Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 11

Chính phủ ban hành quy định rò nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước: nhiệm vụ kinh tế- xã hội và nhiệm vụ kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ nên hoạt động trong những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn làm. Ngay cả với các lĩnh vực này, chính phủ có thể cân nhắc mua các dịch vụ tương tự từ các nhà cung ứng của khu vực tư nhân. Từ đó xây dựng hai bộ tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay do chưa phân biệt rò hai chức năng này trong hạch toán dễ dẫn đến các tiêu cực, làm méo mó thị trường.

Thứ sáu, Hoàn thiện chính sách với người lao động.


Lập quỹ hỗ trợ người lao động vay mua cổ phiếu. Có thể khẳng định cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa mà là tập thể hóa, liên hiệp hóa, hợp tác hóa. Vấn đề cốt lòi của quá trình cổ phần hóa là đem lại lợi ích cho người lao động trực tiếp của doanh nghiệp, cho nhà nước, cho nhà đầu tư trên cơ sở nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa, người lao động ở nước ta vẫn phải làm việc với những điều kiện lao động, sản xuất khó khăn và tiền công thấp, vì vật họ không có tiền dư để mua cổ phiếu? Vì vậy, nhà nước có nên lập một quỹ hỗ trợ cho công nhân vay mua cổ phiếu? Như vậy, câu hỏi “Cổ phần hóa để đem lại lợi ích cho ai?” sẽ được giải quyết. Trong các nghị định của chính phủ về chủ trương cổ phần hóa, không một nghị định nào về việc lập quỹ hỗ trợ cho người lao động vay mua cổ phiếu mà chỉ có một vài ưu đãi. Quỹ hỗ trợ cho người lao động vay mua cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn và nguồn quan trọng là lấy từ giá trị tư liệu sản xuất của chính doanh nghiệp được cổ phần hóa. Quỹ hỗ trợ cho người lao động vay mua cổ phiếu lấy từ một phần giá trị tư liệu sản xuất là việc nên làm, không những không ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tạo ra niềm tin, sự phấn khởi cho người lao động. Từ đó, khiến họ quan tâm, nhiệt huyết hơn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người lao động sau cổ phần hóa. Có thể nhận thấy rằng, các chế độ giải quyết lao động dôi dư tuy đã được Nhà nước quan tâm song chủ yếu mới tập trung vào mục tiêu giải quyết cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp mà chưa chú ý đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho lao động dôi dư tìm việc làm mới, để người lao động yên tâm khi rời khỏi doanh nghiệp. Vì vậy, để tháo

gỡ những vướng mắc này, Nhà nước cần có chính sách để xử lý lao động dôi dư, có nguồn tài chính để thực hiện chính sách này trước khi cổ phần hoá theo hướng:

Chính sách đối với người lao động phải phù hợp với thực tế, quyền lợi cần được bảo đảm, nhất là đối tượng lao động không bố trí được việc làm được hưởng các quyền lợi như: được mua cổ phần ưu đãi, hưởng quỹ phúc lợi khen thưởng còn dư tại thời điểm cổ phần hoá công bằng như những người lao động tiếp tục được làm việc tại công ty cổ phần, chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng theo thời gian đã đóng.

Cần có chính sách kích cầu lao động như hỗ trợ vốn ban đầu cho những người kinh doanh nhỏ, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động, qua đó giảm sức ép về dư thừa lao động, chuyển dịch lao động dư thừa ở doanh nghiệp sau cổ phần hoá sang khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chính sách giảm cung về lao động, bao gồm các chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách di dân sang khu vực ít bị sức ép dư thừa lao động.

Doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải luôn kịp thời cập nhật các thông tin, văn bản pháp quy của Nhà nước quy định cho các doanh nghiệp cổ phần để thực hiện đúng quy định của pháp luật và điều hành công ty được tốt, đồng thời bảo đảm được quyền lợi của người lao động và các cổ đông. Cần thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm tốt, các mô hình hay của các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá về giải quyết lao động dôi dư để phổ biến cho người lao động hiểu rò hơn các chế độ chính sách. Đồng thời, phải thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động để kịp thời ngăn chặn tình trạng thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cần chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý công ty về quyền của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty, trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty nhằm làm cho cổ đông nắm được các quy định pháp lý, tránh tình trạng xung đột trong nội bộ công ty hoặc tình trạng chỉ là “chủ hình thức” của các cổ đông nhỏ trong công ty sau chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty sau cổ phần hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phát huy dân chủ, tinh thần chủ động, sáng tạo, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và cổ đông trong công ty. Người lao động nắm cổ phần của công ty với tư cách là người chủ doanh nghiệp nên hành vi của họ cần được khích lệ. Con đường căn bản để phát huy đầy đủ tính tích cực của người lao động là chủ động tạo điều kiện cho họ tham gia vào việc phân phối quyền sở hữu tài sản của công ty. Cụ thể là thông qua mối quan hệ giữa cống hiến lao động, thù lao lao động của người lao động với hiệu quả kinh doanh của công ty. Làm cho họ đồng thời trở thành người lao động và người chủ sở hữu của doanh nghiệp, thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa nhân lực và tài lực.

Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết lao động dôi dư, vì tổ chức công đoàn thực hiện những công việc như: tổ chức tuyên truyền cho người lao động, cổ đông về chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá, các chế độ chính sách đối với công ty cổ phần để người lao động hiểu rò mục đích, yêu cầu, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động, nhằm tạo ra sự nhất trí cao trong công ty để thực hiện cổ phần hóa đạt kết quả tốt. Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Công đoàn; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần ưu đãi nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần ưu đãi này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng. Công đoàn có thể sử dụng một phần cổ tức của cổ phần này hỗ trợ cho người lao động được đào tạo lại hoặc tìm việc làm mới.

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 11

Thứ bảy, Hoàn thiện các quy định pháp luật về cổ phần hóa


Các quy định liên quan đến cổ phần hóa hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi cần có sự thay đổi và hoàn thiện hơn nữa.

Một là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp. Xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng với rất nhiều vướng mắc. Các nghị định hướng dẫn tiến hành cổ phần hóa đến nay đã cố gắng hoàn thiện các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp nhưng trên thực tế, những bất cập vẫn phát sinh. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, Chính phủ nên có những sửa đổi về vấn đề này để tiến trình cổ phần hóa đạt hiệu quả hơn.

Theo nghị định 59/2011/NĐ- CP, các khoản đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp chưa niêm yết được định giá theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Phương pháp này hoàn toàn không phản ánh được tính thị trường của các khoản đầu tư nên việc định giá doanh nghiệp khó đảm bảo tính xác thực và minh bạch. Vậy, thay vì sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu như hiện nay, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị hủy niêm yết nên có phương pháp định giá khác hợp lý hơn.

Theo quy định hiện hành, với khoản vốn góp bằng ngoại tệ, khi xác định giá trị doanh nghiệp thì được định giá lại theo tỷ giá hiện thời, trong khi doanh nghiệp nhận góp vốn đã vốn hóa khoản vốn này theo tỷ giá tại thời điểm nhận vốn góp, dẫn đến khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị ngoại tệ. Việc này không được đơn vị nhận góp vốn thừa nhận vì tạo nguồn vốn ảo cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Vậy, các khoản vốn góp bằng ngoại tệ nên được định giá lại theo cơ chế nào?

Bên cạnh đó, khi xử lý tài chính, điều 15, nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp phải hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ điều kiện để loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Điều này dẫn tới sau khi cổ phần hóa, công ty cổ phần không có nguồn quỹ để bù đắp cho những tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ phải thu khó đòi tồn tại từ giai đoạn là doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, tại thời điểm bàn giao doanh nghiệp, trong khi các tài sản khác không định giá lại, thì chính sách hiện hành quy định doanh nghiệp phải định giá lại các khoản đầu tư tài chính là không phù hợp về tính chất tài chính. Bất hợp lý này có thể dẫn tới phải điều chỉnh lại quy mô vốn điều lệ của công ty cổ phần, trong khi xử lý việc này rất phức tạp. Để tránh việc điều chỉnh lại quy mô vốn điều lệ của công ty cổ phần, Bộ Tài chính nên xem xét và đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

Một vấn đề nữa trong xác định giá trị doanh nghiệp là việc tính lợi thế kinh doanh căn cứ vào lợi nhuận bình quân 3 năm gần nhất như quy định tại thông tư 2002/2011/TT- BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ là không hợp lý vì chưa phản ánh đúng lợi thế kinh doanh do khoản thời gian quá ngắn, không phù

hợp với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm có tính chất chu kỳ. Vậy có nên sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp? Điều này sẽ phản ánh hợp lý hơn giá trị doanh nghiệp.

Hai là xác định đối tượng mua cổ phần. Các văn bản pháp luật về cổ phần hóa nên tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng mua cổ phần, tạo điều kiện để nhà đầu tư chiến lược thực hiện một cách hiệu quả vai trò của mình trong doanh nghiệp sau cổ phần. Với những quy định hiện hành, các nhà đầu tư không quá mặn mà trong việc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước khiến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phần gặp nhiều khó khăn. Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi mua cổ phần của người lao động để họ thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình.

Ba là xử lý đối với các khoản nợ khó đòi. Theo nghị 59/2011/NĐ- CP, các khoản nợ khó đòi không được loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp mà phải tiến hành xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Quy định như vậy sẽ tạo ra giá trị ảo của doanh nghiệp khi việc xác định trách nhiệm và thu hồi khoản nợ đó là rất khó khăn. Vậy nên, quy định này nên được thay đổi cho phù hợp hơn.

Bốn là vấn đề giá trị thương hiệu. Các văn bản liên quan đến cổ phần hóa luôn xác định giá trị thương hiệu là một bộ phận trong giá trị doanh nghiệp- giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, giá trị thương hiệu được giải thích bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại. Trên thực tế, thương hiệu không phải là một loại tài sản được ghi nhận trong luật sở hữu trí tuệ. Các quy định pháp luật có nên loại bỏ khái niệm này, thay vào đó, trực tiếp quy định các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu và tên thương mại hay không?

Cuối cùng là vấn đề sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Quyết định 37/2014/QĐ- TTg đã quy định 16 lĩnh vực mà nhà nước phải nắm giữ 100% vốn trong các doanh nghiệp. Xem xét lại các lĩnh vực đó, liệu có nên thu hẹp hơn nữa các lĩnh vực này để thúc đẩy quá trình giải phóng nguồn vốn nhà nước, huy động có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài?

KẾT LUẬN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp cơ bản và quan trọng trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung nhằm đa dạng loại hình doanh nghiệp, đa dạng nguồn vốn sở hữu, phát triển có hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả, phát huy vai trò làm chủ của người lao động và các nhà đầu tư, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp. Do vậy, chủ trương cổ phần hóa cần được tiếp tục đẩy mạnh, phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khóa luận đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như:


- Khái quát chung về doanh nghiệp nhà nước, vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.

- Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đặc điểm, vai trò của cổ phần hóa và sự tất yếu phải cổ phần hóa.

- Phân tích những quy định hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Phân tích những thành tựu đạt được, những hạn chế gặp phải trong quá trình cổ phần hóa.

- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa.

Nghiên cứu, lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp, em mong muốn đưa ra những ý kiến phân tích lý luận và thực tiễn trong quá trình cổ phần hóa, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật cũng như thực tiễn thi hành nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thông tin trong khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là vấn đề lớn, phức tạp với phạm vi nghiên cứu rộng nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Đăng Duy đã dành thời gian hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.


Sinh viên


Nguyễn Thị Ngàn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Phạm Thị Vân Anh, TS. Đoàn Hương Quỳnh (2015), Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tapchitaichinh.vn.

2. Bộ Công thương (2015), Hội nghi tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương giai đoạn 2011- 2015, kế hoạch 2016- 2020, Moit.gov.vn.

3. Bộ Xây dựng (2014), Đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đổi mới và thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, dl.eub.edu.vn.

4. Chính phủ (1996), Nghị định số 28-CP ngày 07/05/1996 về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

5. Chính phủ (1997), Nghị định số 25-CP ngày 26/03/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 07/05/1996 về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

6. Chính phủ (1998), Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

7. Chính phủ (2002). Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

11. Chính phủ (2013), Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhad nước thành công ty cổ phần.

12. Chính phủ (2015), Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

13. TS. Trần Tiến Cường, Một số vấn đề về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (2015), kinhtetrunguong.vn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022