt lao động là cơ bản, chủ yếu. Với tư cách là người lao động, nông dân có nhiều mặt tích cực cần phát huy nhưng khi bị mặt trái của tư hữu chi phối cộng với lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân bộc lộ không ít hạn chế: tâm lý bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, dễ dao động, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật….Đó chính là lực cản lớn nhất của quá trình chuyển biến của nông dân từ nền sản xuất tiểu nông lạc hậu sang nền nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.

32


Kế thừa quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tổng kết thực tiễn phát triển của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra những quan điểm rõ ràng và cụ thể hơn về giai cấp nông dân. Theo giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Hội đồng lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm giai cấp nông dân được diễn đạt như sau: “Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp sử dụng (canh tác) một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản.” [76, tr.284].

Định nghĩa trên đã nhấn mạnh đến phương thức lao động và tư liệu sản xuất đặc thù của của giai cấp nông dân. Tuy nhiên, về mặt sở hữu, định nghĩa trên đã không đề cập đến. Điều này có thể hiểu rằng dù có sở hữu hay không sở hữu tư liệu sản xuất thì chỉ cần là người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, sông, biển thì họ sẽ thuộc về giai cấp nông dân. Họ có thể là người lao động làm thuê trên cơ sở sử dụng tư liệu sản xuất của người khác hoặc cũng có thể là người lao động làm chủ trên chính tư liệu sản xuất của mình. Khi lấy lao động sản xuất làm thuộc tính cơ bản nhất đồng thời bỏ qua mặt sở hữu để phân biệt giai cấp nông dân với các giai cấp và lực lượng lao động khác, giúp xác định nội hàm giai cấp nông dân rộng hơn và phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đa số lao động nông nghiệp là những người làm thuê. Họ trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của người khác. Tại Việt Nam hiện nay, đội ngũ lao động nông nghiệp làm thuê xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, nếu nhấn mạnh đến thuộc tính sở hữu thì tất cả những đối tượng này không thuộc về giai cấp nông dân. Ngược lại, nhiều bộ phận có sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp thì họ lại có những đặc điểm của một nhà tư sản nhiều hơn là đặc điểm của người nông dân.

Tóm lại, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ở những quốc gia khác nhau và thậm chí ở những góc nhìn khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về giai cấp nông dân. Trong khuôn khổ luận án này, giai cấp nông dân được hiểu là tập đoàn những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp (thuỷ sản, hải sản và diêm nghiệp)... trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, sông, biển để sản xuất ra nông sản, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

33


2.1.1.2. Vai trò của giai cấp nông dân

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giai cấp nông dân, có thể khái quát vai trò cơ bản của giai cấp nông dân như sau:

Trong lĩnh vực kinh tế, nông dân là lực lượng lao động chính của ngành sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống xã hội.

Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp mà nông dân là lực lượng sản xuất chính: “Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân con người, hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không thể phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít” [108, tr.469]. Giai cấp nông dân đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, nhất là đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và vào việc hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; đồng thời, góp phần không nhỏ vào hoạt động xuất khẩu nông sản, tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: nông dân có vai trò chủ thể trong “quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.” [49, tr.166], nhằm thực hiện thành công “mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” [49, tr.167].

Trong lĩnh vực chính trị, giai cấp nông dân là “đồng minh tự nhiên” của giai cấp công nhân, cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức là cơ sở chính trị - xã hội của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Khi khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác chỉ ra rằng giai cấp nông dân là người bạn “đồng minh tự nhiên” của giai cấp công nhân. Khi đánh giá về vị trí của giai cấp nông dân, Ph.Ăngghen đã khẳng định ở nhiều nơi trên thế giới, nông dân là “nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [103, tr.715]. Kế thừa quan điểm của Mác - Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định giai cấp nông dân là lực lượng chính trị quan trọng trong cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt ở những nước mà nông dân chiếm đa số dân cư. Lập trường chính trị của nông dân đóng vai trò quyết định đến thành bại của cuộc cách mạng. Nhưng giai cấp nông dân chỉ phát huy được sức mạnh to lớn của mình nếu họ liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân tiên tiến, cách mạng, nếu được Đảng công nhân tập hợp, giác ngộ. Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, V.I.Lênin khẳng định: giai cấp nông dân tiếp tục đóng vai trò quan trọng và liên minh giữa công nhân với nông dân là điều kiện

34


để giai cấp công nhân có thể nâng cao sức mạnh, bảo đảm giữ vững, củng cố và phát huy vai trò của chính quyền cách mạng, từng bước xây dựng nền dân chủ XHCN.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giai cấp nông dân góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn.

Nông dân là chủ thể của mọi sinh hoạt văn hóa diễn ra ở nông thôn. Họ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện các hương ước, quy ước cộng động, giữ gìn văn hóa làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, thuần phong mỹ tục…Bên cạnh đó, nông dân còn tích cực tham gia bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.

Tóm lại, Đảng ta cũng khẳng định vị trí trọng yếu của vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua việc ban hành Nghị quyết số 26/NQTW ngày 5 tháng 8 năm 2008. Trong đó, Nghị quyết đã khẳng định:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [45, tr.123-124].

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thì giai cấp nông dân là “chủ thể”, xây dựng nông thôn mới là “căn bản”, phát triển nông nghiệp là “then chốt”.

2.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - quan niệm và đặc trưng

2.1.2.1. Quan niệm về cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trước khi tìm hiểu quan niệm và đặc trưng của CMCN 4.0, chúng ta cần đi vào tìm hiểu quan niệm về “cách mạng”, “cách mạng khoa học và kỹ thuật” và “cách mạng công nghiệp”.

“Cách mạng” ở đây có thể hiểu là một “quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó” [121, tr.144]; là “sự thay đổi căn bản, sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội hoặc nhận thức” [72, tr.326]; hay là “một chuỗi hành động nhằm xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn - một sự thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn” [41, tr.13]. Các cuộc cách mạng đã từng diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: cách mạng khoa học và kỹ thuật, cách mạng khoa học và công nghệ,

35


cách mạng công nghiệp, cách mạng xã hội (cách mạng tư sản, cách mạng XHCN), cách mạng văn hóa…

Trong đó, “Cách mạng khoa học và kỹ thuật”, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là “sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kỹ thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội.” [72, tr.328]. Trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật trải qua hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến những năm 1970, thường được gọi là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay, thường được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là khoảng cách về mặt thời gian giữa phát minh khoa học, kĩ thuật, công nghệ và ứng dụng chúng trong sản xuất ngày càng được rút ngắn [60].

Cách mạng công nghiệp là kết quả trực tiếp của sự phát triển nhanh chóng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong kĩ thuật sản xuất thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, chuyển từ công trường thủ công sang công trường sản xuất; từ đó xuất hiện đại công nghiệp cơ khí, mở rộng phân công lao động xã hội, làm nảy sinh các ngành sản xuất mới, các thành thị và trung tâm công nghiệp mới.” [72, tr.327]. Trong cách mạng công nghiệp hiện đại, những sản phẩm khoa học mới, công nghệ mới được tạo ra với tốc độ nhanh, mang tính cách mạng và được áp dụng ngay vào sản xuất, đời sống con người và xã hội, nhanh chóng tạo nên những thay đổi to tớn, những biến đổi cách mạng trong các lĩnh vực đó. Nền tảng kiến thức của cách mạng công nghiệp hiện đại chính là cách mạng trong khoa học và công nghệ.

Klaus Schwab - người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khái quát lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp như sau: “Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên kéo dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840. Với chất

36


xúc tác là việc xây dựng đường sắt và phát minh ra máy hơi nước, nó mở đường cho sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, mở ra cơ hội cho sản xuất hàng loạt nhờ sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960. Nó thường được gọi là cách mạng máy tính hoặc cách mạng số bởi chất xúc tác là sự phát triển của linh kiện bán dẫn, máy tính chủ (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990).” [183, tr.20].

Cuộc CMCN 4.0 ra đời trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Xét về nguồn gốc, cuộc cách mạng này xuất phát từ thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng tại cuộc triển lãm công nghệ Hannover (Đức) năm 2011 nhằm giới thiệu các nội dung của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức. Đến năm 2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 46 khai mạc tại thành phố Davos - Kloster của Thụy sĩ với chủ đề “Làm thế nào để làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã thu hút được nguyên thủ của hơn 100 quốc gia tham dự thì cuộc cách mạng này chính thức trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. CMCN 4.0 ra đời do những yêu cầu đặt ra từ sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 với các nguy cơ về an ninh năng lượng và an ninh môi trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế mới nổi nhời chi phí lao động thấp tạo ra sức ép rất lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế để tiếp tục duy trì vị thế kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, yêu cầu đặt ra do sự già hóa dân số lao động và động lực từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ [68, tr.27].

Theo Klaus Schwab, cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc CMCN 4.0 dựa trên nền tảng là cuộc cách mạng số với đặc trưng là internet di động phổ biến mọi nơi, là những thiết bị cảm ứng nhỏ hơn, mạnh hơn nhưng rẻ hơn, cùng với trí tuệ nhân tạo và máy tự học [183, tr.22]. Cuộc CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý

- sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin [150].

2.1.2.2. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học về cuộc CMCN 4.0 có thể khái quát những đặc trưng của cuộc cách mạng này như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022